Người giữ gìn văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông xã Bản Péo

15:59, 19/10/2018

BHG - Sinh ra và lớn lên cùng với núi rừng và những thửa ruộng bậc thang cheo leo đẹp như tranh vẽ, anh Ma Seo Xóa, 45 tuổi, thôn Bản Péo, xã Bản Péo (Hoàng Su Phì) được cấp ủy, chính quyền xã và hội viên tín nhiệm bầu chọn làm Phó Chủ tịch Hội Nghệ nhân dân gian xã từ năm 2012.

Anh Ma Seo Xóa (đứng trước) và các học viên lớp múa khèn Mông.
Anh Ma Seo Xóa (đứng trước) và các học viên lớp múa khèn Mông.

Là thôn đặc biệt khó khăn, 100% là người Mông, phần lớn đồng bào còn nghèo, nhận thức pháp luật còn hạn chế… Trăn trở với việc bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp lâu đời của dân tộc Mông trên địa bàn xã nói chung, thôn Bản Péo nói riêng ngày càng mai một; thực hiện Đề án số 09-ĐA/TU, ngày 21.4.2017 của Tỉnh ủy về bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến năm 2030; trên cơ sở đề án, anh Ma Seo Xóa đã tích cực vận động các hộ trong thôn luôn giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào Mông.

Chiếc khèn của dân tộc Mông là dụng cụ không thể thiếu để biểu diễn phục vụ trong các ngày lễ, tết cổ truyền của dân tộc, hoặc như đám tang… Để gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông trên địa bàn xã, anh Ma Seo Xóa đã tự học múa thành thạo điệu khèn Mông và thổi sáo trúc. Bên cạnh đó không ngại vất vả anh đã truyền dạy những tiết mục múa khèn cho thanh niên dân tộc Mông của xã, vì vậy anh đã vận động các nam thanh niên người Mông tham gia học khèn, học múa khèn, tìm hiểu phong tục, tập quán của dân tộc mình, xóa bỏ hủ tục trong việc cưới, việc tang. Hiện, anh đang duy trì truyền dạy 1 lớp học thổi khèn có 5 học viên và một lớp học múa khèn có 7 học viên tại thôn.

Ngoài truyền dạy học thổi và múa khèn của dân tộc Mông, anh còn vận động các hộ trong thôn không nghe theo kẻ xấu. Năm 2013 trong thôn của anh có hộ ông Cháng Seo Sấn, do nhận thức hạn chế, ít hiểu biết về pháp luật, nên nghe theo kẻ xấu xúi giục, đã dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên theo đạo Tin lành, qua một thời gian được anh Ma Seo Xóa trực tiếp đến nhà vận động nhiều lần, nên hộ ông Cháng Seo Sấn và một số hộ khác đã lập lại bàn thờ cúng tổ tiên theo phong tục truyền thống của dân tộc và từ đó ông luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy ước, hương ước của làng văn hóa, quy định của khu dân cư; tích cực tăng gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

 Bên cạnh đó, anh Ma Seo Xóa còn là một tấm gương trong việc vận động bà con nhân dân trong thôn phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; trồng rừng, tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu dân cư. Riêng gia đình anh, ngoài diện tích đất trồng cây lương thực có hạt, rau đậu các loại, cỏ chăn nuôi gia súc, anh còn vận động thành viên trong gia đình chăm sóc 3 ha Thảo quả, mỗi năm cho thu hoạch trên 60 triệu đồng. Anh còn vận động các hộ tích cực tham gia xây dựng Nông thôn mới, nông thôn văn minh, các hộ có nhà ở cùng trục đường, nhánh đường, đóng góp ngày công mở được 500 m đường; góp tiền mua cát, sỏi, xi-măng đổ bê-tông đường vào nhà các gia đình trong thôn rộng 1 m, cho đến nay đã làm được 150 m đường.

Với những công việc đã và đang làm, anh Ma Seo Xóa đã đóng góp một phần không nhỏ cho nhân dân trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, anh thực sự là tấm gương sáng cho mọi người học tập và làm theo.

Bài, ảnh: Ma Seo Vần  (Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Hoàng Su Phì)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người Dao đỏ thôn Thanh Sơn làm Giấy bản

BHG - Đến thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang) những ngày này, chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui của bà con người Dao đỏ, khi kỹ thuật làm Giấy bản của họ vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Quyết định công bố trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Thôn Thanh Sơn cách trung tâm thị trấn Việt Quang 3 km, tổng diện tích tự nhiên 867 ha. Trong đó, đất thổ cư 4 ha, đất trồng lúa nước trên 28 ha; rừng tự nhiên 258 ha; rừng vầu, nguyên liệu chính sản xuất Giấy bản khoảng 200 ha.

19/10/2018
Khánh thành và bàn giao điểm trường Phiềng Sủi, xã Giáp Trung (Bắc Mê)

BHG - Chiều 17.10, Sở Ngoại vụ phối hợp với UBND huyện Bắc Mê tổ chức khánh thành và bàn giao điểm trường Phiềng Sủi, xã Giáp Trung do Quỹ Heydar Aliyev, nước Cộng hòa Azerbaijan tài trợ. Tham dự Lễ Khánh thành có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Azerbaijan tại Việt Nam, Anar Lachin Oglu Imanov và các thành viên trong đoàn. Về phía tỉnh ta có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Ngoại vụ, Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo huyện Bắc Mê; thầy, cô giáo và các em học sinh trường PTDTBT Tiểu học Giáp Trung.

18/10/2018
Sông Nho Quế - Dải lụa xanh giữa "Miền đá khát"

BHG - Mèo Vạc – vùng đất hoang sơ nơi địa đầu cực Bắc chứa đựng vẻ đẹp kỳ vĩ và đầy chất thơ. Dưới chân "Đệ nhất hùng quan" Mã Pì Lèng, dòng Nho Quế như dải lụa xanh uốn mình, vẽ lên bức tranh thiên nhiên mê hoặc lòng người. Người ta ví dòng Nho Quế như mái tóc người thiếu nữ, mang vẻ đẹp và sức hút lạ kỳ khiến kẻ lữ hành phải dừng bước để đắm say. Không chỉ tô điểm cho bức vẽ thiên nhiên kiệt tác, Nho Quế còn mang giá trị lớn về phát triển du lịch sinh thái. ..

18/10/2018
Ấn tượng Lễ hội Du lịch Thác Bản Giốc

Lễ hội Du lịch Thác Bản Giốc diễn ra trong hai ngày 13/10 - 14/10 với nhiều hoạt động giao lưu văn nghệ, trưng bày các sản phẩm phục vụ du lịch, gian hàng văn hóa, ẩm thực, triển lãm ảnh... Lễ hội năm nay có nhiều hoạt động mới như đua xe đạp địa hình quốc tế, thi chèo xuồng kayak trên sông Quây Sơn. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần giới thiệu hình ảnh quê hương, con người huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, đồng thời đẩy mạnh quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương, thu hút du khách gần xa.

17/10/2018