Nét văn hóa của người Cờ Lao ở xã Túng Sán

14:42, 10/09/2018

BHG – Túng Sán là xã vùng sâu của huyện Hoàng Su Phì, cách trung tâm huyện lỵ 22 km. Phía Đông giáp huyện Vị Xuyên, phía Nam giáp xã Bản Nhùng, phía Bắc giáp xã Thèn Chu Phìn và phía Tây giáp xã Tân Tiến của huyện Hoàng Su Phì. Toàn xã có 8 thôn, với 6 dân tộc cùng sinh sống, gồm: Dao, Mông, Cờ Lao, Nùng, Hoa Hán, La Chí; trong đó dân tộc Cờ Lao chiếm đa số, với 198 hộ, 984 khẩu, chiếm 45%, tập trung ở các thôn: Tả Chải, Khu Trù Sán, Túng Quá Lìn. Hiện nay, nhóm Cờ Lao ở xã Túng Sán có 4 họ là: Họ Min, họ Sú, họ Cáo và họ Vàng.

Ông Min Phà Khái, Nghệ nhân dân gian - Người có uy tín của dân tộc Cờ Lao giới thiệu về sự tích Hoàng Vần Thùng tại Miếu thờ thôn Tả Chải.
Ông Min Phà Khái, Nghệ nhân dân gian - Người có uy tín của dân tộc Cờ Lao giới thiệu về sự tích Hoàng Vần Thùng tại Miếu thờ thôn Tả Chải.

Do địa hình nằm trên sườn núi với những khe suối rồi rào nguồn nước tưới quanh năm, đất đai màu mỡ nên rất thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp. Cũng như các dân tộc khác, người Cờ Lao ở xã Túng Sán đều trồng lúa nước và các loại cây trồng khác như ngô, đậu... trên các thửa ruộng bậc thang. Những năm trước đây, người dân chỉ gieo trồng mỗi năm một vụ lúa, trong đó chủ yếu là giống lúa địa phương dài ngày, những lúc nông nhàn thì chăm bón và thu hái chế biến chè, trồng đậu tương và một số cây trồng khác với quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình theo hướng tự cung tự cấp. Những năm gần đây, việc áp dụng các mô hình sản xuất xoá đói giảm nghèo được áp dụng có hiệu quả, đời sống về vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã được cải thiện một cách rõ rệt.

Là xã vùng sâu, vùng xa của huyện, đường sá chủ yếu là đường đất, thường sạt lở về mùa mưa, trình độ dân trí thấp, sự giao thoa văn hoá diễn ra chậm nên hiện nay nhiều phong tục tập quán phong phú độc đáo của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã vẫn được lưu giữ bảo tồn, đặc biệt là một số phong tục tập quán, như kiến trúc nhà ở, trang phục, các lễ cúng... Về kiến trúc nhà ở, người Cờ Lao thường chọn địa điểm dựng nhà lưng dựa vào núi, phía trước hướng ra ruộng hoặc suối, tập trung từng xóm nhỏ phân theo các dòng họ. Nhà ở của người Cờ Lao là loại nhà đất, có cấu trúc 3 gian 2 trái, mái thấp, vách đan bằng tre hoặc vầu...

Người Cờ Lao xã Túng Sán thuộc nhóm Cờ Lao đỏ, nên từ trước đến nay hầu hết đều mặc trang phục truyền thống do người dân tự may. Áo của phụ  nữ thường may bằng vải mộc tự dệt, nhuộm màu đen, hoặc xanh dài đến đầu gối. Phần trên ngực áo được trang trí vòng tròn trước, sau bằng những khoanh vải có màu sắc đẹp. 2 ống tay áo được may đáp bằng một mảnh vải hoa rộng khoảng 2 cm hoặc có khâu nảy các nét chỉ màu, cách gấu áo 3 - 5cm. Quần màu đen thuộc loại quần chân què tọa. Trang phục nam giới là áo tứ thân dài đến ngang mông, quần chân què lá tọa, không có cạp...

Phụ nữ Cờ Lao trong trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Phụ nữ Cờ Lao trong trang phục truyền thống.

Đặc biệt, người Cờ Lao đều thờ chung một nhân vật, đó là Hoàng Vần Thùng (tức Hoàng Văn Đồng - Thành hoàng của làng). Qua lời kể của ông Min Phà Khái - Nghệ nhân dân gian và là Người có uy tín của dân tộc Cờ Lao, ở thôn Tà Chải: Hoàng Vần Thùng là một người có công khai thiên lập địa và giúp nhân dân trong vùng mở mang khai khẩn, đánh đuổi thú dữ, kẻ thù để giành lại cuộc sống bình yên cho dân làng. Vì vậy ông được coi như vị Thành Hoàng của các tộc họ người Cờ Lao. Để tưởng nhớ công ơn của ông, vào đầu tháng 7 âm lịch hàng năm, các tộc họ người Cờ Lao lại tổ chức cúng tế tại miếu Thành Hoàng được lập tại đỉnh núi cao nhất của dải Tây Côn Lĩnh... Trước khi cúng tế khoảng 10 ngày, già làng hoặc trưởng bản đi thông báo cho các trưởng họ về thời gian tổ chức cúng tế để các trưởng họ thông báo cho các gia đình chuẩn bị lễ vật, gồm 1 đến 2 kg gà hoặc thịt lợn, gạo, rượu, rau… Khi đến giờ cúng thì thầy cúng lấy tất cả các con vật làm đồ tế lễ để cúng sống, sau khi cúng xong bước thứ nhất, các lễ vật sống được đem đi nấu chín và sắp ra mâm và tiếp tục cúng. Cuối cùng tất cả mọi người cùng tổ chức ăn uống tại miếu, số còn lại được chia đều cho các gia đình lấy phần mang về nhà...

Người Cờ Lao ở Túng Sán hiện đang thừa hưởng và lưu giữ một kho tàng âm nhạc dân gian đồ sộ gồm những bài hát dân ca được lưu truyền miệng trong cộng đồng người Cờ Lao. Khác với các dân tộc khác, dân ca chủ yến được lưu truyền qua các thầy cúng còn đối với dân tộc Cờ Lao chủ yếu được lưu truyền qua các nghệ nhân dân gian hoặc các bậc cao niên... Theo thống kê, hiện có khoảng trên 200 bài hát cổ được các nghệ nhân người Cờ Lao xã Túng Sán thuộc theo kiểu truyền khẩu và thường hát trong các dịp lễ tết hoặc trong các đám cưới hỏi, trong lễ cúng Hoàng Vần Thùng...

Đồng chí Thào Seo Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Túng Sán, chia sẻ: Mặc dù có sự giao thoa với một số dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn, song những nét văn hóa đặc trưng của người Cờ Lao ở Túng Sán không bị mai một. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước cũng như chính quyền địa phương trong việc tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật và xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống điện - đường - trường - trạm, áp dụng KHKT vào sản xuất, nên cuộc sống của đồng bào ở đây đã có sự thay đổi cơ bản, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung trên các mặt KT – VH – XH của xã Túng Sán.

Bài, ảnh: Thanh Thủy


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Huyện Quang Bình tổ chức chương trình nghệ thuật Chào mừng Kỷ niệm 73 năm ngày Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2.9

BHG - Tối ngày 30.8, huyện Quang Bình tổ chức Chương trình nghệ thuật Chào mừng Kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng 8 (19.8.1945 – 19.8.2018) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2.9.1945 – 2.9.2018). Đến dự có lãnh đạo huyện Quang Bình cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn. Với chủ để "Tự hào Tổ quốc Việt Nam", chương trình nghệ thuật đem đến cho khán giả nhiều tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc, được chuẩn bị kỹ lưỡng...

31/08/2018
Quản Bạ chú trọng đầu tư, nâng cấp nhà vệ sinh các trường học

BHG - Bước vào năm học mới, các trường học trên địa bàn huyện Quản Bạ đang tập trung tu sửa cơ sở vật chất. Đặc biệt, thời gian qua, huyện đã quan tâm chỉ đạo, đầu tư nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh (NVS) cho các trường học; nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Đây là hoạt động có ý nghĩa, khi trên địa bàn có số lượng lớn học sinh ở bán trú. Đến thăm Trường THCS Tam Sơn (thị trấn Tam Sơn), là trường chuẩn cấp Quốc gia; bước vào năm học mới 2018 - 2019...

31/08/2018
Hội thi kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2018

BHG - Ngày 29.8, Cụm thi đua số 1, Công đoàn viên chức tỉnh đã tổ chức Hội thi kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2018 tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ. Tới dự có đồng chí Sèn Chỉn Ly, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn viên chức tỉnh cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn.

30/08/2018
Người ươm "mầm xanh" trên đá

BHG - Những năm gần đây, chất lượng giáo dục của huyện Đồng Văn có nhiều chuyển biến tích cực, xuất hiện nhiều giáo viên giỏi, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước. Tiêu biểu trong số đó là cô Nguyễn Thị Thêu,  giáo viên Trường Tiểu học xã Phố Cáo - người con đất Ninh Bình, lập nghiệp trên miền đá Đồng Văn. Là người con vùng xuôi lên công tác trong ngành Giáo dục ở nơi khó khăn, công việc của cô là nuôi dạy các em học sinh lớp 1...

30/08/2018