Những người giữ "lửa" Then

17:49, 11/05/2018

BHG - Từ tình yêu tha thiết với làn điệu Then và nỗi niềm đau đáu muốn gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Tày, những nghệ nhân dân gian (NNDG) đã không quản ngại khó khăn, kỳ công sưu tầm, sáng tác, chế tác, truyền dạy để lưu giữ những làn điệu Then và cây đàn Tính cho thế hệ mai sau.

Nghệ nhân dân gian Hoàng Kim Xinh chế tác đàn Tính.
Nghệ nhân dân gian Hoàng Kim Xinh chế tác đàn Tính.

Trong căn nhà sàn nhỏ nép mình dưới tán cọ, NNDG Nguyễn Thị Định, thôn Tấn Tiến, xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) dù đã bước qua tuổi 80 nhưng vẫn giữ cho mình tình yêu đặc biệt với làn điệu Then. Những cuốn sổ cũ gối đầu giường ghi lại những bài Then cổ mà bà đã mất nhiều thời gian sưu tầm mới có được trở thành “báu vật” để bà truyền dạy cho thế hệ trẻ. Bà kể: “Then mê đắm và say lòng tôi từ khi tôi còn nhỏ, rồi tình yêu ấy cứ lớn dần lên. Trước tình trạng  nhiều bạn trẻ không biết hát Then, không yêu thích làn điệu Then, nhiều bài Then cổ bị thất lạc, tôi đã quyết tâm sưu tầm lại, đồng thời truyền dạy cho những người dân trong thôn. Bên cạnh đó, dựa trên làn điệu Then, tôi sáng tác nhiều bài Then mới ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cổ vũ người dân lao động sản xuất. Sau khi thành lập câu lạc bộ hét Then, đàn Tính thôn Tân Tiến, việc truyền dạy làn điệu Then được thuận lợi hơn”.

Nghệ nhân dân gian Hoàng Đức Thăng trong một buổi biểu diễn làn điệu Then.
Nghệ nhân dân gian Hoàng Đức Thăng trong một buổi biểu diễn làn điệu Then.

“Thầy giáo” Hoàng Đức Thăng, thị trấn Yên Phú (Bắc Mê) là cái tên không còn xa lạ đối với các em học sinh. Được xem là “Kho tư liệu sống” về văn hóa dân tộc Tày ở Bắc Mê nên khi huyện triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 6.1.2016 của BCH Đảng bộ tỉnh về việc đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong trường học trên địa bàn tỉnh và Đề án “Giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020” của UBND tỉnh thì ông được các nhà trường trên địa bàn huyện mời đến để truyền dạy văn hóa cho các em học sinh. Trò chuyện với chúng tôi, ông kể “Tôi sinh ra và lớn lên giữa bản làng người Tày, ngay từ nhỏ ngọn lửa đam mê hát Then, đàn Tính đã ngấm vào máu thịt. Nhìn thấy các cháu học sinh mê học hát Then, học đàn Tính tôi thấy ấm lòng và yên tâm vì sau này khi thế hệ chúng tôi qua đi, văn hóa truyền thống dân tộc sẽ không bị mai một.

Để có những làn điệu Then hay, không thể thiếu cây đàn Tính. Trên địa bàn tỉnh hiện nay không có nhiều NNDG biết chế tác đàn Tính. NNDG Hoàng Kim Xinh, thôn Trung Thành, xã Bằng Lang (Quang Bình), là một trong số ít những nghệ nhân làm đàn Tính. Mỗi năm, ông làm được 200 – 300 cây đàn. Hiện tại, ông đang truyền dạy cách chế tác đàn Tính cho con trai và một số thanh niên trong thôn với hy vọng nghề làm đàn Tính sẽ không bị mai một. Để làm một cây đàn Tính, đòi hỏi người nghệ nhân phải rất kỳ công, tỷ mỉ từ việc chọn quả bầu tròn, già, đến các loại gỗ nhẹ, mặt đàn; lỗ đàn phải đục sao cho đều nhau; dây đàn là loại cước bền, tốt; con ngựa đàn phải đặt đúng vị trí, đầu đàn là những hoa văn vật được đục đẽo tinh tế… Tất cả phải thật chính xác để tạo ra âm thanh chuẩn.

Những năm qua, tỉnh đã đã có nhiều giải pháp để bảo tồn văn hóa các dân tộc, ngoài việc ban hành các nghị quyết, đề án đưa văn hóa truyền thống các dân tộc vào giảng dạy trong các trường học thì chính sách với các NNDG cũng được quan tâm. Vừa qua, UBND tỉnh đã công nhận danh hiệu NNDG đợt 1 cho 12 NNDG, trong đó có nhiều NNDG gìn giữ Then cổ của người Tày; các Hội NNDG được thành lập đến tận thôn, bản góp phần truyền dạy, hướng dẫn thế hệ trẻ bảo tồn giá trị văn hóa đồng bào các dân tộc. Hiện nay, làn điệu hát Then đang được Nhà nước trình Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Những NNDG chính là những “báu vật nhân văn sống”, vì vậy các cấp, các ngành cần tiếp tục có chính sách tôn vinh và khuyến khích để họ góp phần gìn gìn và bảo tồn tốt nhất những giá trị văn hóa của dân tộc.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tạo sinh kế cho người dân từ phát triển du lịch cộng đồng

BHG - Hoàng Su Phì – mảnh đất miền Tây đầy nắng, gió của tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Ngoài danh lam, thắng cảnh ruộng bậc thang kỳ vĩ, nơi đây còn có những đồi chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, những đỉnh núi cao trên 2 nghìn m so với mực nước biển và nhiều cung đường hiểm trở, thuận tiện cho việc phát triển du lịch mạo hiểm, khám phá. Những yếu tố đó đã, đang trở thành lợi thế riêng, giúp địa phương mở hướng phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), tạo sinh kế cho người dân.

 

30/04/2018
Lễ cúng Hồn lúa - nét đẹp văn hóa tâm linh của người Dao đỏ Hoàng Su Phì

BHG - Đối với người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì, lúa không chỉ gắn liền với đời sống vật chất, mà còn có ý nghĩa tinh thần, tâm linh sâu sắc. Hàng năm, đồng bào Dao đỏ đều tổ chức Lễ cúng Hồn lúa, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu… Lễ cúng Hồn lúa có từ lâu đời, phát triển cùng với nhiều thế hệ người Dao xã Hồ Thầu. Theo quan niệm của người Dao đỏ, cây lúa cũng có những phần hồn và phần xác. Trải qua ngày tháng sinh trưởng trên những thửa ruộng khi đến bồ thóc của mỗi gia đình, một vài bộ phận của cây lúa hoặc hạt thóc có thể bị chim, chuột, các loài thú phá hoại hoặc một vài hạt bị rơi vãi trong quá trình thu hoạch nên không về được đến nhà...

11/05/2018
Lạc giữa Mê cung đá

BHG - Được đầu tư, đưa vào khai thác từ Lễ hội Chợ tình Khau Vai năm trước, Mê cung đá xã Khâu Vai (Mèo Vạc) đã trở thành điểm tham quan lý tưởng của du khách khi đến Cao nguyên đá. Theo các nhà khoa học, Mê cung đá được hình thành cách đây khoảng 250 triệu năm do sự đứt gãy lớn trong vỏ trái đất, tạo thành những dãy núi đá vôi và từng tảng đá nằm chen chúc dưới thung lũng. 

11/05/2018
Thành phố Hà Giang hướng về Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái toàn quốc lần thứ VI năm 2018

BHG - Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái toàn quốc lần thứ VI, năm 2018, tại Hà Giang sẽ là cơ hội để các Nghệ nhân dân gian, cùng với đồng bào Tày ở các bản làng trên địa bàn thành phố Hà Giang được giao lưu, tìm hiểu thêm ý nghĩa của những lời Then, cùng với tiếng đàn Tính - món ăn tinh thần trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Tày. 

11/05/2018