Chuyện đời, chuyện nghề của những nữ nhà báo

18:51, 20/06/2017

BHG- Quan sát các đồng nghiệp nữ của mình khi tác nghiệp, những “mỹ từ” như: Dịu dàng, e ấp, mỏng manh, nữ tính,... dường như hoàn toàn nhường chỗ cho những đam mê của nghề làm báo. Nhiều chị nói, nghề báo giống như một cơ duyên trời định, ông trời se duyên rồi nên lại đi, lại viết, lại sống với những đam mê...

Nữ phóng viên Báo Hà Giang tác nghiệp tại cơ sở.
Nữ phóng viên Báo Hà Giang tác nghiệp tại cơ sở.

Mặc dù là phụ nữ, nhưng ít khi tôi thấy các chị em đi giầy cao gót hay váy vóc thướt tha lên tòa soạn; thường chỉ thấy vội vã chuẩn bị máy móc, sổ, bút, áo, mũ cho những chuyến đi. Họa hoằn lắm, những lúc thảnh thơi không phải đi cơ sở hoặc không có hội nghị, tôi mới thấy các chị em mặc đẹp, ngồi trong phòng đọc báo hay bàn luận về những câu chuyện tác nghiệp ở cơ sở. Quần jean, giầy thể thao, tóc buộc gọn gàng, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát,... đó là những gì thường thấy ở các chị em khi đi tác nghiệp. Mặc dù kém các đồng nghiệp nam về sức khỏe, nhưng ở họ, sự xông pha, xốc vác và cả những dấn thân khi làm nghề không hề kém cạnh cánh phóng viên nam. Thậm chí, nhiều bài viết của các phóng viên nữ còn được Toà soạn đánh giá cao, bởi các tác phẩm của họ luôn được gửi về Toà soạn đúng thời gian, nhiều khi còn đi sâu hơn cả những yêu cầu, gợi ý của Ban biên tập và luôn được độc giả đón nhận bởi sự sắc sảo trong ngôn từ và những góc nhìn thẫm đẫm,... nhân văn.

Những đồng nghiệp nữ của tôi, họ đang chiếm 1/2 quân số là phóng viên, của toà soạn, nhiều người trong số họ là cây bút cứng với những tác phẩm báo chí như mũi tên sắc nhọn chĩa về những tiêu cực, những vấn đề nổi cộm ở cơ sở. Trong đo, có thể kể đến các tác phẩm của những nhà báo, phóng viên nữ, như: Phương Hoa, Biện Luân, Thu Phương... Như bài viết “Công viên” cây xanh Thanh Bình: Bao giờ thành... công viên (!?) của tác giả Thu Phương đã nêu bật sự đầu tư chưa hiệu quả, sự phối hợp thiếu chặt chẽ của các ngành chức năng dẫn đến công viên trở thành nơi bỏ hoang để chăn thả gia súc, gia cầm, sân phơi, bãi tập lái xe ô-tô, xe máy,... gây bức xúc trong dư luận. Sau khi bài viết của chị được đăng tải, chính quyền địa phương đã lập tức vào cuộc, yêu cầu doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan sớm có phương án khắc phục, tránh những bất bình trong dư luận.

Tôi nhớ, nhà báo trẻ Biện Luân, mặc dù có con nhỏ nhưng rất chịu khó lăn lộn cơ sở để tìm hiểu và có những góc nhìn thật súc tích về “Phụ nữ Mông trong xã hội hiện đại”: Tỉa bắp, trồng ngô, địu con lên rẫy, xe lanh, dệt vải, chăm sóc chồng, con, tảo hôn, mù chữ,... khiến cuộc sống phụ nữ Mông quẩn quanh, nghèo khổ và bế tắc. Nhờ ánh sáng của Đảng dẫn đường, người phụ nữ Mông đã vượt qua những rào cản của phong tục, lễ giáo để đến trường, để phát triển kinh tế, vươn lên làm chủ cuộc sống, nhiều người nắm giữ các vị trí quan trọng trong cơ quan Nhà nước... Bài viết với ngôn từ sắc sảo, lắng đọng đã giúp độc giả có cái nhìn chân thực hơn về cuộc sống của người phụ nữ Mông trong xã hội hiện đại để các cấp, các ngành và toàn xã hội cùng vào cuộc, chung tay giúp phụ nữ dân tộc thiểu số được hưởng các quyền lợi về bình đẳng giới và có cơ hội được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, vươn lên trong cuộc sống.

Nhớ phóng viên trẻ Mỹ Hằng, chịu khó rong ruổi trên những cung đường đầy đá hộc của huyện miền Tây Xín Mần, đến những thôn khó khăn của xã Chế Là, chứng kiến cuộc sống người dân thiếu thốn, thiệt thòi vì chưa được sử dụng điện lưới để rồi có bài viết: Xã Chế Là, người dân 6 thôn “ngóng” điện về, với những chia sẻ thấu tâm can của người dân nơi đây: “Khổ lắm, cứ tối tăm mù mịt mãi, quanh năm làm không đủ ăn, mùa Hè đến thì nóng không chịu nổi,... nhà ở xa quá, nghèo nên không có tiền kéo điện về”.

Có những khi, dù nấn ná ở lại cơ quan để giải quyết công việc nhưng tôi biết mình vẫn chưa phải là người cuối cùng rời cơ quan. Ánh đèn sáng hắt ra từ phòng cô Phương Hoa, Trưởng phòng Bạn đọc - Tư liệu - Thư viện của tòa soạn; dù đã hết giờ hành chính từ lâu nhưng cô vẫn miệt mài bên máy tính cá nhân, kiểm tra email, biên tập tin, bài của cộng tác viên gửi về; hoặc kiểm tra lại các chuyên trang, chuyên mục phối hợp với các cơ quan khác. Với khối lượng công việc khổng lồ nên cô thường xuyên phải nhờ họ hàng, đồng nghiệp đón con mỗi lúc tan trường vì mình không thể rời cơ quan sớm như bao người Mẹ bình thường khác...

Những đồng nghiệp nữ của tôi, dù để được sống với đam mê nghề nghiệp họ phải chịu không ít những thiệt thòi và cả những khó khăn, gian khổ nhưng vì say nghề và tâm huyết với nghề, họ vẫn tiếp tục bước đi trên con đường mình đã chọn. Trách nhiệm của người vợ, người mẹ trong gia đình họ vẫn phải chu toàn và tin, bài, đi cơ sở họ vẫn luôn làm tốt; bởi họ hiểu rằng, phía sau mình luôn có hậu phương vững chắc và hơn hết, phía trước mình là niềm tin của độc giả, của tòa soạn...

NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngành Điện nêu cao "Văn hóa doanh nghiệp"

BHG- Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Công ty Điện lực Hà Giang đã tập trung nâng cao năng lực quản lý, vận hành, cung cấp các dịch vụ, nhằm hỗ trợ, chăm sóc và phục vụ khách hàng sử dụng điện tốt nhất, đặc biệt là từng bước nâng cao chất lượng thực hiện "Văn hóa doanh nghiệp" trong kinh doanh với kỳ vọng mang đến cho khách hàng sự hài lòng và tin tưởng.

31/05/2017
Quản Bạ với phong trào "Trường học tiêu biểu, toàn diện" lồng ghép nội dung Nông thôn mới

BHG- "Trường học tiêu biểu, toàn diện" là phong trào được huyện Quản Bạ phát động trong năm học 2016 – 2017 này, nhằm khuyến khích các nhà trường phát huy nội lực để đạt chuẩn Quốc gia, tham gia xây dựng Nông thôn mới (XDNTM).

31/05/2017
Ngành Giáo dục đào tạo huyện Vị Xuyên với phong trào sáng xanh sạch đẹp

BHG- Có dịp xuống huyện Vị Xuyên công tác, giữa trưa hè được đi dưới tán hai hàng cây râm mát trải dài dọc theo tuyến Quốc lộ 2 và nghĩ về những thành tích ấn tượng của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh ngành Giáo dục huyện đã phấn đấu đạt được trong năm học 2016 – 2017 so với các huyện thành phố còn lại trong tỉnh

30/05/2017
Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh trao học bổng "Chắp cánh" tại 2 huyện Yên Minh và Quản Bạ

BHG- Trong 2 ngày 29 và 30.5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh đã tổ chức chương trình trao học bổng "Chắp cánh" cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập tại xã Sủng Cháng, Hữu Vinh, huyện Yên Minh và xã Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, huyện Quản Bạ. 

30/05/2017