Khuyến học, khuyến tài vì tương lai quê hương

19:31, 24/10/2015

BHG- Sinh thời Bác Hồ đã dạy “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.Thấm nhuần điều đó, những năm qua, thực hiện chính sách ưu tiên đặc biệt của Đảng và Nhà nước với sự nghiệp giáo dục - đào tạo (GD - ĐT) vùng dân tộc thiểu số, miền núi; chính quyền, đoàn thể và nhân dân các dân tộc TRONG tỉnh LUÔN tích cực thi đua làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài (KH - KT), góp phần TO LỚN VÀO sự nghiệp “trồng người” nơi cực Bắc Tổ quốc.

Hội Khuyến học tỉnh thăm và khảo sát dòng họ, gia đình hiếu học tại huyện Yên Minh.  Trong ảnh: Gia đình hiếu học do bác Nguyễn Đình Quý làm  Trưởng họ tại thôn Nà Bưa, xã Mậu Duệ, Yên Minh (bác Quý ngồi dãy bên phải, thứ 2 từ ngoài vào).

Hội Khuyến học tỉnh thăm và khảo sát dòng họ, gia đình hiếu học tại huyện Yên Minh.

Trong ảnh: Gia đình hiếu học do bác Nguyễn Đình Quý làm Trưởng họ tại thôn Nà Bưa, xã Mậu Duệ, Yên Minh (bác Quý ngồi dãy bên phải, thứ 2 từ ngoài vào).

Người em “sinh sau, đẻ muộn”

Ngày 02.10.1996, Đại hội thành lập Hội Khuyến học Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Năm 1999, tổ chức Hội lần lượt ra đời ở các tỉnh thành, So với nhiều Hội trong cả nước, Hội Khuyến học tỉnh Hà Giang “sinh sau đẻ muộn” hơn. Đến ngày 4.5.2001, Hội Khuyến học tỉnh Hà Giang được thành lập. Lúc mới thành lập Hội chỉ có 1 BCH lâm thời với 17 ủy viên, gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn. Thì đến khoá I đã có 29 uỷ viên BCH; khoá II có 27 uỷ viên BCH. Song, trải qua 2 nhiệm kỳ đại hội, dưới sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ với Sở GD - ĐT và các đoàn thể, ban, ngành liên quan, Hội đã hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, đẩy mạnh công tác KH - KT tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác KH của tỉnh nhà. Hội từ chỗ chỉ có ở cấp tỉnh, đến nay đã phát triển rộng khắp tại 11/11 huyện, thành phố, 100% trường học trong tỉnh đã có tổ chức Hội. Tổ chức chặt chẽ, hoạt động có nề nếp, khoa học, ngày càng đi vào chiều sâu. Hiện nay Hội Khuyến học tỉnh có tổng số 207 tổ chức Hội Khuyến học. Trong đó: Cấp tỉnh 1; cấp huyện, thành phố 11; cấp xã, phường, thị trấn 195 với 2.900 Chi hội, Ban Khuyến học. Toàn tỉnh có 157.192 hội viên; 172 Ban KH dòng họ hiếu học (DHHH), 42.923 gia đình hiếu học; 371 DHHH và 593 cộng đồng KH... Phong trào KHKT ngày càng có sức lan tỏa sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đây là những tiền đề vững chắc để Hội làm nền tảng cho việc xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng GD – ĐT của tỉnh.

“Vạn sự khởi đầu nan” và bước đi vững chắc

Việc xây dựng quỹ KH Hội xã, chi hội, dòng họ của Hà Giang gặp không ít khó khăn, bởi đời sống của nhân dân còn nhiều thiếu thốn. Gần 15 năm qua, các cấp Hội Khuyến học Hà Giang đã tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, nỗ lực thực hiện theo lời Bác, phối hợp với ngành GD - ĐT, ban, ngành đoàn thể các cấp tuyên truyền nhận thức trong cán bộ, nhân dân và làm tốt công tác KH - KT. Để có được hoạt động hiệu quả của Hội Khuyến học tỉnh như ngày hôm nay phải kể đến sự tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm cống hiến của những người làm công tác KH ở tất cả các cấp. Dù tuổi cao, sức khỏe hạn chế, nhưng bác Hạng Mí De, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh; bác Nguyễn Hữu Ninh, Phó Chủ tịch và Nguyễn Gia Lượng, Ủy viên BTV Hội Khuyến học tỉnh cùng nhiều hội viên khác luôn nỗ lực thực hiện tốt phong trào, tạo ra nhiều cách làm hay trong công KH - KT. Bác Hạng Mí De, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh tâm sự: Làm khuyến học, khuyến tài phải có tâm sáng, nhiệt tình và lòng đam mê. Với địa bàn khó khăn như tỉnh ta, phải đi thực tế địa bàn vùng sâu, vùng xa  “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tìm hiểu cuộc sống, sinh hoạt của học sinh, gia đình các em, giáo viên nghèo để thấu hiểu, tìm giải pháp tháo gỡ. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo công tác KH – KT xây dựng xã hội học tập, đồng thời nhân rộng các điển hình khuyến học tiêu biểu.

Hội Khuyến học các cấp ra đời đồng hành cùng ngành GD - ĐT đã góp phần thúc đẩy học tập của mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ và của cả cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, sự nghiệp GD - ĐT Hà Giang đã không ngừng phát triển. Quy mô trường lớp từng bước ổn định, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em và cán bộ, nhân dân trong tỉnh. Đến nay, mỗi huyện, thành phố đã chọn thí điểm 12 gia đình, 3 dòng họ, 3 cộng đồng, 3 đơn vị ở lứa tuổi, dân tộc, thành phần, vùng, miền, đơn vị khác nhau để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch 200 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Phong trào KH – KT phát triển mạnh mẽ, ngày càng thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, vận động được nhiều nguồn nhân lực của các tổ chức, nhân dân đóng góp cho giáo dục. Tính đến hết tháng 9. 2015, tổng số quỹ khuyến học các cấp thu được trên 10 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng năm Hội Khuyến học các huyện, thành phố, các đơn vị ở tỉnh còn nhận được nguồn tài trợ xã hội hóa của các doanh nghiệp Trung ương, địa phương, các tỉnh bạn bằng tiền, hiện vật, mỗi năm trị giá trên 2 tỷ đồng, có nơi trên 6 tỷ đồng như huyện Bắc Quang, Vị xuyên, thành phố Hà Giang... Bên cạnh đó, Hội còn vận động nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia đóng góp ngày công xây dựng cơ sở vật chất trường học, tăng cường sự gắn kết 3 môi trường giáo dục “Nhà trường, gia đình, xã hội”. Góp phần không nhỏ động viên học sinh đến trường học tập đạt tỷ lệ cao, không bỏ học. Không chỉ trông chờ vào các nguồn hỗ trợ hàng năm, Hội còn chủ động phát động phong trào “Con lợn, con gà, vườn rau khuyến học” trong các đơn vị tạo ra chuyển biến tích cực trong việc đầu tư cho giáo dục. Hoạt động của Trung tâm Học tập cộng đồng, tuy còn có hạn chế nhưng bước đầu đã tạo điều kiện cho trên 38% dân số không có điều kiện đến trường được học tập, tiếp cận các chương trình bồi dưỡng học nghề nâng cao năng suất lao động, chất lượng cuộc sống. Với những kết quả trên, Hội Khuyến học tỉnh Hà Giang đã được Hội Khuyến học Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc (năm 2008, 2012), Bức trướng và Cúp vàng (năm 2014); UBND tỉnh Hà Giang tặng Bằng khen năm 2014.

Nhìn lại chặng đường gần 15 năm xây dựng và phát triển, chúng ta phấn khởi và tin tưởng rằng Hội Khuyến học các cấp tỉnh Hà Giang sẽ tiếp tục phát huy những ưu điểm từng bước khắc phục những hạn chế để phong trào KH – KT của tỉnh tiếp tục gặt hái được nhiều thành công. Góp phần từng bước xây dựng tỉnh Hà Giang thành một xã hội học tập, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM, phát triển KT – XH của tỉnh nhà.

MỸ HẰNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khai mạc Trại sáng tác Mỹ thuật và Nhiếp ảnh năm 2015

BHG- Sáng 21.10, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) các dân tộc thiểu số Việt Nam phối hợp với UBND huyện Mèo Vạc tổ chức khai mạc Trại sáng tác mỹ thuật và nhiếp ảnh năm 2015. Dự buổi khai mạc có Nhà văn Tùng Điển, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam; Nhạc sĩ Nông Quốc Bình, Chủ tịch VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam; lãnh đạo Hội VHNT tỉnh; lãnh đạo huyện Mèo Vạc…

23/10/2015
Nhiều hoạt động sẽ diễn ra trong Lễ hội hoa Tam giác mạch năm 2015

BHG- Nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch cho du khách, trong thời gian diễn ra Lễ hội hoa Tam giác mạch (dự kiến diễn ra từ ngày 12 – 15.11) sẽ có nhiều hoạt động được tổ chức tại các địa điểm trên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. 

23/10/2015
Lễ hội đua cá xã Mậu Duệ năm 2015

BHG- Ngày 21.10, UBND xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh tổ chức Lễ hội đua cá năm 2015. Tới dự có các đồng chí: Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nông Quốc Thành, Cục phó Cục Di sản - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Hoàng Văn Kiên, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch.

22/10/2015
Trường Tiểu học Nà Chì xuống cấp nghiêm trọng

BHG- Những vết rạn nứt xuất hiện ngày càng nhiều trên các bức tường, mái tôn bị han, rỉ, nhiều tấm bị hư hỏng do mưa, gió; nền nhà bị sụt lún làm cho toàn bộ ngôi nhà bị nghiêng, gây khó khăn cho công tác dạy và học. Đó là tình trạng xuống cấp ở Trường Tiểu học Nà Chì (Xín Mần) trong mấy năm trở lại đây, cần sớm được khắc phục.  

22/10/2015