Đường Hạnh phúc cần lắm một dòng văn học

08:42, 31/01/2015

 

Khúc cua trên cung đường Hạnh phúc. Ảnh: TƯ LIỆU
Khúc cua trên cung đường Hạnh phúc. Ảnh: TƯ LIỆU

Mai này đường Hạnh phúc hoàn thành, có ai còn nhớ tới tôi không? Tôi sẽ nhớ mọi người lắm đấy!...” của Liệt sỹ Lương Quốc Chanh. Không hiểu sao, dù có đọc lại những dòng nhắn nhủ này ở đâu, trong không gian nào, hoàn cảnh nào thì trái tim tôi vẫn như có ai đó bóp ngẹt, sống mũi lại cay cay, tôi không thể kìm nén được nước mắt... Anh đã ra đi khi mái tóc vẫn còn xanh, khi anh đang ở cái tuổi đẹp nhất của đời người – 19 tuổi. Anh đã ra đi, bỏ lại phía trước tuổi thanh xuân, ước mơ, hoài bão và cả hạnh phúc riêng tư của đời mình. Câu nói của anh làm tim tôi nhức nhối: “Tôi sẽ nhớ mọi người lắm đấy!”... Anh đi rồi anh còn nhớ mọi người lắm lắm. Những người ở lại, bây giờ, thế hệ trẻ bây giờ, những người hàng ngày đi trên con đường Hạnh phúc, có mấy ai còn nhớ tới anh? Liệt sỹ Lương Quốc Chanh – một trong những thanh niên xung phong đã nằm lại trên con đường Hạnh phúc. Những người đã phải hy sinh máu thịt của mình, hy sinh hạnh phúc của cá nhân mình cho hạnh phúc chung của dân tộc, cho 8 vạn đồng bào ở phía sau cổng trời có muối ăn, có ánh sáng văn hóa (trong số đó có cụ tôi, ông bà Nội tôi)...

Thế hệ tôi bây giờ, tôi nghĩ không phải ai cũng chỉ thích đọc tiểu thuyết của Mỹ, thích xem phim Hàn, thích ăn đồ Tây, đồ Tàu... Vẫn còn một số lượng rất đông thế hệ trẻ Việt Nam thích đọc và nghiên cứu những trang sử Việt, thích ăn món canh Cua, rau Muống... Với tôi, được đọc lại những trang bút ký, những bài viết, phóng sự... về lịch sử Hà Giang - quê hương tôi - đó là sự may mắn, là hạnh phúc, niềm vui. Và hơn hết, mỗi dịp được đi trên Quốc lộ 4C – con đường Hạnh phúc, được giới thiệu với khách du lịch về những danh lam, thắng cảnh của quê hương, như: “Bản nhạc của tạo hóa” – Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, “Hạ long trên cạn” – Sông Gâm, “Những sắc màu văn hóa, địa chất” – Cao nguyên đá Đồng Văn... Rồi được nói cho mọi người về công cuộc trường chinh phá đá mở Quốc lộ 4C nối thành phố Hà Giang với Đồng Văn – Mèo Vạc, kể với mọi người vì sao đồng bào và nhân dân các dân tộc Hà Giang lại gọi đây là “Con đường Hạnh phúc”? Trong những chuyến đi đó, tôi không chỉ làm công việc của một hướng dẫn viên du lịch mà còn cả thu thập tài liệu cho riêng mình.

Với những tài liệu về công cuộc khai phá mở đường Hạnh phúc, sự vất vả, hy sinh của các anh, các chị TNXP 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Nam Định và Hải Hưng là nguồn động lực để tôi sống tốt hơn, làm những việc có ý nghĩa hơn...

Nhưng những tài liệu này cũng không phải là nhiều, phần lớn tôi có được thông tin là do các bác - những thế hệ TNXP đi trước kể lại - chứ không phải qua những tác phẩm văn học như bút ký, tiểu thuyết... Tài liệu ít quá! Vật chứng quá ít! Những bia đá trên trục đường được các anh, chị TNXP lúc bấy giờ ghi lại quá trình mở đoạn đường đó không biết vì lý do gì giờ cũng chẳng còn nữa. Nơi các anh, các chị hiện đang nằm nghỉ cũng phải cân nhắc khi đưa khách đến viếng thăm vì thấy hổ thẹn bởi nó được xây dựng quá đơn giản và “lạnh lẽo”. Hơn hết, tôi cảm thấy đáng tiếc khi cả Thư viện tỉnh nhà cũng như một số Thư viện khác cũng không thể tìm nổi một cuốn sách viết riêng về công cuộc mở đường Hạnh phúc, may mắn chỉ có một vài tác phẩm nho nhỏ như tùy bút “Mỏm Lũng Cú tột bậc” của nhà văn Nguyễn Tuân, và gần đây nhất là cuốn trường ca “Con đường máu và hoa” của Nhà văn – Nhà báo Đặng Quang Vượng. Dẫu sao, đó cũng là một phần an ủi, ít nhiều giúp tôi cũng như thế hệ trẻ sau này có cái để đọc, để nhớ, giúp du khách thập phương muốn tìm hiểu về lịch sử con đường Hạnh phúc còn có cái để tìm, để ghi. Đôi khi tôi tự hỏi “Sau này các bác TNXP – những nhân chứng sống - chết đi rồi có ai còn nhớ tới các anh, các chị? Nhớ tới 17 con người(*) sẵn sàng làm một “trái tim Đan Kô” xé toang lồng ngực mình làm ngọn đuốc soi sáng cho cộng đồng bước tới? Nhớ tới một trang sử đập đá hào hùng, kỳ vĩ đệ nhất trong lịch sử Việt Nam? Nếu như chúng ta không có những áng văn chương để ghi dấu lại, không có những bảo tàng để cất giữ lại... ai sẽ là người trả lời cho câu hỏi của anh – Liệt sỹ Lương Quốc Chanh - trước khi anh nhắm mắt?”

* 17 thanh niên cảm tử (lúc đó gọi là đội Cơ Dũng) đã treo mình phá đá mở đường tại đỉnh Mã Pì Lèng.

VỪ THỊ MAI HƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hóa giải tranh chấp nguồn nước gần 45 năm qua trên dãy Sảng Phùng Sư

HGO- Cuối đông, con đường từ km 26 xã Thèn Phàng trên Quốc lộ 4D rẽ qua Sông Chảy lên xã Ngán Chiên gằn gọc. Có lẽ cái nắng gió và những cơn mưa rừng đã "cuỗm" mất con đường lên xã. 

31/01/2015
Mèo Vạc tăng cường giải pháp giữ ấm cho học sinh trong mùa Đông

HGO- Mèo Vạc là huyện vùng cao núi đá thường có sương mù dày đặc vào buổi sáng, đặc biệt là vào những ngày Đông giá rét. 

31/01/2015
Tổng kết Chương trình Hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc

Sáng 30.1, tại huyện Mộc Châu, Sơn La, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Ban chỉ đạo Chương trình Hợp tác phát triển du lịch (HTPT DL) 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (TBMR) tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình HTPT DL năm 2014; triển khai nhiệm vụ hợp tác năm 2015. 

30/01/2015
Hoa đào khoe sắc trên Cao nguyên đá

Thời điểm này, không khí Xuân bắt đầu gõ cửa từng ngôi nhà trên Cao nguyên đá. 

29/01/2015