Những biến chứng thường gặp do tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới. Sau khi được cứu sống, nhiều bệnh nhân có thể phải đối mặt với các biến chứng nặng nề có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn thông tin cơ bản về những biến chứng thường gặp do tai biến mạch máu não. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Liệt vận động
Thống kê cho thấy có khoảng 90% trường hợp tai biến mạch máu não bị liệt vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như liệt nửa người, yếu cơ tay chân, khó khăn trong phối hợp vận động và giữ thăng bằng. Bệnh nhân liệt nằm lâu ngày không được điều trị kịp thời có nguy cơ cao mắc phải các biến chứng như cứng khớp, loét, viêm nhiễm,... thậm chí tử vong.
Do đó, người bị tai biến cần được phục hồi chức năng sớm nhằm ngăn ngừa biến chứng, cải thiện tuần hoàn máu, sức mạnh cơ bắp, giảm nguy cơ teo cơ và hỗ trợ người bệnh sớm hòa nhập trở lại cộng đồng. Các bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến được thiết kế riêng giúp bệnh nhân dần phục hồi sức mạnh và cải thiện khả năng vận động.
![]() |
Các phân loại liệt vận động phổ biến sau đột quỵ |
2. Rối loạn ngôn ngữ
Tai biến thường gây ra biến chứng rối loạn ngôn ngữ, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng giao tiếp của người bệnh. Tổn thương ở các vùng não kiểm soát ngôn ngữ do đột quỵ gây ra nhiều rối loạn khác nhau như khó nói, nói lắp, nói ngọng, khó hiểu lời người khác, khó diễn đạt hay khó khăn trong việc đọc viết.
Liệu pháp ngôn ngữ do chuyên gia thực hiện cũng như sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng là yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi ngôn ngữ của người bệnh. Việc tạo một môi trường giao tiếp tích cực và khuyến khích người bệnh luyện tập nói sẽ giúp họ cải thiện khả năng giao tiếp.
![]() |
Phục hồi rối loạn ngôn ngữ sau tai biến cần sự hỗ trợ to lớn từ phía người thân, gia đình |
3. Suy giảm nhận thức
Khoảng 30 - 50% người bệnh tai biến mạch máu não phải đối mặt với tình trạng suy giảm nhận thức, tư duy biểu hiện qua các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, hay quên, khó tập trung, khó nhận biết thời gian, không gian hay thậm chí không nhận biết được người thân.
Chương trình phục hồi nhận thức thường bao gồm các bài tập kích thích não bộ, hoạt động rèn luyện trí nhớ và các kỹ thuật hỗ trợ khác. Các biện pháp này có thể phần nào cải thiện các triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên, quá trình phục hồi đòi hỏi thời gian rất dài và nhiều bệnh nhân không thể hồi phục hoàn toàn như trước.
![]() |
Suy giảm nhận thức là biến chứng phổ biến sau đột quỵ |
4. Viêm phổi
Viêm phổi là biến chứng phổ biến và nguy hiểm sau tai biến mạch máu não, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp. Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi sau đột quỵ có thể bao gồm:
- Rối loạn nuốt: Sau tai biến, nhiều người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt, dễ bị sặc thức ăn hoặc nước bọt vào phổi, gây viêm nhiễm.
- Giảm khả năng ho: Khả năng ho yếu đi khiến người bệnh khó tống đẩy đờm, dịch nhầy ra khỏi đường thở, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Giảm vận động: Việc nằm lâu một chỗ, ít vận động khiến phổi không được thông khí đầy đủ, giảm sức đề kháng.
- Suy yếu hệ miễn dịch: Tai biến mạch máu não làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng.
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm cần được quan tâm đặc biệt. Chương trình phục hồi chức năng hô hấp, bao gồm phục hồi chức năng xẹp phổi, giúp tăng cường khả năng ho, cải thiện chức năng phổi và giảm nguy cơ viêm phổi. Ngoài ra, việc duy trì tư thế nằm đúng cách và áp dụng kỹ thuật hút đờm cũng giúp ngăn ngừa biến chứng này.
![]() |
Viêm phổi là biến chứng khá phổ biến sau tai biến do rối loạn nuốt, giảm khả năng ho và suy yếu hệ miễn dịch |
5. Trầm cảm, rối loạn cảm xúc
Tai biến mạch máu não không chỉ gây ra những tổn thương về thể chất mà còn để lại những hậu quả nặng nề về tâm lý. Khoảng một phần ba người bệnh trải qua các rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo âu, dễ cáu gắt. Những thay đổi lớn trong cuộc sống, cảm giác bất lực và mất đi khả năng tự lập là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Gia đình và bạn bè đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân. Các chương trình trị liệu tâm lý như liệu pháp nhóm, tham gia các hoạt động xã hội,... kết hợp với việc sử dụng thuốc (nếu cần), có thể giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn này và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.
![]() |
Sau tai biến, người bệnh rất dễ gặp vấn đề tâm lý do mất đi khả năng tự lập, đi lại hay diễn đạt ý nghĩ của mình |
Tai biến mạch máu não có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của người bệnh. Sự kết hợp giữa điều trị y khoa, phục hồi chức năng và hỗ trợ từ gia đình hoàn toàn có thể giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống, cảm thấy tự tin hơn và tái hòa nhập cộng đồng.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề liên quan đến phục hồi sau chấn thương dây chằng đầu gối, hãy tìm đến các trung tâm phục hồi chức năng uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời. Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA là một lựa chọn đáng tin cậy, nơi áp dụng các phương pháp tiêu chuẩn Nhật Bản cùng đội ngũ chuyên gia tận tâm. Truy cập https://myrehab-matsuoka.com/ để biết thêm thông tin chi tiết.
Ý kiến bạn đọc