Thông báo đề án du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn
Ngày 13 tháng 12 năm 2024 Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã phê duyệt, tại Quyết định 1750/QĐ thực hiện Đề án du lịch sinh thái, giải trí trong khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn giai đoạn 2024 – 2030. Ban Quản lý rừng đặc dụng Bát Đại Sơn thông báo công khai Đề án để các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhà đầu tư biết, nội dung cơ bản như sau.
Với 6 điểm du lịch gồm:
Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thôn Thào Chu Phìn;
Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thôn Sán Trồ;
Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thôn Pải Chu Phìn I;
Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thôn Pải Chu Phìn II;
Điểm du lịch sinh thái rừng Nghiến
Và 2 tuyến tham quan
Tuyến số 1: Tham quan, khám phá cảnh quan bản làng, trải nghiệm nét văn hoá các dân tộc, ẩm thực và lưu trú tại thôn Sán Trồ, Lao Chải; trải nghiệm làng nghề dệt lanh ở Cán Tỷ; trải nghiệm thiên nhiên đồi Thông, ruộng bậc thang quanh Khu BTTN; Checkin thành cổ Cán Tỷ; khám phá vườn Nghiến cổ thụ nghìn năm tuổi và cảnh quan rừng tự nhiên, đa dạng sinh học trên tuyến có độ cao từ 1000 đến 1500 mét so với mặt nước biển, có thể quan sát với tầm nhìn hang km.
Tuyến số 2: Trải nghiệm nét văn hoá của 17 dân tộc thiểu số khác nhau, các loại ẩm thực và lưu trú tại thôn Pải Chư Phìn; Trải nghiệm thiên nhiên tại Hang Sập, Hang Thủng; Khám phá các hệ sinh thái rừng tự nhiên trên đỉnh cao tại thôn Thào Chư Phìn; Tham gia các hoạt động nông nghiệp cùng đồng bào dân tộc Mông, Dao.
Các tuyến du lịch trên sẽ được kết nối với các điểm du lịch trong vùng như: hang Quả Na xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ; Dinh thự họ Vương xã Sà Phìn, huyện Đồng văn; Núi đôi Quản Bạ … và các điểm du lịch thuộc thủy điện Na Hang, hồ Ba Bể….. Đây là những điểm du lịch hấp dẫn, đang thu hút nhiều du khách Việt Nam và khách quốc tế.
Định hướng của đề Án, Tận dụng các tuyến đường tuần tra để sửa chữa, tu bổ thành các tuyến đường bộ, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn, xây dựng các trụ đỡ của đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, cầu dành cho người đi bộ. Xây dựng, lắp dựng công trình nghỉ dưỡng, lưu trú bằng vật liệu, cấu kiện lắp ghép, dễ tháo dỡ dưới tán rừng, đảm bảo không tác động tiêu cực đến sinh trưởng, phát triển và phục hồi tự nhiên của cây rừng, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Với mức đầu tư ban đầu dự kiến 1,150 tỷ đồng.
Ý kiến bạn đọc