Đại biểu Phạm Thuý Chinh, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang tranh luận tại nghị trường Quốc hội về Dự án Luật Di sản văn hoá (sửa đổi)

23:10, 23/10/2024

BHG - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều 23.10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Di sản văn hoá (sửa đổi). Trong phiên thảo luận, đại biểu Phạm Thuý Chinh, Đoàn ĐBQH khoá XV đơn vị tỉnh Hà Giang đã tranh luận về sự cần thiết thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: CTV
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: CTV

Theo đại biểu Phạm Thuý Chinh, việc thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa và nguồn lực dành cho bảo tồn di sản văn hóa là cần thiết; các nhiệm vụ khác đang đặt ra yêu cầu, nhu cầu rất lớn về ngân sách đảm bảo. Đại biểu cho biết, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này đã quy định về thẩm quyền thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa và cấp thành lập gồm cả ở T.Ư và địa phương.

Về nguồn thu, dự thảo luật đã quy định nguồn thu là không sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) mà nguồn thu từ nguồn viện trợ và các tài trợ khác, tuy nhiên theo đại biểu nhận thấy như vậy là chưa thể hiện rõ ràng về nguồn thu.

Đại biểu Phạm Thuý Chinh phát biểu tranh luận. Ảnh: CTV
Đại biểu Phạm Thuý Chinh phát biểu tranh luận. Ảnh: CTV

Về nhiệm vụ chi, theo đại biểu, trong 4 nhiệm vụ được quy định tại Điều 92 của dự thảo luật, có 3 nhiệm vụ có thể được chi từ nguồn NSNN, đã có nhiệm vụ được thể hiện tại Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Do đó, sẽ trùng với nhiệm vụ chi của NSNN và trùng với nhiệm vụ chi của chương trình mục tiêu quốc gia. 

Đại biểu cho rằng, việc thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa đặt ra từ yêu cầu thực tiễn, tuy nhiên điều này cũng sẽ dẫn đến nhiều rủi ro như: Phân tán về nguồn lực của NSNN; không đảm bảo nguyên tắc là một tài liệu duy nhất về NSNN; khó khăn khi triển khai tổ chức thực hiện. Đại biểu nêu quan điểm: “Khi nguồn lực của chúng ta không được thể hiện một cách rõ ràng thì sẽ rất khó để tổ chức thực hiện, đặc biệt là đối với các địa phương, việc thành lập, duy trì và quản lý vận hành các quỹ này sẽ vô cùng khó khăn”.

Do đó, đại biểu Phạm Thúy Chinh đề nghị nội dung này cần được xem xét thấu đáo và cân nhắc việc thành lập quỹ.

Duy Tuấn (Tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị trực tuyến về thực hiện mục tiêu xây dựng NTM năm 2024
BHG - Chiều 23.10, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố về tiến độ thực hiện mục tiêu xây dựng NTM năm 2024. Đồng chí Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện các bộ, ngành T.Ư. Dự tại điểm cầu tỉnh có lãnh đạo, cán bộ Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM tỉnh.
23/10/2024
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng tiếp xúc, đối thoại trực tiếp cán bộ, hội viên, phụ nữ tỉnh
BHG - Sáng 23.10, tại Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Quyền Bí thư Tỉnh ủy có buổi tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với cán bộ, hội viên, phụ nữ tỉnh trên địa bàn thành phố Hà Giang và trực tuyến đến điểm cầu các huyện.
23/10/2024
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thào Hồng Sơn giám sát công trình giao thông trọng điểm tại xã Bản Máy
BHG - Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 96 của HĐND tỉnh, sáng 23.10, đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Tổ trưởng Tổ giám sát số 01 của Thường trực HĐND tỉnh đã có buổi giám sát thực tế một số công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì. Cùng đoàn có đồng chí Hoàng Văn Vịnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo các ban HĐND tỉnh là thành viên đoàn giám sát.
23/10/2024
Kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại huyện Quang Bình
BHG - Sáng 23.10, Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở của tỉnh do đồng chí Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn có buổi kiểm tra tại huyện Quang Bình. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành thành viên và lãnh đạo huyện Quang Bình.
23/10/2024