Đối thoại Chính sách về Tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030 (Thực trạng và tầm nhìn phát triển kinh tế biên mậu tỉnh ta)

14:37, 12/04/2018

BHG - Tiếp tục buổi Đối thoại Chính sách về Tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030, nội dung chính trong buổi sáng 12.4 là Chuyên đề “Phát triển kinh tế biên mậu tỉnh Hà Giang”. Chương trình có 4 phiên trình bày, tập trung phân tích thực trạng và tầm nhìn về phát triển kinh tế biên mậu của tỉnh ta. Các đồng chí: Triệu Tài Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị tỉnh Hà Giang; Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam đồng chủ trì buổi đối thoại.

 
Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc FulBright chủ trì Chương trình đối thoại.
Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc FulBright chủ trì Chương trình đối thoại.

Đánh giá thực trạng thương mại biên mậu của Hà Giang, các chuyên gia của Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (FSPPM) cho rằng: Dù đạt được sự đột phá trong thu hút các doanh nghiệp tham gia xuất, nhập khẩu (XNK) qua các cửa khẩu của tỉnh, tổng kim ngạch XNK tăng đột biến trong giai đoạn 2015 - 2017, nhưng chưa tạo được giá trị lan tỏa cho các khu vực và thành phần kinh tế trên địa bàn; số lượng doanh nghiệp trực tiếp XNK thấp, khả năng tạo việc làm và thu nhập cho người lao động không cao; nguồn thu cho tỉnh khá bấp bênh. Bên cạnh đó, còn có những thách thức nhất định như là: Sự bất ổn định trong chính sách thương mại của Trung Quốc; tính khả thi trong xây dựng các đường cao tốc; doanh nghiệp Việt Nam khó thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc;… Tuy nhiên các chuyên gia FSPPM cũng chỉ ra Hà Giang có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế biên mậu như: Kết nối giao thông phía Trung Quốc thuận lợi đến các cửa khẩu phụ với Hà Giang; chính sách Trung Quốc đầu tư phát triển nâng cao đời sống người dân các tỉnh biên giới phía nước bạn thông qua phát triển thương mại, biên giới, đầu tư, du lịch; có cơ chế trao đổi phối hợp công tác hiệu quả với tỉnh Hà Giang; sự ủng hộ của Chính phủ về định hướng cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông tới Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy và xây dựng đường cao tốc từ huyện Bắc Quang nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; một số các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu mong muốn làm chính ngạch, gia tăng giá trị hàng xuất khẩu…

Chuyên gia của FSPPM trình bày những phân tích về thực trạng và hướng phát triển kinh tế biên mậu của tỉnh
Chuyên gia của FSPPM trình bày những phân tích về thực trạng và hướng phát triển kinh tế biên mậu của tỉnh

Qua khung phân tích của FSPPM, Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Khắc Quyền đã trình bày Chương trình hành động phát triển kinh tế biên mậu tỉnh Hà Giang ngắn hạn, trung hạn đến 2020 – 2025, tầm nhìn 2030 với nhiệm vụ chính là tập trung cải cách hành chính; nâng cấp, kết nối hệ thống giao thông; hoàn thiện cơ chế chính sách hướng đến phát triển dài hạn…

Trong phiên thảo luận, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh đã thông tin về những đề xuất của tỉnh Hà Giang với Châu ủy châu Văn Sơn và Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trong chuyến công tác của Đoàn công tác của tỉnh tại Trung Quốc vừa qua, trong đó có nhiều đề xuất liên quan đến thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu qua các cửa khẩu, lối mở giữa 2 địa phương đối đẳng. Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn cũng chỉ ra một số vấn đề cần thảo luận và làm rõ như: Hệ thống giao thông; quan hệ ngoại giao, phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh và phía Trung Quốc; chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu đã đủ mạnh chưa? Cải cách thủ tục hành chính; nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy phục vụ cho sự phát triển kinh tế biên mậu; nên chọn mô hình kinh tế cửa khẩu nào để tạo sự khác biệt nhưng phù hợp với điều kiện của tỉnh để hướng đến phát triển lâu dài…

Đáng chú ý, một số doanh nghiệp đang đầu tư trong Khu kinh tế Cửa khẩu và có hoạt động XNK qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc từ khách quan đến chủ quan trong hoạt động XNK, đồng thời đề xuất tỉnh một số vấn đề để thu hút và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trong Khu kinh tế cửa khẩu. Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc FulBright cũng chia sẻ về quan điểm, định hướng của T.Ư đối với thương mại quốc tế và phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu, khu chế xuất. Đồng thời chỉ ra những vấn đề mà Hà Giang cần quan tâm khi đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu như: Nhiều biến số nằm ngoài tầm kiểm soát như cơ sở hạ tầng, chính sách phía bên kia biên giới; những hàng rào kỹ thuật trong hoạt động XNK; có lộ trình cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hạ tầng, quy mô đầu tư để loại bỏ dần các doanh nghiệp nhỏ…

Tin, ảnh: Duy Tuấn – Bùi Hương

[links()]


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thảo Khoa học Quốc gia "Vai trò của Nhà nước Đại Cồ Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam"

Ngày 12.4, tại Khách sạn The Reed (thành phố Ninh Bình), tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia "Vai trò của Nhà nước Đại Cồ Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam".

12/04/2018
Bắc Mê thực hiện hiệu quả Chỉ thị 03 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

BHG - Sau hơn 2 năm thực hiện Chỉ thị 03 - CT/TU ngày 10.11.2015 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về tăng cường giám sát việc thực hiện "Nói đi đôi với làm" đối với cấp ủy viên, người đứng đầu các cấp, các ngành và cơ sở, huyện Bắc Mê đã thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ tập thể của cấp ủy và vai trò của từng đồng chí cấp ủy viên, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

 

12/04/2018
HĐND huyện Đồng Văn đổi mới hoạt động giám sát

BHG - Giám sát (GS) là một trong những chức năng chủ yếu của Hội đồng nhân dân (HĐND). Thực tiễn hoạt động trong năm 2017 của HĐND huyện Đồng Văn cho thấy đã có nhiều cố gắng trong công tác GS việc thi hành Hiến pháp, luật và các nghị quyết của HĐND. Kết quả hoạt động GS có tác dụng tích cực trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm ở địa phương.

 

12/04/2018
Đối thoại Chính sách về Tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030 (Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành Du lịch tỉnh)

BHG - Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành Du lịch Hà Giang? Là nội dung chính tập trung phân tích, thảo luận trong Chương trình đối thoại Chính sách về Tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030 với Chuyên đề Cụm ngành Du lịch

12/04/2018