Đối thoại Chính sách về Tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030 (Cơ cấu lại ngân sách và nâng cao hiệu quả đầu tư công)

15:11, 13/04/2018

BHG - Chuyên đề “Ngân sách và đầu tư” là chuyên đề cuối cùng của Chương trình đối thoại chính sách tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030, diễn ra vào sáng 13.4. Dưới sự chủ trì của các đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XIV, đơn vị tỉnh Hà Giang; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Trọng tâm của buổi đối thoại đi sâu vào cấu trúc ngân sách và tái cơ cấu lại ngân sách, đầu tư công của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn đối thoại trong Chuyên đề.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn định hướng những nội dung cần thảo luận trong Chuyên đề.

Phân tích chuyên đề, chuyên gia FSPPM đã chỉ ra vị thế ngân sách của tỉnh Hà Giang so với cả nước: Có số thu ngân sách thuộc nhóm thấp nhất cả nước nhưng chi ngân sách lại trên mức trung bình; ngân sách chủ yếu nhận bổ sung từ ngân sách T.Ư, vì thế trong thời điểm này việc tìm kiếm thêm nguồn bổ sung ngân sách của T.Ư là rất khó. Chuyên gia FSPPM cũng nhận định rằng “Hà Giang muốn thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững thì cần phải dựa vào nội lực của chính mình”. Chuyên gia cũng phân tích về cơ cấu thu, chi và phân cấp ngân sách của tỉnh ta, chỉ ra các điểm nghẽn trong đầu tư công hiện nay: Tình trạng đầu tư phân tán và dàn trải khiến cho hiệu quả của các dự án hạn chế; tình trạng nợ xây dựng còn tồn đọng lớn; đầu tư chưa phù hợp với quy hoạch không gian, quy hoạch ngành, không tương thích với ưu tiên chiến lược trong phát triển KT – XH. Qua đó, đặt ra thách thức đầu tư công ở Hà Giang: Thanh toán nợ đọng xây dựng; các chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư tư nhân cần được đặt ra; hiệu quả của vốn đầu tư… Đồng thời, đưa ra 25 khuyến nghị về thu, chi ngân sách và nhiều khuyến nghị về phân cấp và quản lý ngân sách, đầu tư công như tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ của T.Ư, các bộ, ngành và địa phương lân cận; tối ưu hóa nguồn thu hiện có; tiếp tục tìm kiếm viện trợ nước ngoài; tiết kiệm tối đa chi; đầu tư cơ sở hạ tầng tập trung, tăng đầu tư cho các lĩnh vực ưu tiên; giảm tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước tăng đầu tư của tư nhân; khuyến khích mô hình đối tác công tư (PPP); hoàn thiện thể chế, quy trình đấu thầu, đầu tư...

Chuyên gia FSPPM phân tích chuyên đề “Ngân sách  và Đầu tư”.
Chuyên gia FSPPM phân tích chuyên đề “Ngân sách và Đầu tư”.

Từ các khuyến nghị của FSPPM, Nhóm nghiên cứu của tỉnh đã trả lời và làm rõ một số khuyến nghị đã được tỉnh thực hiện có hiệu quả trong thời gian gần đây. Đồng thời trình bày Dự thảo Chương trình hành động và Kế hoạch “Cơ cấu lại ngân sách Nhà nước và nâng cao hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn 2030”. Đặt ra một số mục tiêu và giải pháp thực hiện như: Năm 2018 – 2020, thu nội địa chiếm 85 - 88% tổng thu; tỷ trọng chi đầu tư chiếm 20 – 25%; tỷ trọng chi thường xuyên 68 – 70%; tỷ lệ huy động tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) vào Ngân sách nhà nước đạt 10%. Đến giai đoạn 2030: Thu nội địa 88 - 90%; tỷ trọng chi đầu tư phát triển 25 - 28%; tỷ lệ huy động GRDP vào NSNN đạt 12%. Để đạt được các mục tiêu đặt ra, cần tăng thu, quản lý và cơ cấu lại chi ngân sách địa phương hiệu quả; cải cách tài chính công; tiết kiệm chi thường xuyên qua tinh giản biên chế và tổ chức lại bộ máy…

 Trong phiên thảo luận, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn yêu cầu tập trung làm rõ phương pháp: Tối ưu hóa các nguồn thu, hạn chế nguy cơ sói mòn thuế, giảm thất thu, rỏ rỉ nguồn thu? Hạn chế phương thức hỗ trợ cho không dành cho hộ nghèo. Đồng thời nhấn mạnh các phân tích, thảo luận, so sánh nên sử dụng số liệu nên áp dụng từ thời kỳ 2015 đến nay và so sánh với các tỉnh Đông Bắc – Tây Bắc, để sát với thực tế của tỉnh hiện nay. Các đại biểu và chuyên gia cho rằng: Còn dư địa để tăng thu ngân sách như tổ chức lại bộ máy, gắn với tinh giản biên chế để tiết kiệm chi; đầu tư vào những chương trình, dự án trọng điểm, hiệu quả cao nhất; nâng cao năng lực, trách nhiệm và đạo đức của người làm công tác thu ngân sách…

Tin, ảnh: Duy Tuấn – Bùi Hương

[links()]


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Xín Mần

BHG - Ngày 12.4, Đoàn ĐBQH khóa XIV, đơn vị tỉnh Hà Giang gồm các đồng chí: Thào Xuân Sùng, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Vương Ngọc Hà, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIV, đơn vị tỉnh Hà Giang; Nguyễn Ngọc Hải, Giám đốc Ngân hàng NN &PTNT tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại 2 xã Bản Ngò và Quảng Nguyên huyện Xín Mần. Tham dự buổi tiếp xúc cử tri (TXCT) có đại biểu lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Xín Mần cùng đông đảo cử tri 2 xã.

 

13/04/2018
Vững vàng trên những chặng đường gian khó

BHG - Xuất phát từ tờ Tin Hà Giang, đến ngày 13.4.1964, BTV Tỉnh ủy Hà Giang đã có Nghị quyết về việc nâng tờ Tin Hà Giang thành Báo Hà Giang, đồng thời thành lập cơ quan Báo của Đảng bộ tỉnh Hà Giang. Trải qua 54 năm xây dựng và phát triển (1964 – 2018), có lẽ tờ Báo Hà Giang là một trong những tờ báo có lịch sử phát triển với nhiều gian khó nhất, nhưng cũng nhiều dấu ấn tự hào trong sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.

 

13/04/2018
Đối thoại Chính sách về Tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030 (Thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp hiện hữu)

BHG - Thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp hiện hữu, là nội dung thảo luận chủ yếu trong Chuyên đề "Phát triển doanh nghiệp" - Chương trình đối thoại Chính sách tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang, diễn ra chiều 12.4. 

13/04/2018
Đảng ủy BĐBP tỉnh Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 13

BHG - Ngày 12.4, Đảng ủy BĐBP tỉnh tổ chức Hội nghị BCH lần thứ 13, nhiệm kỳ 2015-2020, triển khai Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm Quý II, năm 2018. Dự Hội nghị có lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng của Tỉnh ủy, cùng các đồng chí Đảng ủy viên trong Đảng bộ BĐBP tỉnh. Đồng chí Lưu Đức Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh chủ trì.

 

13/04/2018
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.