Phát huy vai trò người có uy tín ở Quang Bình

09:20, 18/03/2017

BHG- Thời gian qua, những người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Quang Bình đã phát huy hiệu quả “tiếng nói” của mình trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy ước, hương ước của thôn bản, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực sự là “cầu nối” giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân. Đồng thời, họ cũng là những tấm gương sáng, “đầu tàu” tiên phong trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới tại địa phương.

Ông Phạm Công Vĩnh (người thứ hai bên trái) - NCUT tiêu biểu ở thôn Yên Thượng – trao đổi về xây dựng Nông thôn mới với lãnh đạo xã Vĩ Thượng và phóng viên Báo Hà Giang.
Ông Phạm Công Vĩnh (người thứ hai bên trái) - NCUT tiêu biểu ở thôn Yên Thượng – trao đổi về xây dựng Nông thôn mới với lãnh đạo xã Vĩ Thượng và phóng viên Báo Hà Giang.

Huyện Quang Bình hiện có hơn 13.000 hộ với trên 62.000 khẩu, gồm 12 dân tộc anh em cùng sinh sống ở 135 thôn, tổ dân phố (trong đó có hơn 90% là đồng bào DTTS). Toàn huyện có 133 NCUT, chủ yếu là các già làng, trưởng bản, cán bộ hưu trí uy tín ở địa phương. Trong đó, NCUT cao tuổi nhất 86 tuổi, người ít tuổi nhất 28 tuổi. Với đồng bào DTTS, “tai nghe không bằng mắt thấy, miệng nói không bằng tay làm”, bằng chính những hành động cụ thể của mình, thời gian qua, những, NCUT luôn chứng tỏ bản thân là những tấm gương sáng tại các thôn, bản được dân bản kính trọng, tin tưởng.

Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Quang Bình - Sùng Thị Giang - khẳng định: NCUT là những “mắt xích” quan trọng, là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước, ngành chức năng với nhân dân; mặt khác, họ còn là chỗ dựa tinh thần, tấm gương góp phần làm nên những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Với vai trò trung tâm đoàn kết các dân tộc, những NCUT thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh, làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, đất đai để lôi kéo, kích động nhân dân gây chia rẽ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo, xây dựng thôn, bản, tổ dân phố giàu mạnh, bình yên...

Bà Hoàng Thị Chước, NCUT ở thôn Chang, xã Xuân Giang từ năm 2011 cho đến nay đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự đổi thay ở một địa bàn vùng đồng bào dân tộc Tày. Việc tuyên truyền, vận động đồng bào Tày vươn lên xóa đói, giảm nghèo, chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện nếp sống văn hóa, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được khéo léo lồng ghép trong những câu chuyện thường ngày, những buổi dạy học dệt, thêu thổ cẩm truyền thống cho bà con trong thôn. Nhờ đó, hiện thôn Chang có đến hơn chục nghệ nhân nhiệt tình tham gia HTX dệt thổ cẩm Mường Chang hay Hội Nghệ nhân dân gian xã, tích cực giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày tại địa phương.

Cũng như bà Chước, ông Phạm Công Vĩnh là một NCUT ở thôn Yên Thượng, xã Vĩ Thượng luôn được bà con kính trọng, yêu quý, tin theo. Từng đảm nhiệm nhiều vị trí như: Bí thư Chi bộ thôn, Chủ tịch UBND xã... đến nay tuy đã nghỉ hưu nhưng ông Vĩnh vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, giữ vai trò Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc màu da cam xã Vĩ Thượng. Luôn nêu cao vai trò gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào thi đua, ông Vĩnh là người đầu tiên thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở thôn Yên Thượng. Từ gương sáng của ông, hầu hết các hộ dân trong thôn đều thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực áp dụng KHKT vào sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, thu nhập bình quân của người dân thôn Yên Thượng thuộc diện cao nhất xã Vĩ Thượng, được hơn 23 triệu đồng/người/năm. Ông Vĩnh chia sẻ: “Năm vừa qua, tôi đã cùng Chi bộ, Tổ dân vận thôn tuyên truyền, vận động bà con xã hội hóa làm được 200 cột đèn (trị giá 500 nghìn đồng/cột) vừa thắp sáng đường thôn, ngõ xóm, vừa góp phần tăng cường ANTT địa phương. Đặc biệt, nhờ đó mà tình trạng trộm chó đã chấm dứt hẳn”.Thời gian tới, huyện Quang Bình xác định sẽ thực hiện tốt chính sách đối với NCUT trong đồng bào DTTS, đồng thời phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của NCUT trong cộng đồng, thực hiện xây dựng và nhân rộng các nhân tố điển hình tiên tiến...

YẾN VŨ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội đàm giữa đoàn Đại biểu hai huyện Mèo Vạc (Việt Nam) và Nà Pô (Trung Quốc)

BHG- Ngày 16.3, tại khu vực cột Mốc số 504, biên giới Việt - Trung, đoàn đại biểu huyện Mèo Vạc (Hà Giang - Việt Nam), do đồng chí Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu huyện Nà Pô (Quảng Tây - Trung Quốc) do đồng chí Liêu Trung Sinh, Phó huyện Trưởng Chính phủ nhân dân huyện làm trưởng đoàn, tiến hành hội đàm để bàn về các nội dung liên quan đến vấn đề mở rộng điểm tiếp giáp qua Mốc 504 và hợp tác quản lý lao động qua biên giới.

17/03/2017
Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2017

BHG- Sáng 17.3, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính và UBND thành phố Hà Nội đồng phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2017. 

17/03/2017
Ký kết chương trình phối hợp giữa Sở TT&TT và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

BHG- Ngày 17.3, Sở Thông tin và Truyền thông và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tổ chức ký kết chương trình phối hợp hoạt động trong công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 – 2020. Dự buổi lễ có lãnh đạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của hai cơ quan. 

17/03/2017
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh

BHG- Ngày 16.3, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh về nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2017 và việc thực hiện các kết luận, nhiệm vụ được UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh giao. Dự buổi làm việc có lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh.

17/03/2017