Sơ kết Đổi mới về cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất

07:57, 09/10/2014

HGĐT- Chiều 8.10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết “Đổi mới về cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư phát triển, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống”. Dự hội nghị có các đồng chí: Vương Mí Vàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đàm Văn Bông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV, BCH Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố.



               Chủ tịch HĐND tỉnh Vương Mí Vàng phát biểu tại hội nghị.


Báo cáo sơ kết nêu rõ: Công tác chỉ đạo xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chính sách phát triển KT-XH được các cấp, ngành quan tâm. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh đã ban hành 16 cơ chế, chính sách (tăng 9 cơ chế so với nhiệm kỳ trước), trong đó có 5 cơ chế, chính sách về kinh tế, 11 cơ chế chính sách về văn hóa - xã hội, thu hút nguồn lực, an sinh xã hội. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách được đổi mới từ cho chủ trương đến lãnh chỉ đạo xây dựng, ban hành, thực hiện với quan điểm tạo hành lang pháp lý thuận lợi thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển KT-XH, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao... được các cấp, ngành và nhân dân đồng tình ủng hộ.

 

Công tác đổi mới môi trường đầu tư được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, chỉ đạo thực hiện trên các lĩnh vực như quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), ứng dụng công nghệ thông tin, xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư... Qua đó, nền kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá, dự kiến năm 2014 đạt 6,2%. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn chế, các cấp, ngành đã tích cực, chủ động vận động, thu hút các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

 

Trong giai đoạn 2011-2014, hoạt động KHCN có chuyển biến tích cực, công tác quản lý Nhà nước được đổi mới, các nhiệm vụ KHCN đã bám sát nghị quyết BCH Đảng bộ tỉnh. Thông qua việc triển khai các đề tài, dự án đã thu hút được đông đảo nhà khoa học, chuyên gia, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, HTX tham gia. Nhiều kết quả KHCN được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống, đóng góp quan trọng cho phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh; nhiều văn bản được cụ thể hóa, tạo hành lang pháp lý cho tổ chức triển khai nhiệm vụ KHCN; hệ thống quản lý Nhà nước về KHCN từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn, đi vào hoạt động ổn định, đã bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi, quản lý Nhà nước về KHCN.

 

Bên cạnh kết quả đạt được, hội nghị cũng chỉ rõ: Công tác chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện các chính sách chưa được cấp cơ sở quan tâm đúng mức, dẫn đến người dân, tổ chức chưa nắm bắt được nên một số chính sách chưa đi vào thực tiễn, chưa hỗ trợ nhiều cho tổ chức, cá nhân; nguồn lực chưa đảm bảo dẫn đến một số chính sách chưa thực hiện được; cơ chế, chính sách chưa mang tính đòn bẩy, chưa tạo được sự đột phá trong phát triển KT-XH. Công tác CCHC chưa triệt để, ở một số ngành, lĩnh vực chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức; hoạt động đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, môi trường đầu tư, kinh doanh chưa sôi động, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư chưa hấp dẫn để thu hút các thành phần trong nước và đầu tư nước ngoài. Công tác xúc tiến thương mại, đầu tư mới được chú trọng, nhưng nội dung, hình thức quảng bá chưa hấp dẫn, tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa có giải pháp hữu hiệu...

 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vương Mí Vàng yêu cầu làm rõ: việc xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách đã toàn diện chưa, đã đủ mạnh và đáp ứng yêu cầu thực tiễn chưa, bao nhiêu chính sách có tính khả thi cao, phù hợp, còn chính sách nào tính khả thi thấp và chưa hiệu quả. Chủ tịch HĐND tỉnh cũng chỉ rõ, cơ chế chính sách thu hút đầu tư thời gian qua chưa đủ mạnh, chưa có nhiều doanh nghiệp đến Hà Giang. Bên cạnh đó, việc tiếp cận chính sách cũng rất chậm, nhiều nghị quyết ban hành 2-3 năm nhưng đối tượng được thụ hưởng chưa biết. Đối với lĩnh vực CCHC, mặc dù có chuyển biến, nhưng nhiều thủ tục của ngành, huyện chưa công bố công khai, nhiều tổ chức, doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hài lòng. Hoạt động KHCN cần phải áp dụng sâu thành tựu vào thực tiễn đời sống, sản xuất và phải nhân rộng những mô hình gắn với đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng của tỉnh.


Thiên Thanh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân
HGĐT- Mặc dù còn nhiều khó khăn về mọi mặt, nhưng trong những năm qua, tình hình chính trị trên địa bàn tỉnh luôn ổn định, an ninh được giữ vững. Có được điều đó một phần lớn là do Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp đã tạo được sức mạnh đoàn kết trong nhân dân, góp phần đổi thay đáng kể đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân.
09/10/2014
Nêu cao vai trò Bí thư Chi bộ thôn bản, tổ dân phố ở Quản Bạ
HGĐT- Với 106 Bí thư Chi bộ thôn, bản, tổ dân phố hiện tại, những năm qua, đội ngũ này của huyện Quản Bạ đã luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào của địa phương. Qua đó đã xuất hiện nhiều tấm gương Bí thư Chi bộ điển hình trong các phong trào hoạt động của địa phương.
09/10/2014
Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh thăm, tặng quà người cao tuổi, người nghèo huyện Hoàng Su Phì; thăm mô hình nuôi cá tầm ở xã Tả Sử Chóong
HGĐT - Ngày 8.10, đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm hỏi, tặng quà người cao tuổi và người nghèo tại huyện Hoàng Su Phì nhân Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1.10 và Ngày Vì người nghèo 17.10; thăm mô hình nuôi cá tầm ở thôn Chà Hồ, xã Tả Sử Chóong. Cùng đi có lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì cùng cấp ủy, chính
08/10/2014
Sơ kết 4 đổi mới 8 đột phá và 15 chương trình trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 15
HGĐT - Sáng 8.10, Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức Hội nghị sơ kết 3 chương trình trọng tâm là Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM); quy tụ dân cư sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn về sống tập trung tại các thôn bản; giảm nghèo nhanh, bền vững và Chương trình phát triển đô thị theo nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 15.
08/10/2014