Đẩy mạnh công tác giáo dục QP-AN
HGĐT- Những năm qua, các cấp uỷ từ tỉnh tới cơ sở đã quán triệt sâu sắc Chỉ thị 12/CT-TW của Bộ Chính trị và Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tăng cường công tác giáo dục Quốc phòng - An ninh (QP-AN) trong thời kỳ mới. Hội đồng giáo dục QP-AN từ tỉnh tới cơ sở thường xuyên được kiện toàn về tổ chức, đủ số lượng, cơ cấu thành phần hợp lý, có chương trình, kế hoạch công tác sát, đúng với tình hình.
Tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ các cấp, đúng nội dung chương trình, đối tượng ngày càng được mở rộng, đạt chất lượng, hiệu quả. Giáo dục Quốc phòng (GDQP) cho học sinh, sinh viên trong hệ thống các trường THPT, THCN, cao đẳng, dạy nghề; học viên Trường Chính trị, Trường Quân sự, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị các huyện, thành phố được duy trì có nền nếp, chất lượng từng bước được nâng lên. GDQP toàn dân được triển khai rộng khắp, bằng nhiều hình thức đa dạng ngày càng cao.
Với vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng giáo dục QP-AN, Đảng uỷ, Bộ CHQS tỉnh đã chủ động tham mưu ban hành chỉ thị, kế hoạch, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện công tác giáo dục và bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng. Xác định bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng cho cán bộ chủ trì là khâu then chốt, mang tính đột phá, do vậy đã tham mưu cho Hội đồng giáo dục QP-AN tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng. Trong đó, yêu cầu: bồi dưỡng kiến thức QP-AN là tiêu chuẩn bắt buộc với cán bộ, đảng viên, là một trong những tiêu chí để xem xét đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, Hội đồng GDQP -AN đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy cử 02 đồng chí cán bộ thuộc đối tượng 1 tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức QP &AN tại Học viện Quốc phòng; mở 14 lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đối tượng 2,3 tại Trường Quân sự tỉnh; Chỉ đạo các các huyện, thành phố tổ chức BDKTQP-AN cho 1.201 học viên đối tượng 4 (bảo đảm 100% chỉ tiêu kế hoạch), chất lượng các lớp được nâng lên rõ rệt. Năm học 2013-2014, mở được 494 lớp GDQP cho 16.212 học sinh, sinh viên (HSSV). Qua học tập, bồi dưỡng, giáo dục QP-AN, các cán bộ, đảng viên, HSSV nâng cao nhận thức về nhiệm vụ QP-AN của đất nước nói chung, nhiệm vụ QP-AN ở địa phương, đơn vị nói riêng, thấy rõ trách nhiệm của mình với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Công tác GDQP toàn dân cũng được triển khai đồng bộ, lồng ghép trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và các phong trào thi đua, các cuộc vận động ở địa phương với nội dung, hình thức thường xuyên được đổi mới, sát hợp với thực tiễn. Chú trọng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về nhiệm vụ QP-AN và hoạt động Quốc phòng, quân sự địa phương. Phối hợp với Báo, Đài PTTH tỉnh tổ chức tốt chuyên trang, chuyên mục “Quân sự địa phương” của Bộ CHQS tỉnh; chuyên trang, chuyên mục “Vì an ninh Tổ quốc” của Công an tỉnh; chuyên mục “Vì chủ quyền biên giới quốc gia” của Biên phòng tỉnh. Phát huy tối đa các lực lượng, phương tiện, đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền để giáo dục truyền thống, giáo dục nhiệm vụ QP-AN. Đồng thời phối hợp với Ban Tuyên giáo, Uỷ ban MTTQ, tổ chức đoàn thể... thông qua công tác đăng ký, quản lý nắm nguồn, củng cố, huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị động viên và tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ ... để tổ chức lồng ghép nội dung tuyên truyền Luật GDQP – an ninh, Luật DQTV, pháp lệnh DBĐV, Luật Nghĩa vụ Quân sự và nhiệm vụ Quốc phòng của địa phương. Trên cơ sở đó, duy trì có hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên ở cơ sở, bám sát địa bàn, nhất là vùng sâu, vùng xa để tuyên truyền trong quần chúng nhân dân. Các huyện, thành phố, đơn vị cơ sở đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhiệm vụ QP-AN của Đảng, Nhà nước và địa phương với những hình thức đa dạng, phong phú, gần gũi với đồng bào... Mặt khác, phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, động viên con cháu mình chấp hành tốt đường lối, của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia lực lượng DQTV, DBĐV, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở, địa phương.
Công tác GDQP-AN năm 2014 ở Hà Giang đã và đang được triển khai toàn diện, đồng bộ, rộng khắp, làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân, HSSV trong việc tham gia xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD, gắn với thế trận ANND vững mạnh, trước hết là vững mạnh về chính trị. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết T.Ư 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, góp phần xây dựng KVPT tỉnh, huyện ngày càng vững chắc, giữ vững ổn định ANCT, TTATXH, tạo điều kiện cho sự nghiệp phát triển KT-VH-XH của tỉnh.
Ý kiến bạn đọc