Vẹn nguyên ký ức “Thiên sử vàng”

08:05, 07/05/2014

HGĐT- Gần 20 người đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Giang, họ là những chiến sỹ quả cảm, anh dũng đã trực tiếp tham gia các trận đánh ác liệt tại Điện Biên Phủ 60 năm về trước và hôm nay, chúng tôi vinh dự, xúc động ghi lại ký ức hào hùng, vẹn nguyên dội về từ quá khứ qua lời kể của những nhân chứng lịch sử ấy.


Lý tưởng sống cao đẹp:

Phường Trần phú, thành phố Hà Giang một chiều oi nồng của những ngày cuối tháng Tư,m vang Điện Biên của 60 năm trước liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông khiến cả những người trẻ như chúng tôi cũng cảm thấy vô cùng tự hào. Chưa đến giờ hẹn, nhưng các chiến sỹ Điện Biên hiện đang sinh hoạt tại Hội Cựu chiến binh phường Trần Phú đã đồng đủ; nhữngtấm huân, huy chương đỏ trên ngực áo của các bác để lại ấn tượng khó phải trong tôi ngay giây phút đầu gặp gỡ. Các chiến sỹ Điện Biên đều đã bước qua 80 tuổi đời và hơn 40 năm tuổi Đảng, vậy mà như trẻ lại khi câu chuyên về Điện Biên được bắt đầu; không còn khoảng cách về thế hệ bởi chúng tôi đang cùng sống lại trong không khí hào sảng của những ngày “nếm mật nằm gai” nhưng “gan không núng, chỉ không sờn”. Cựu chiến binh Phạm Ngọc Lâm bắt đầu câu chuyện Điện Biên bằng những trận đánh giành từng tấc đất với giặc tại đồi C1, C2; kỷ niệm khó quên về những khi đào hầm bằng tư thế ngồi khó khăn, hay những đêm hành quân hàng chục km băng rừng thâu đêm bằng đôi chân trần thô ráp: “Trung tuần tháng 11.1953, trung đoàn chúng tôi bắt đầu hành quân lên Tây Bắc, hơn 20kg lương thực, quân, tư trang trên lưng và cứ thế băng rừng cho hết đêm bằng chân đất; nhiều chiến sỹ chân ứa máu vì giẫm phải vật sắc nhọn, chúng tôi tìm những ống tre để làm ống đựng nước uống và làm bương ngâm chân”. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Chanh trầm ngâm, nhớ về trận đánh ở phân khu Hồng Cúm, Him Lam; còn Cựu chiến binh Dương Văn Nhọn thì cái tuổi 87 dường như chẳng ngăn sự trẻ lại của ông khi nhớ về trận đánh oai hùng trên đồi A1, rồi cả hình ảnh những đồng đội đã anh dũng hy sinh ngay bên cạnh mình...

 


Thế hệ trẻ trường THCS Yên Biên tri ân các chiến sĩ Điện Biên Phủ.


Câu chuyện về ký ức xưa đang hào hứng, chợt chùng xuống, vỡ òa khi họ nhắc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với họ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là vị tướng chỉ huy trên mặt trận, mà là một vị “Thánh sống”. Đôi mắt rưng rưng, giọng nói bỗng run run đến lạ, cựu chiến binh Phạm Ngọc Lâm chia sẻ: “Quyết định thay đổi chiến thuật đánh chắc thắng chắc của Đại tướng đã cứu mạng sống của hàng ngàn chiến sỹ chúng tôi; có ở trên chiến trường thời khắc ấy mới thấy được ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết khi ra trận mà lực lượng của mình chưa đủ mạnh; mới thấy được trái tim của Đại tướng dành cho chiến sỹrộng lớn biết bao...”.


Có lẽ, chỉ có người trong cuộc mới hiểu được những ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non”... gian khổ, hy sinh là điều hiện hữu nhưng trước mắt là kẻ thù, họ quyết tâm ra đi với lý tưởng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, để lại sau lưng mình lũy tre làng với bao yêu thương, kỳ vọng.

 

“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”...

Nhớ lắm những đêm nằm cạnh nhau ngắm sao trời sau thời khắc ngừng tiếng súng, thèm lắm được nghe thấy lời động viên từ phía hậu phương. Rất nhiều chiến sỹ Điện Biên năm xưa ra trận khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa lập gia đình; bên cạnh sự dũng cảm, kiên cường trên chiến tuyến lửa đạn, thì phía sau họ vẫn luôn hiện hữu một cuộc sống, một tâm sự rất đời. Họ cùng nhau hát những bản tình ca về quê hương đất nước, về tình yêu đôi lứa và khát khao cháy bỏng hạnh phúc gia đình. Cựu chiến binh Lâm Bá Tứ, năm nay đã bước qua tuổi 94, nở nụ cười hạnh phúc khi kể về mái ấm nhỏ của mình: “Tôi vừa cưới vợ, chưa kịp bén hơi nhau thì cả hai vợ chồng cùng lên đường đi đánh giặc. Vợ tôi là dân công hỏa tuyến, đời lính hành quân, nay đây mai đó, chẳng thể nào liên lạc được nhau, nhưng tình yêu và niềm tin vào ngày mai chiến thắng là điểm tựa để chúng tôi luôn nhớ về nhau và có thêm quyết tâm để chiến đấu với kẻ thù”. Quan sát sự thay đổi cảm xúc hiện rõ trên khuôn mặt đã nhiều nếp nhăn của ông, tôi cảm nhận nỗi niềm nhớ hậu phương của người chiến sỹ Điện Biên năm xưa sâu sắc đến nhường nào. Cựu chiến binh Phạm Ngọc Lâm góp thêm một kỷ niệm vui, đó là khi được các anh chị em văn công hát trực tiếp cho họ cho nghe tại hầm chiến đấu trước giờ ra trận: “Vui lắm, cả mấy tháng trời chỉ nghe tiếng phụ nữ qua đài phát thanh, bây giờ được gặp, được ngắm nhìn, được nghe các chị hát, anh em đều phấn khởi. Họ như người mẹ, người chị, người vợ, người yêu nơi hậu phương, làm chúng tôi vơi bớt đi nỗi nhớ nhà, để quyết tâm đánh giặc”. Niềm vui của người chiến sỹ còn là được nghe tin tức thắng trận từ khắp nới bay về, thư động viên của Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của hậu phương...


Hoài niệm về những ngày chiến đấu hào hùng của chiến trường xưa, họ luôn có một tâm niệm là suốt đời theo Đảng, Bác Hồ, sống gương mẫu; mong muốn thế hệ trẻ phải biết hướng về cội nguồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, học tập và cống hiến hết mình để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, đó chính là đền đáp công lao đối với thế hệ cha anh đi trước. Cựu chiến binh Lê Văn Thanh bước những bước đi khó nhọc của tuổi già, trân trọng mang ra chiếc píc nước với dòng chữ “Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”; đó là món quà quý mà lãnh đạo tỉnh Hà Giang tặng các chiến sỹ Điện Biên trong dịp gặp mặt nhânkỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Điện Biên; với họ, đó là sự quan tâm, động viên, tình cảm của thế hệ sau dành cho công lao của cha anh đi trước; ngắt quãng giữa những câu chuyện cũ, họ luôn bày tỏ mong muốn được các cấp chính quyền tổ chức gặp mặt vào mỗi dịp chiến thắng Điện Biên, để cùng nhau tri ân những người đồng đội đã ngã xuống, để thăm hỏi, giúp đỡ, động viên nhau, để giáo dục cho thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc.

 

Những bức ảnh đã ngả màu thời gian, những mái đầu đã bạc vẫn giữ vững phẩm chất của anh Bộ đội cụ Hồ. Giờ phút chia tay, chúng tôi bỗng thấy nghẹn ngào khi ông Lâm Bá Tứ nắm chặt tay: “Mong các cháu cố gắng, thế hệ của các bác đã cống hiến hết mình, nhưng bây giờ, mỗi lần gặp lại đồng đội, số lượng chiến sỹ Điện Biên lại ít dần đi...”.


BIỆN LUÂN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giao ban công tác báo chí tháng 4
HGĐT- Chiều ngày 28.4, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 4. Đồng chí Triệu Minh Tư, Phó trưởng ban Tuyên giáo chủ trì hội nghị. Đến dự có lãnh đạo Sở Thông tin truyền thông; các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương, các Sở, Ban, ngành của tỉnh và các trung tâm xuất bản bản tin đặc san, nội san…
29/04/2014
Bắc Mê: Sức lan tỏa từ phong trào “học” và “làm theo” gương Bác
HGĐT- Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền từ khi triển khai thực hiện các Chỉ thị, Kế hoạch của Đảng các cấp, đến việc nhân rộng và biểu dương những nhân tố điển hình bằng nhiều hình thức như: Tổ chức hội thi báo cáo viên cấp huyện, mở lớp bồi dưỡng chuyên đề, chiếuphim lưu động, tuyên truyền tại các buổi chợ phiên, họp thôn, văn nghệ quần chúng...
29/04/2014
Hội thảo kinh nghiệm trong công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số
HGĐT - Ngày 27.4, tại Hội trường Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức Hội thảo kinh nghiệm trong công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số. Các đồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Thào Xuân Sùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Triệu Tài Vinh, Ủy viên BCH
28/04/2014
UBND tỉnh họp phiên tháng 4
HGĐT - Ngày 26.4, UBND tỉnh tổ chức phiên họp tháng 4 dưới sự chủ trì của đồng chí Đàm Văn Bông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Phiên họp nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội tháng 4, triển khai nhiệm vụ tháng 5 cũng như xem xét, cho ý kiến vào một số báo cáo, tờ trình của các ngành.
28/04/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.