Chiến thắng Phát-xít với bước ngoặt cách mạng Việt Nam

10:17, 08/05/2014

HGĐT - Những bài học về cuộc chiến tranh chống Phát-xít ngót bẩy thập kỷ trước vẫn còn nguyên ý nghĩa thiết thực đối với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoàbình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.


Trước yêu cầu bức thiết của lịch sử, ngày 3.7.1941, theo lời hiệu triệu của Xta-lin, nhân dân Xô-viết tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại kéo dài 5 năm (1941-1945), chống lại Đức quốc xã. Đây được xem là cuộc chiến tàn khốc nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại trong lịch sử nước Nga và nhân loại; tạo điều kiện để các dân tộc bị áp bức nói chung, nhân dân Đông Dương nói riêng, vũ trang giải phóng dân tộc, giành tự do, độc lập.

 

Cùng nhân dân Xô-viết và thế giới chống kẻ thù chung - Chủ nghĩa Phát-xít - nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương cũng từng bước chuyển hướng đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh sang trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc, tay sai. Ngày 22.9.1940, quân đội Nhật vào Đông Dương, đặt dân tộc ta vào cảnh “một cổ hai tròng” áp bức; Hội nghị T.Ư 7 của Đảng kịp thời được triệu tập, sáng suốt nhận định: “Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy sứ mệnh thiêng liêng lãnh đạo các dân tộc bị áp bức Đông Dương vũ trang giành lấy quyền tự do, độc lập”. Nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra như Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương... báo hiệu thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam : Toàn dân vũ trang nổi dậy đánh đổ bọn cướp nước và bán nước, giành độc lập, tự do.

 

Trước sự kiện nước Pháp đầu hàng Đức và cách mạng trong nước hừng hực khí thế, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cho rằng “đây là cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam” và “chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”. Tháng 2.1941, Bác Hồ trở về nước cùng Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam . Hội nghị T.Ư 8 (tháng 5.1941) hoàn chỉnh nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu; đề ra nhiệm vụ chớp thời cơ giải phóng dân tộc; quyết định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi - Mặt trận Việt Minh, tổ chức lực lượng vũ trang, huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ cách mạng, chủ trương khởi nghĩa vũ trang từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩa...

 

Cuối năm 1942, Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công, giải phóng nhiều vùng rộng lớn, tạo bước ngoặt giành thế chủ động. Tháng 10.1944, trong Thư gửi đồng bào Toàn quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dự báo: “Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”. Người cũng dự đoán, sau chiến thắng của quân Đồng Minh, có sự giải giáp quân Nhật, Pháp sẽ trở lại Đông Dương. Cuộc tổng khởi nghĩa của chúng ta phải nổ ra giữa thời điểm Nhật đầu hàng, thực dân Pháp chưa kịp quay lại, quân Đồng Minh chưa kịp đến, ta đứng trên tư thế người chủ mới làm việc với Đồng minh.

 

Từ tháng 1.1944 đến 1.1945, Hồng quân Liên Xô quét sạch quân đội Phát-xít trên toàn lãnh thổ, giải phóng nhiều nước châuu và truy quét Phát-xít Đức đến sào huyệt cuối cùng ở Béc-linh. Tại Đông Dương, ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp, ngay đêm đó, Ban Thường vụ T.Ư Đảng họp, chủ trương phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước trên toàn quốc. Ngày 12.3, Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ra đời; hiệu triệu “phá kho thóc giải quyết nạn đói”, thổi bùng ngọn lửa cách mạng. Tháng 4.1945, Hội nghị quân sự Bắc Kỳ “đặt nhiệm vụ chính trị lên trên tất cả các nhiệm vụ cần kíp khác”. Phong trào kháng chiến Toàn quốc làm lung lay nền thống trị của quân phiệt Nhật và tay sai ở Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng.

 

Ngày 30.4.1945, cờ chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tung bay trên nóc Nhà Quốc hội Đức. Ngày 9.5.1945, Đức ký biên bản đầu hàng vô điều kiện. Giữ thế chủ động, ngày 8.8.1945, Liên Xô tuyên chiến với Phát-xít Nhật, tiêu diệt hơn một triệu quân Quan Đông, buộc Nhật đầu hàng không điều kiện, kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai - một trong những thiên anh hùng ca được ghi vào lịch sử nước Nga Xô-viết và nhân loại trong thế kỷ XX, tác động sâu xa đến tiến trình phát triển của lịch sử loài người.

 

Nắm chắc và chớp thời cơ từ chiến thắng vĩ đại của Hồng quân Liên Xô, Hội nghị Toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (13 đến 15.8.1945), kêu gọi toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 16.8.1945, cũng tại Tân Trào, Đại hội Quốc dân tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, bầu Ủy ban Dân tộc giải phóng do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Người gửi Thư kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta... Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm. Tiến lên!”.

 

Đáp lời Người, 25 triệu đồng bào cả nước nhất tề vùng lên giành chính quyền chỉ trong 15 ngày (từ 13 đến 28.8.1945), chấm dứt sự thống trị gần trăm năm của thực dân và ngàn năm của phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên tự do, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; góp một phần không nhỏ cùng nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh chống Phát-xít vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

 

Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô-viết không chỉ cứu nhân loại khỏi nạn diệt chủng của Chủ nghĩa Phát-xít, hậu thuẫn cho phong trào giải phóng dân tộc khắp các châu lục giành thắng lợi, trong đó có Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam, mà còn tạo ra những nhân tố thời đại loại trừ chiến tranh thế giới ra khỏi đời sống loài người.

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giao ban công tác báo chí tháng 4
HGĐT- Chiều ngày 28.4, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 4. Đồng chí Triệu Minh Tư, Phó trưởng ban Tuyên giáo chủ trì hội nghị. Đến dự có lãnh đạo Sở Thông tin truyền thông; các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương, các Sở, Ban, ngành của tỉnh và các trung tâm xuất bản bản tin đặc san, nội san…
29/04/2014
Bắc Mê: Sức lan tỏa từ phong trào “học” và “làm theo” gương Bác
HGĐT- Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền từ khi triển khai thực hiện các Chỉ thị, Kế hoạch của Đảng các cấp, đến việc nhân rộng và biểu dương những nhân tố điển hình bằng nhiều hình thức như: Tổ chức hội thi báo cáo viên cấp huyện, mở lớp bồi dưỡng chuyên đề, chiếuphim lưu động, tuyên truyền tại các buổi chợ phiên, họp thôn, văn nghệ quần chúng...
29/04/2014
Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Hà Giang tiếp xúc cử tri tại trung tâm huyện Bắc Mê và xã Lạc Nông
HGĐT - Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, ngày 26.4, các đại biểu quốc hội khóa XIII của tỉnh gồm các đồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư T.Ư đảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư và đồng chí Thào Hồng Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XIII đơn vị tỉnh Hà Giang đã có buổi tiếp xúc cử tri tại trung tâm huyện Bắc Mê và xã
28/04/2014
Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Hà Giang tiếp xúc cử tri tại huyện Vị Xuyên
HGĐT- Trong 2 ngày 5 và 6.5, thực hiện Luật tổ chức Quốc hội (QH), Luật MTTQ Việt Nam về việc tiếp xúc cử tri của ĐBQH; căn cứ Kế hoạch số 62 của Đoàn đại biểu QH khóa XIII tỉnh Hà Giang, Đoàn Đại biểu Quốc hội gồm ông Thào Hồng Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang; bà Triệu Thị Nái, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH đã có buổi tiếp xúc cử
07/05/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.