Đi tìm lời giải từ cơ sở

07:49, 06/08/2013

HGĐT- Chuyến công tác của Đoàn công tác số 4 của tỉnh do đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo của 7 sở, ngành mất cả tuần rong ruổi tại các huyện vùng đá: Quản Bạ, Yên Minh;đoàn đến các xã biên giới, nội địa rồi ngược về huyện núi đất vùng sâu Bắc Mê, đi tới thôn cùng, ngõ hẻm để xem đồng bào làm ăn, sinh sống ra sao mới thấy: Nghị quyết, chính sách có “thấm” vào cuộc sống được hay không? Câu trả lời được lật ngược trở lại từ chính nơi bắt đầu cuộc sống và đó là cơ sở.


Đường lên xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ mùa này trên là ngô, dưới chân ngô là đậu tương, bí đỏ, dưa chuột, cải xanh... Ngần ấy thứ cây trồng cứ như đè đá, vươn qua đá, chạy dọc mãi theo triền núi lên tận trời xanh. Thoáng trong đám ngô đeo bắp to như bắp tay các chàng trai vùng núi là mấy cô thôn nữ đeo gùi, tỉa những lá ngô già mang về làm thức ăn cho bò. Vài năm gần đây, Bát Đại Sơn đưa cây ngô lai NK 4300, NK 66, NK 54 chiếm 85% diện tích. Đồng bào địa phương cho biết, Ngô NK là dòng lai có khả năng chống chịu hạn, chịu rét, thích nghi cao trên vùng núi đá, không kén đất, ít sâu bệnh nay đã ăn sâu vào Bát Đại Sơn. Ngô lai, đậu tương thuần chủng DT 84 đã làm thay đổi diện mạo cuộc sống người dân. Đã có nhiều nhà nuôi cả chục con bò lúc nào bụng cũng căng tròn nhờ vào lá ngô. Hình thức muôi bò vỗ béo theo mùa vụ được áp dụng khá rộng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm 2 vụ ngô, trồng xen đậu tương, rau màu các loại đã mở ra cho Bát Đại Sơn hướng xoá nghèo bền vững. Ở xã Cao Mã Pờ, chuyện cây ngô lai đưa vào còn khiêm tốn. Nhưng nơi đây lại coi việc trồng cỏ để nuôi bò vỗ béo. Quản Bạ đang tập trung làm rau, hoa và dược liệu với diện tích trên 460 ha, Ấu tẩu 20 ha, cây Hương thảo 25 ha, xúc tiến quan hệ tốt với đồng bào biên giới 2 bên để hợp tác thương mại. Ở xã Mậu Long, huyện Yên Minh thì chăn nuôi đại gia súc là hướng đi chính, bình quân mỗi hộ có 6 con gia súc. Khó khăn lớn nhất làm chậm phát triển kinh tế là đường giao thông liên thôn bản đi lại rất khó khăn trong mùa mưa; điện lưới Quốc gia chưa tới được 14/18 thôn; các chính sách của Đảng, Nhà nước như Nghị quyết 47 của HĐND tỉnh về hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ thâm canh, chưa “thấm” đến dân. Ở Mậu Duệ, cây lúa thuần chất lượng cao được áp dụng với 2 lý do: Một là, dễ trồng, dễ chăm, chi phí mua giống giảm. Hai là, chất lượng gạo ngon, được thị trường ưa chuộng, dễ làm, dễ bán. Hiện nay, Yên Minh đã hình thành các mô hình làm ăn khá rõ là: Vùng nuôi lợn đen nhân giống 200 con, vùng lúa đặc sản ngay trong lòng thị trấn huyện, vùng kinh tế thương mại qua các cửa khẩu... Đến với xã Yên Phong (Bắc Mê) thấy đồng đất khá màu mỡ, rừng nhiều, thế nhưng tỷ lệ đói giáp hạt chiếm gần 12%, số hộ nghèo còn nhiều (219/401 hộ toàn xã). Ngược với xã Yên Phong, xã Phú Nam lại được biết đến với 3/7 thôn có kinh tế khá giả, rất nhiều hộ làm ăn giỏi, chuyển đổi mùa vụ rất hiệu quả. Chăn nuôi lợn, trâu, dê, thâm canh lúa và làm rau màu vụ Đông là nét nổi bật của Phú Nam ngày nay...


Tổng kết và đánh giá tại các huyện cho thấy: Nét nổi bật vẫn lấy sản xuất nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu. Mỗi nơi, mỗi địa bàn, mỗi vùng miền có một cách làm ăn riêng. Thế nhưng, công tác cán bộ, sử dụng ngân sách chi cho: Nông nghiệp, Y tế, địa chính; giải ngân cho Chương trình 135, việc thực hiện các đề án, dự án, xây dựng Nông thôn mới còn rất nhiều vấn đề cần kiện toàn lại mới đáp ứng thực tiễn. Có những cán bộ chủ chốt cơ sở cho rằng, địa phương họ vẫn sử dụng giống lúa CR 203. Tuy nhiên, giống lúa này đã bỏ trồng cách đây hàng chục năm rồi. Hầu hết cán bộ cơ sở tại các xã được hỏi đều khẳng định: “Chưa triển khai, hoặc rất khiêm tốn” đưa và áp dụng được Nghị quyết 47 vào hỗ trợ người dân sản xuất, thậm chí Nghị quyết đến nay vẫn chưa được triển khai. Công tác thu, chi ngân sách sự nghiệp vẫn thụ động, vẫn để dồn chi vào cuối năm dẫn đến hiệu quả không cao. Nhiều nơi, nhiều địa bàn còn “buộc chuyển chi”. Chi cho sự nghiệp y tế, giáo dục, xây dựng cơ bản... Việc cấp quyền sử dụng đất lần đầu trong thu hồi, hiến đất, đền bù của người dân còn chậm, sử dụng và quản lý tài sản công tại các xã vẫn còn nhiều lãng phí. Công tác quản lý sổ sách kế toán còn rất nhiều việc cần phải kiện toàn lại để tránh việc chủ tài khoản làm thay. Công tác XĐGN chưa tìm rõ nguyên nhân để phân loại, chưa cụ thể được giải pháp đưa chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống. Xây dựng Nông thôn mới chậm, sức ì cơ sở là những rào cản lớn nhất.Hiện tượng “đánh trống, ghi tên” được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến khẳng định là khá phổ biến hiện nay, cần sớm chấm dứt.


Giải pháp được đúc rút từ chuyến khảo sát cơ sở của Đoàn công tác được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến chỉ ra là: Phải sớm kiện toàn lại công tác cán bộ, vì cán bộ là gốc của mọi công việc. Cho nên, phải sớm loại bỏ tình trạng cán bộ đến “đánh trống, ghi tên”. Việc thu chi ngân sách cho sự nghiệp: Nông nghiệp, các đề án, dự án, xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu... cần làm nhanh, chính xác, đúng quy trình, quy định của pháp luật. Công tác quản lý chi ngân sách, quản lý hồ sơ, chứng từ kế toán phải chủ động phân bổ ngân sách ngay từ việc xây dựng kế hoạch đầu năm một cách chủ động, tránh và nghiêm cấm chuyển chi, hoặc dồn chi để hợp thức hoá chứng từ. Xây dựng NTM thành công hay không là do cán bộ cơ sở phải vào cuộc cùng dân một cách quyết liệt. Các huyện, xã, cơ sở phải chỉ rõ nguyên nhân yếu, thiếu, và “sốc” lại công tác cán bộ để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 trước ngày 30.11. Chủ động xây dựng kế hoạch cho năm 2014; xây dựng và làm rõ các mô hình cây, con, cánh đồng mẫu... để đầu tư mới đem lại hiệu quả cao, bền vững. Và nhất thiết phải rà soát lại hộ nghèo theo Nghị định 74/2013/NĐ-CP. Qua đó, đưa ra các biện pháp hỗ trợ XĐGN cụ thể. Phân công và gắn trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo vào công tác giúp đỡ xoá nghèo lấy đó làm tiêu chí đánh giá cán bộ.


NGUYỄN MẠNH HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sèn Chỉn Ly làm việc tại huyện Quản Bạ
HGĐT - Ngày 30.7, đồng chí Sèn Chỉn Ly, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác gồm một số sở, ngành liên quan đã có buổi làm viêc với UBND huyện Quản Bạ về xây dựng và phát triển Công viên địa chất và công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, quảng bá hình ảnh Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
31/07/2013
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn làm việc tại xã Phương Độ và phường Minh Khai (TPHG)
HGĐT - Tiếp tục chương trình kiểm tra kết quả thực hiện phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của các huyện, thành phô; chiều 30.7 và sáng 31.7, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với xã Phương Độ và phường Minh Khai (TPHG).
31/07/2013
Tổng kết Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020
HGĐT- Sáng 31.7, Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020. Đồng chí Đàm Văn Bông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Cải cách Tư pháp tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện Ban Chỉ đạo Tây bắc…
31/07/2013
Hội nghị BCH Đảng bộ huyện Yên Minh lần thứ 22 (mở rộng)
HGĐT- Ngày 31.7, BCH Đảng bộ huyện Yên Minh tổ chức Hội nghị lần thứ 22 (mở rộng) khóa XVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 (Phiên họp bất thường). Đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Cùng dự còn có đồng chí Nguyễn Trung Tài, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy và lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng Tỉnh ủy...
31/07/2013