10 năm thực hiện nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng: Góp phần viết tiếp những trang sử hào hùng
HGĐT- Cùng với sự hình thành và phát triển của tỉnh, công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng được Đảng bộ tỉnh qua các nhiệm kỳ; Đảng bộ huyện, thành phố, Đảng ủy trực thuộc; các ban, ngành, đoàn thể quan tâm lãnh, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Nhiều công trình về lịch sử và mảnh đất, con người, về Đảng bộ tỉnh Hà Giang và truyền thống các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, của một số xã, phường qua các thời kỳ đã được nghiên cứu, biên soạn; công tác tổ chức cán bộ chuyên nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng từng bước được kiện toàn; công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, Lịch sử Đảng bộ, các ngành, đoàn thể được quan tâm.
Khi Chỉ thị 15-CT/TW, ngày 28.8.2002 của Ban Bí thư T.Ư Đảng (khóa IX) “Về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” và Hướng dẫn của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Về thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư được ban hành; BTV Tỉnh ủy đã xây dựng Kế hoạch và chỉ đạo các cấp ủy Đảng, đoàn thể quán triệt, triển khai thực hiện đến cán bộ, đảng viên. Thông qua đó, các cấp ủy Đảng nhận thức được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác này ở từng cấp, ban, ngành, đoàn thể; đồng thời, triển khai những biện pháp lãnh, chỉ đạo cụ thể, thiết thực.
Thực hiện nhiệm vụ BTV Tỉnh ủy giao phó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ động mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, hướng dẫn Ban Tuyên giáo các Huyện, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc; các ngành, đoàn thể những vấn đề cơ bản về quy trình, các bước tiến hành, văn bản cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn một công trình Lịch sử Đảng, truyền thống cách mạng của địa phương, ngành, đoàn thể. Trên cơ sở đó, quán triệt và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị.
Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí, tư liệu và người thực hiện, song được sự quan tâm của cấp ủy các cấp; sự tham mưu kịp thời,hiệu quả của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo các đơn vị nên công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ địa phương và truyền thống các ban, ngành, đoàn thể, LLVT ở tỉnh ta 10 năm qua có bước phát triển mới, với nhiều kết quả đáng khích lệ. Toàn tỉnh đã có 46 đầu sách về Lịch sử Đảng, truyền thống cách mạng của Đảng bộ các cấp và các ngành được xuất bản và phát hành. Quy trình biên soạn, xuất bản, phát hành đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, việc tổ chức hội thảo, thẩm định nội dung bản thảo được tiến hành chu đáo. Cấp ủy đã quan tâm chỉ đạo và có ý kiến kết luận cụ thể trước khi tổ chức nghiệm thu, in ấn và phát hành.
Chất lượng các ấn phẩm đã xuất bản và phát hành cơ bản có chất lượng tốt, phản ánh trung thực và chính xác các sự kiện hoạt động của Đảng bộ địa phương, đơn vị; là nguồn tài liệu quý giá, góp phần tích cực phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng trên địa bàn, như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang, tập III (1975-2005), Xb 2009; Truyền thống công tác Tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2000), Xb 2004; Kỷ yếu Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang, Xb 2005; Những trận đánh điển hình của LLVT Hà Giang trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ và thời kỳ bảo vệ Tổ quốc, Xb 2006; Truyền thống cách mạng của nhân dân xã Yên Định, huyện Bắc Mê (1945-2005), Xb 2007;Lịch sử LLVT nhân dân tỉnh Hà Giang (1945-2005), Xb 2008; Lịch sử Đảng bộ xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì (1945-2009), Xb 2009; Truyền thống công tác tổ chức xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2010), Xb 2010;Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cao Mã Pờ (1945-2010), Xb 2011; Biên niên sự kiện lịch sử Công an tỉnh Hà Giang (1996-2010), Xb 2012...
Đội ngũ cán bộ trực tiếp nghiên cứu, biên soạn và theo dõi Lịch sử Đảng tiếp tục được kiện toàn; ở cấp tỉnh, hiện được bồi dưỡng, đào tạo và đủ số lượng. Kinh phí cho công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng đã được các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các đơn vị quan tâm, tạo điều kiện, từng bước đáp ứng yêu cầu công việc.
Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống được các cấp ủy, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo. Nhân các ngày thành lập ĐCS Việt
Để công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử ĐCS Việt Nam của Đảng bộ Hà Giang ngày càng chất lượng, hiệu quả; những người làm công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng tỉnh nhà rất mong tiếp tục được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và đề nghị T.Ư cần có văn bản quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với người làm công tác này.
Ý kiến bạn đọc