Góp ý vào Dự thảo Hiến pháp 1992
Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm và trí tuệ cao
HGĐT- Ngày 1.3 vừa qua, BCĐ lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tổ chức lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, HĐND, thành viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố, một số chuyên gia và cử tri thành phố Hà Giang. Tại hội nghị, có trên 20 lượt ý kiến phát biểu tham gia vào các vấn đề được quy định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Ông Bàn Đức Vinh - đại biểu Ủy ban MTTQ tỉnh đóng góp ý kiến.
Các ý kiến khẳng định: Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã bám sát, được cụ thể hóa bảo đảm các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh và Văn kiện Đại hội Đảng khóa XI. Dự thảo Hiến pháp đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh; tổ chức tinh gọn và hợp lý; tăng tính dân chủ và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ. Dự thảo đã xác lập được cơ chế bảo đảm phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu xây dựng nước CHXHCN Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đã quy định đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Nội dung sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo Hiến pháp năm 1992 đã giải quyết được những vấn đề bất cập đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992, có tính dự báo và ổn định lâu dài.
Bà Lê Thị Xiết - đại biểu Sở Tài chính đóng góp ý kiến.
Tham gia góp ý vào dự thảo, các đại biểu đã thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, trí tuệ, đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo. Cụ thể, tại khoản 1, Điều 4 (chương 1) xác định “Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội...”, đề nghị thay từ “theo” chủ nghĩa Mác- Lênin bằng từ “lấy” chủ nghĩa Mác- Lênin vì tôn chỉ, mục đích Chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một nguyên tắc hiến định, là hệ tư tưởng chính thống được ghi nhận trong Hiến pháp. Điều 13 (chương I), đề nghị bổ sung thêm một khoản quy định về Quốc hiệu, cụ thể “Nước Việt
Ông Lê Trọng Lập - đại biểu Báo Hà Giang đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Trong chương II, tại Điều 15, có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung: Ở nước CHXHCN Việt
Tại Điều 39 của chương II quy định về quyền kết hôn, ly hôn và hôn nhân; sửa đổi bổ sung Điều 64 của Hiến pháp năm 1992, đã thể hiện rõ, đầy đủ các khía cạnh liên quan đến hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, dự thảo bỏ quy định xác định vị trí của gia đình trong mối quan hệ với xã hội tại Điều 64 Hiến pháp 1992 là chưa hợp lý, nên đưa vào Hiến pháp quy định về vai trò của gia đình với xã hội để đề cao vai trò của gia đình và cũng phù hợp, thống nhất với quan điểm chung của Đảng, Nhà nước và bổ sung thêm quy định mang tính nguyên tắc về các mối quan hệ trong gia đình, vị trí, vai trò của gia đình trong mối quan hệ với đất nước và xã hội… Có thể xem xét, bổ sung thêm nội dung: Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt
Đại diện Đoàn thanh niên tham gia góp ý vào dự thảo đã đề nghị giữ nguyên Điều 66 của Hiến pháp năm 1992 quy định “Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc”. Vì lịch sử nước ta đã chứng minh vai trò quan trọng của đội ngũ thanh niên. Đảng ta xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là đội dự bị tin cậy của Đảng, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Tại Điều 71 và 72 (chương IV), có ý kiến đề nghị bỏ từ “cách mạng” sau cụm từ “Quân đội nhân dân Việt Nam” và “Công an nhân dân Việt Nam”, vì nếu để từ “cách mạng” sẽ dẫn đến việc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Ngoài nội dung trên các đại biểu dự Hội nghị đều đồng tình và nhất trí cao với các phần còn lại của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ý kiến bạn đọc