Tham gia góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 – đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị

08:43, 21/02/2013

HGĐT - Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của hệ thống pháp luật, khẳng định chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân, khẳng định đường lối đối nội, đối ngoại của Nhà nước. Lịch sử xây dựng Hiến pháp là “bia đài” của Quốc gia, từng bản Hiến pháp là “nhiệt kế” của đời sống xã hội.


Hiến pháp năm 1992 kế thừa tinh hoa các bản Hiến pháp trước đây, kinh nghiệm về xây dựng và nội dung Hiến pháp của các nước XHCN cùng những bài học quý trong xây dựng CNXH trên thế giới và ở nước ta.

 

Nhìn lại quá trình hơn 60 năm qua, các bản Hiến pháp đều khẳng định nhất quán con đường “độc lập dân tộc và CNXH”, một nguyên lý bất di, bất dịch của dân tộc ta: “Lịch sử Hiến pháp là bia đài của Quốc gia”, từng bản Hiến pháp nhằm đáp ứng nhiệm vụ cách mạng từng giai đoạn.

 


                                             Toàn cảnh hội nghị

Lần này, sửa đổi Hiến pháp tuyệt nhiên không phải thay đổi, vì Hiến pháp năm 1992 đã kế thừa những tinh hoa các bản Hiến pháp trước đây. Việc sửa đổi là rất cần thiết, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011); một số vấn đề mới được đặt ra, một số quy định của Hiến pháp năm 1992 đã “bị” thực tiễn vượt qua, không còn phù hợp. Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vừa khắc phục những hạn chế hiện nay, vừa cụ thể hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn cách mạng mới.

 

Để bảo đảm những yêu cầu của sửa đổi, ngoài việc Ủy ban Soạn thảo sửa đổi Hiến pháp Nhà nước đã nghiên cứu sâu sắc, tổng kết thực hiện Hiến pháp năm 1992, nghiên cứu các vấn đề mới phát sinh, quán triệt chủ trương của Đảng...; công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân là việc làm có ý nghĩa cực kỳ to lớn và đặc biệt quan trọng, thể hiện phát huy dân chủ rộng rãi của chế độ ta, đặt cương vị của nhân dân là người làm chủ chế độ xã hội, quyết tâm xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.

 

Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, ngành; nâng cao nhận thức và trách nhiệm mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi, thi hành Hiến pháp, pháp luật và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN... Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên cũng như mỗi công dân phải phát huy trí tuệ để góp ý kiến của mình, đó là hành động thiết thực thể hiện lòng yêu nước, trách nhiệm đối với sự phát triển đất nước, ý chí bảo vệ chế độ XHCN ở nước ta:

 

Trước hết, mỗi người, dù ở cương vị nào đều phải nhận thức sâu sắc: Sửa đổi Hiến pháp lần này là bước quan trọng củng cố chế độ XHCN, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân; khẳng định con đường phát triển của dân tộc mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn; tuy trước mắt còn nhiều khó khăn, thách thức... nhưng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (sửa đổi, bổ sung năm 2011) đã chỉ ra hướng đi rõ ràng với những định hướng lớn trên từng lĩnh vực; nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức để vươn tới.

 

Hai là, phải nhận thức rõ trách nhiệm công dân là góp sức mình xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” để góp ý tâm huyết và trách nhiệm.

 

Ba là, góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là những vấn đề lớn, do đó phải bàn bạc, thảo luận một cách dân chủ, công khai, phát huy trí tuệ mỗi cá nhân, tập thể để tổng hợp thành ý chí chung toàn dân tộc.

 

Bốn là, quá trình góp ý phải bảo đảm những định hướng lớn của Đảng; luôn cảnh giác đấu tranh chống mọi âm mưu, hành động lợi dụng cơ hội sửa đổi Hiến pháp để chống phá Đảng, xuyên tạc đường lối, nền dân chủ của nhân dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc... hoặc những biểu hiện thờ ơ, hời hợt, qua loa, những hành vi ngăn cản nhân dân, gây rối, gây mất trật tự và an toàn xã hội.

Từng công dân tự giác tập trung trí tuệ để bàn bạc, góp ý vào Dự thảo sửa đổi, chắc chắn Nhà nước ta sẽ xây dựng được một bản Hiến pháp khoa học, tiến bộ, đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn cách mạng mới.
                                                      Triệu Minh Tư


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam thăm và làm việc tại tỉnh ta
HGĐT - Ngày 20.2, đồng chí Trần Ngọc Thuận, đại biểu Quốc hội khóa XIII, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và Đoàn công tác có chuyến thăm, làm việc tại tỉnh ta.
21/02/2013
Sơ kết đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo ANTT Tết Qúy Tỵ 2013
HGĐT- Chiều ngày 18.2, Công an tỉnh đã tổ chức sơ kết đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo ANTT dịp Tết nguyên đán Quý Tỵ 2013. Dự hội nghị có các đồng chí: Đàm Văn Bông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban thi đua khen thưởng tỉnh; Công an tỉnh, các đơn vị phòng, trại, Công an Thành phố Hà Giang.
20/02/2013
Thành phố Hà Giang phát động Tết trồng cây Xuân Quý Tỵ
HGĐT- Sáng 18.2 (mùng 9 tháng Giêng), thành phố Hà Giang đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Quý Tỵ (năm 2013). Đến dự có đồng chí Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy; lãnh đạo, cán bộ các cơ quan, ban ngành của tỉnh; cán bộ, nhân dân các xã, phường trên địa bàn thành phố.
18/02/2013
Vị Xuyên: Phát động tết trồng cây Xuân Quý Tỵ 2013
HGĐT- Sáng 18.2 (ngày 9 tết), tại thôn Bắc Xum, xã Minh Tân, UBND huyện Vị Xuyên đã long trọng tổ chức Lễ phát động tết trồng cây Xuân Quý Tỵ 2013.
18/02/2013