Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”

08:04, 16/08/2012

HGĐT- Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư lần thứ tư (khóa XI) ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Đây là Nghị quyết chứa đựng nội dung đặc biệt quan trọng, đòi hỏi toàn xã hội phải hiểu đúng, đầy đủ và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, đặc biệt là tổ chức Đảng và đảng viên.


Đó là yêu cầu chấp hành và thực hiện nhiệm vụ do Đại hội Đảng toàn quốc lầ thứ XI đề ra với chủ đề là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Như vậy: Đổi mới, chỉnh đốn Đảng đã trở thành qui luật phát triển của Đảng trong mọi điều kiện, đặc biệt là Đảng cầm quyền trong giai đọan hiện nay. Do đó, Ban Chấp hành T.Ư khóa XI ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” là đáp ứng kịp thời yêu cầu của sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới.


Một số vấn đề cấp bách cần tập trung giải quyết trong xây dựng Đảng mà Nghị quyết nêu, đó là:

Một là: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện vô nguyên tắc;


Hai là: Đội ngũ cán bộ chưa được xây dựng một cách bài bản, dẫn đến hẫng hụt, chắp vá, không đồng bộ, thiếu chủ động trong công tác bố trí, phân công cán bộ; một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, chưa vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương;


Ba là: Nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm thì không ai chịu trách nhiệm cá nhân, không khuyến khích được người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.


Để khắc phục những vấn đề cấp bách là phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật một cách khách quan, không nể nang, né tránh; các giải pháp khắc phục phải đảm bảo tính đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp giữa “xây và chống”, nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất; chỉ đạo, tổ chức thực hiện với trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng, cấp ủy Đảng các cấp, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu làm trước và phải thật sự gương mẫu để cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân noi theo; kiên trì, xác địnhrõ lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành, làm từng bước vững chắc, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ; phải bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng vội, cực đoan; không trì trệ, hình thức, giữ đúng nguyên tắc, không để bị các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, gây rối nội bộ.


Xuất phát từ việc phân tích những nguyên nhân và phương châm giải quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư lần thứ tư (khóa XI) đề ra 4 nhóm giải pháp chủ yếu:

Thư nhất là: Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên. Đây là nhóm giải pháp hết sức quan trọng là điểm xuất phát, là cơ sở để thực hiện các giải pháp tiếp theo đòi hỏi mỗi tổ chức Đảng và đảng viên, đặc biệt là đảng viên giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý phải thực hiện đúng đắn, đầy đủ phương châm: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan...”, đảng viên, cán bộ phải có lòng tự trọng; lấy tự phê bình là chính, trong quá trình tự phê bình phải làm rõ được nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm đã được chỉ ra nhưng chậm được khắc phục, những trở ngại trong việc lãnh đạo thực hiện các Nghị quyết về xây dựng Đảng; tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân trong việc: Gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung - dân chủ, tập thể lãnh đạo - cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, về rèn luyện đạo đức, lối sống trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trong sinh hoạt, nêu gương phải bằng các hành động thực tế, quá trình tự phê bình, kiểm điểm, phải liên hệ, gắn với xem xét việc thực hiện các qui chế, qui định, việc giải quyết các vấn đề về tổ chức và cán bộ, việc giải quyết các vấn đề bức xúc của ngành, của địa phương;


Thứ hai là: Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt Đảng. Đây là nhóm giải pháp chủ yếu để giải quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; thực hiện nhóm giải pháp này phải dựa trên cơ sở kết quả của tự phê bình, phê bình và nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là đảng viên, cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Nội dung chủ yếu của nhóm giải pháp này là: Căn cứ kết quả tự phê bình và phê bình, kết quả thực hiện trách nhiệm gương mẫu... để xem xét, sàng lọc đội ngũ cán bộ của cả hệ thống chính trị và qui hoạch cán bộ ổn định, lâu dài, mang tầm chiến lược; phát huy dân chủ một cách thật sự trong Đảng, thực hiện nghiêm qui chế chất vấn trong các kỳ họp cấp ủy, đổi mới phương pháp “lấy phiếu tín nhiệm theo hướng mở rộng đối tượng tham gia, những người không đủ năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, có tín nhiệm thấp cần được sắp xếp lại cho phù hợp, có cơ chế để thay thế kịp thời, không chờ đến hết nhiệm kỳ hoặc hết tuổi lao động; tiếp tục thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương, thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản và được công khai tại nơi công tác và nơi cư trú, thí điểm việc giao quyền cho bí thư cấp ủy lựa chọn, giới thiệu để bầu cử ủy viên thường vụ cấp ủy; cấp trưởng có trách nhiệm lựa chọn để bầu cử, bổ nhiệm cấp phó; thí điểm chế độ tiến cử, chế độ tập sự lãnh đạo, quản lý, thực hiện qui trình giới thiệu nhân sự theo hướng: Người được giới thiệu phải trình bày đề án hoặc chương trình hành động trước khi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; tập trung chấn chỉnh tổ chức, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí và bổ sung, sửa đổi luật phòng, chống tham nhũng; định kỳ tổ chức cho nhân dân góp ý kiến xây dựng Đảng thông qua ủy ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.


Thứ ba là: Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách: Là nhóm giải pháp đóng vai trò là công cụ, phương tiện để giải quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Nhóm giải pháp này bao gồm: Rà soát toàn bộ hệ thống cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác cán bộ, loại bỏ những cơ chế, chính sách đã lạc hậu; xây dựng và ban hành đồng bộ các chính sách đổi mới công tác cán bộ mà trọng tâm là: Đánh giá cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh làm cơ sở cho việc qui hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, qui định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, ban hành qui chế để hàng năm ban chấp hành góp ý kiến với tập thể, cá nhân cấp ủy, thể hiện sự tín nhiệm đối với tập thể và từng thành viên ban thường vụ cấp ủy của cấp mình; thực hiện nghiêm túc luật cán bộ, công chức, bổ sung hệ thống pháp luật để quản lý, kiểm soát chặt chẽ vốn và tài sản nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng và Nhà nước... sửa đổi, bổ sung các qui định của Đảng và Nhà nước theo hướng đề cao trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệgiữa tập thể với cá nhân để vừa phải tôn trọng nguyên tắc tập thể , vừa phát huy vai trò cá nhân, khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng; Đẩy nhanh việc cải cách và thực hiện sớm chế độ tiền lương, nhà ở, chốngbình quân, chống đặc quyền, đặc lợi gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu tổ chứclại đội ngũ cán bộ, công chức.


Trong năm 2012, ban hành qui chế giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp; việc tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học...


Thứ tư là: Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: Đây là nhóm giải pháp đặc biệt quan trọng nhằm khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, phai nhạt lý tưởng, suy thoái về đạo đức, lối sống, nhất là đạo đức, tác phong đối với việc thực hiện nhiêm vụ được giao...; nội dung cơ bản của nhóm giải pháp này là: Phải tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị, tập trung vào việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác trên cả ba lĩnh vực chủ yếu là: Đối với bản thân, đối với những người xung quanh mình và đối với công việc... một cách cụ thể, thiết thực; phải đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nhất là đổi mới về phương pháp tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống gắn với kiểm điểm, đánh giá cán bộ và biện pháp giải quyết các vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay để củng cố niềm tin trong Đảng, trong nhân dân; đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là những kiến thức mới về lãnh đạo, quản lý, về kinh tế thị trường định hướng XHCN, kiến thức về khoa học - công nghệ và hội nhập...; Trấn chỉnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, hoạt động báo chí theo định hướng của Đảng và Nhà nước; đẩy mạnh việc nêu gương người tốt, việc tốt, lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực; đồng thời phê phán, đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vô trách nhiệm, vụ lợi cá nhân...; cán bộ chủ chốt và cán bộ dân cử phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và chủ động dự báo diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên để có giải pháp giải quyết kịp thời; cảnh giác và kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, chủ động phòng ngừa, phê phán những biểu hiện “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng; giữ gìn và củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.

Tuy mỗi nhóm giải pháp có những nội dung, biện pháp cụ thể khác nhau nhưng tất cả các giải pháp tạo thành một hệ thống thống nhất, mang tính toàn diện để giải quyết “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, vì vây: Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư lần thứ tư (khóa XI) trong thực tiễn, cần phải làm tốt một số công việc sau:


Một là: Mọi cán bộ, đảng viên phải nhận thức rằng: Chỉnh đốn, củng cố Đảng là qui luật tất yếu của mọi Đảng cầm quyền, cho nên việc ban hành và tổ chức thực hiện Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” là việc làm tất yếu của Đảng ta, phù hợp với qui luật phát triển của Đảng, nhất là trong điều kiện hiện nay (công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế). Đồng thời phải nắm vững mục tiêu, phương châm và các giải pháp mà Nghị quyết đã xác định.


Hai là: Tổ chức thực hiện Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” phải thể hiện được tính cấp bách của vấn đề cần khắc phục, sửa chữa hiện nay, phải thực hiện một cách kiên quyết, quyết liệt nhưng không thể nóng vội mà phải có kế hoạch, có lộ trình, phải có mục tiêu cho từng công việc cụ thể và mục tiêu cho từng giai đoạn, đồng thời cũng không thể chần chừ hoặc làm qua loa, làm lướt mà không tính đến hiệu quả...

           
Ba là: Phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ nhưng không đồng loạt các giải pháp như nhau vì: các giải pháp là một hệ thống thống nhất, các giải pháp hỗ trợ làm tiền đề, cơ sở cho nhau, củng cố kết quả lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau, tuy nhiên: Ở mỗi cơ sở, mỗi địa phương có những “vấn đề cấp bách” khác nhau, do đó, cấp ủy địa phương, đơn vị phát hiện, lựa chọn để giải quyết “vấn đề cấp bách” ở địa phương, đơn vị mình một cách chính xác, phù hợp với thực tế tại địa phương, tại cơ sở mình.


Bốn là: Mỗi cán bộ, đảng viên đều sinh hoạt, hoạt động tại một tổ chức cơ sở Đảng nhất định, do đó: Địa bàn chính để tổ chức thực hiện Nghị quyết “Những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” là tổ chức Đảng ở cơ sở (Đảng bộ, chi bộ cơ sở) cho nên, vai trò, vị trí của cấp ủy cơ sở, nhất là bí thư cấp ủy cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức thực hiện các Nghị quyết nói chung và Nghị quyết Hội nghị T.Ư lần thứ tư nói riêng, có thể nói việc thực hiện thành công hay không, phần lớn phụ thuộc vào phương thức, cách thức tổ chức thực hiện của cấp ủy cơ sở và bí thư cấp ủy cơ sở (cấp trên cơ sở đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, không làm thay cấp cơ sở).


Năm là: Để tổ chức thực hiện được Nghị quyếtHội nghị T.Ư bốn, trước tiên phải xác định đối tượng có trách nhiệm làm gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp theo Qui định số 101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 của ban Bí thư: Cán bộ chủ chốt các cấp không chỉ nói đến cán bộ chủ chốt các cấp trên cơ sở mà cụ thể bao gồm cả các cán bộ chủ chốt cấp cơ sở như: Bí thư cấp ủy cơ sở, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể ở cấp cơ sở và người đứng đầu của các đơn vị trực thuộc đơn vị cơ sở như: Các phòng, ban, thôn, bản... là những người có trách nhiệm nêu gương trước cán bộ, đảng viên và nhân dân.


Sáu là: Để Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và đặc biệt là Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả, đòi hỏi phải có tính tự giác, lòng tự trọng, kiên quyết, công tâm, tận tụy với công việc, hết lòng vì dân của cán bộ, Đảng viên; hiệu quả thực hiện Nghị quyết phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự giác trong rèn luyện đạo đức, lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị”.


TRIỆU MINH TƯ (Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Văn phòng Tỉnh ủy: Công bố quyết định về tổ chức, cán bộ và sơ kết công tác Văn phòng Tỉnh ủy, năm 2012
HGĐT- Sáng 15.8, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Lễ công bố các quyết định về cán bộ và sơ kết công tác Văn phòng Tỉnh ủy 6 tháng đầu năm 2012.
15/08/2012
Nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 13, Hội nghị lần thứ 4 và các Nghị quyết kết luận Hội nghị lần thứ 5, BCH TW Đảng (khóa XI)
HGĐT- Ngày 15.8, Thành ủy Hà Giang tổ chức hội nghị nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 13 – NQ/TU Hội nghị lần thứ 4 và các Nghị quyết, kết luận Hội nghị lần thứ 5 BCH T.Ư (Đảng khóa XI).
15/08/2012
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sèn Chỉn Ly làm việc tại xã Thèn Chu Phìn
HGĐT- Sáng 14. 8, đồng chí Sèn Chỉn Ly, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc tại xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì, về tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như công tác xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh trên địa bàn 7 tháng đầu năm 2012. Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì, đại diện một số ban, ngành, đơn vị được phân công phụ
15/08/2012
Hội nghị UBMTTQ tỉnh lần thứ 8, khóa XII (nhiệm kỳ 2009 – 2014)
HGĐT- Ngày 14.8, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị lần thứ 8, khóa XII (nhiệm kỳ 2009 – 2014) nhằm sơ kết công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
15/08/2012
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.