Sắt son tình đoàn kết, gắn bó Việt Nam - Lào
HGĐT- Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ trước tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản, tháng 2.1966. Ảnh:TƯ LIỆU
Quan hệ đặc biệt này phát triển từ quan hệ truyền thống, trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt, đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân dân hai nước, đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam và Lào đều có lịch sử phát triển lâu đời trên bán đảo Đông Dương; nhân dân hai nước giàu lòng nhân ái, bao dung và văn hóa của hai dân tộc có nhiều nét tương đồng, có vị trí địa – chiến lược quan trọng; cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ; nhân dân hai nước có truyền thống bang giao hòa hiếu, cưu mang đùm bọc lẫn nhau từ lâu đời, cuối thế kỷ XIX cùng bị thực dân Pháp xâm lược và đặt ách cai trị tàn bạo.... Quan hệ truyền thống đó được gắn bó đặc biệt và bắt đầu mở ra trang sử vẻ vang từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 3.2.1930 và vào tháng 10.1930, Đảng được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam và Lào. Trong những năm đấu tranh giành độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và Lào đã ảnh hưởng lẫn nhau, góp phần thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng mỗi nước. Sự đoàn kết đấu tranh trong thời gian này là cơ sở để nhân dân 2 nước Việt Nam - Lào tiếp tục nương dựa lẫn nhau, cùng phối hợp đấu tranh tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở mỗi nước.
Sự ra đời của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày 2.9.1945) và Chính phủ Lào Ítxalạ (ngày 12.10.1945) đã minh chứng cho sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, thể hiện tình đoàn kết đấu tranh của nhân dân hai nước, là một trong những cơ sở đưa tình đoàn kết, giúp đỡ nhau lên tầm liên minh chiến đấu. Sau khi giành lại được chính quyền, nhân dân hai nước tiếp tục hợp tác, cùng nhau bảo vệ nền độc lập và xây dựng lại đất nước. Chính phủ hai nước đã ký Hiệp ước tương trợ Lào – Việt và Hiệp định về tổ chức Liên quân Lào - Việt, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự hợp tác giúp đỡ và liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc Việt - Lào.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), Việt Nam đã đưa quân tình nguyện sang thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào, với tinh thần giúp bạn là tự giúp mình để cùng phối hợp chiến đấu, đánh đuổi kẻ thù chung, giành độc lập tự do cho mỗi nước. Quân tình nguyện Việt
Với việc ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954, cách mạng hai nước Việt
Trong hơn 20 năm trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, quân tình nguyện Việt Nam đã cùng với bộ đội Pathết Lào đã làm nên những chiến công vang dội, ghi đậm trang sử vàng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của hai nước.v.v.
Trước thắng lợi dồn dập, to lớn của nhân dân Việt Nam, Campuchia trong tháng 4.1975, nhất là chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam (30.4.1975) của nhân dân Việt Nam, ngày 5.5.1975, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã phát động toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong cả nước nổi dậy đoạt lấy chính quyền, xây dựng nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đó là thắng lợi to lớn của nhân dân các bộ tộc Lào, đồng thời cũng là thắng lợi quan trọng của mối quan hệ đặc biệt, liên minh đoàn kết chiến đấu, thủy chung, son sắt giữa hai dân tộc Việt
Ý kiến bạn đọc