Thông báo Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI)

16:58, 16/05/2012

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 7 đến ngày 15-5-2012, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa XI) đã họp Hội nghị lần thứ năm để thảo luận, cho ý kiến về các vấn đề: Tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” và Ðề án “Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”; một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020; một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc hội nghị.


1- Về tổng kết, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng đã xem xét, thảo luận về Tờ trình và Báo cáo của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và thống nhất nhận định: Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới; là đạo luật cơ bản của Nhà nước, văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta, chế độ ta. Hiến pháp năm 1992 đã thể chế hóa đường lối đổi mới của Ðảng thể hiện tập trung ở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Ðại hội VII của Ðảng thông qua (tháng 6-1991), tạo cơ sở hiến định cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hơn 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992, đất nước ta, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Ðất nước ta đã thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Ðộc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của đất nước đã tăng lên rất nhiều, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa theo con đường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, sau 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992 (có bổ sung, sửa đổi năm 2001), Ðại hội XI của Ðảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), có nhiều vấn đề mới được đặt ra, một số quy định của Hiến pháp năm 1992 đã bị thực tiễn vượt qua, không còn phù hợp. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là yêu cầu khách quan, cần thiết để thể chế hóa Cương lĩnh của Ðảng và là công việc đặc biệt quan trọng, nhạy cảm phải có quan điểm toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể và thực tiễn.

 

Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, phân tích toàn diện và nhấn mạnh việc nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp phải căn cứ vào Cương lĩnh, Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng, tình hình của đất nước; trên cơ sở tổng kết thực tiễn 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992 và kế thừa những quy định còn phù hợp của các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992). Quán triệt đầy đủ mục đích, yêu cầu, quan điểm, định hướng đã nêu trong Nghị quyết Trung ương 2 (khóa XI), Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Chỉ sửa đổi những vấn đề đã rõ, được thực tế chứng minh là đúng, đã đủ cơ sở và tạo được sự thống nhất cao. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cần tập trung vào các nội dung, định hướng quan trọng là tiếp tục thể chế hóa đầy đủ và sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sức mạnh các lực lượng xã hội, phát triển đất nước; khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước và xã hội; tiếp tục phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ; bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; bảo đảm hiệu lực, tính ổn định lâu dài của Hiến pháp.

 

Ban Chấp hành Trung ương Ðảng đã quyết định ban hành Kết luận về tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

(Còn nữa)  


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Quang kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng bộ huyện và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HGĐT - Sáng 14.5, Đảng bộ huyện Bắc Quang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng bộ huyện (15.5.1947 – 2012) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
15/05/2012
Đoàn đại biểu “Góp đá xây dựng Trường Sa” của tỉnh viếng nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên
HGĐT - Sáng 15.5, Đoàn đại biểu “Góp đá xây dựng Trường Sa” của tỉnh do đồng chí Lê Quang Triều, Ủy viên BTV, Thường trực Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến viếng nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên nhân dịp đoàn công tác lên đường đến thăm cán bộ, chiến sỹ và nhân dân huyện huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
15/05/2012
Tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 26 của Chính phủ và triển khai kế hoạch số 30 của UBND tỉnh
HGĐT - Ngày 15.5, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; triển khai kế hoạch số 30 của UBND tỉnh về việc thực hiện kết luận số 61 của Ban Bí thư, Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực
15/05/2012
Đoàn Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thăm và làm việc tại tỉnh ta
HGĐT- Chiều 12.5, Đoàn Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nhiệm kỳ 2012 – 2015, do đồng chí Đỗ Văn Mai, Vụ trưởng, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao, mới bổ nhiệm Đại sứ tại Belarus làm Trưởng đoàn, thăm và làm việc tại tỉnh ta. Thành phần của đoàn có 14 Đại sứ, Tổng lãnh sự và Phu nhân chuẩn bị nhận nhiệm vụ ở nước ngoài. Tiếp và làm việc với đoàn có
14/05/2012