Đầu xuân với Chủ tịch UBND huyện Quang Bình Triệu Tài Phong

16:55, 15/02/2012

HGĐT- Sau gần 3 tháng đảm nhận chức danh Chủ tịch UBND huyện Quang Bình, anh đã cùng Ban thường vụ huyện chỉ đạo giải quyết xong cơ bản công tác đền bù giải phóng mặt bằng, vấn đề được xem là "nóng nhất" ở Quang Bình thời gian qua. Bên cạnh đó còn hoàn tất về cơ bản việc cấp trên 200 lô đất phục vụ công tác tái định cư và cấp đất cho nhu cầu làm nhà ở của cán bộ, công chức,viên chức trong huyện đã chờ đợi trong gần 8 năm sau ngày thành lập. Giải quyết được tồn đọng trên đã tạo ra lòng tin, động lực, thúc đẩy nhanh công tác xây dựng hạ tầng cơ sở vốn đã chậm tiến độ, khó khăn vốn đầu tư và.


Trong không gian xuân ấm áp tôi nói với anh Triệu Tài Phong, Chủ tịch UBND huyện Quang Bình: Năm khó khăn nhất nhì của năm cũ 2011 đã qua, Chủ tịch đã cùng tập thể các anh lãnh đạo Quang Bình làm được những công việc tưởng như chưa có lời giải trong hơn 7 năm thành lập huyện Quang Bình (ngày 23/12/2003). Xuân này, được biết Quang Bình đã bàn giao cho Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang gần 900 ha đất và đã trồng trên 175 ha, còn lại khoảng 700 ha còn “phải đợi” kết quả trồng khảo nghiệm từ 5 – 7 năm nữa, lúc đó kết quả ra sao? Có trồng mở rộng cây cao su mới trồng. Vậy thì trước mắt gần 700 ha đất trống đó Chủ tịch đã cóhướng đi nào để nhân dân khai thác hiệu quảnguồn tài nguyên đất đai, cũng như sức lao động vốn được đánh giá dồi dào trong dân sống trên vùng đất đó? Anh Phong cho rằng rất nhiều việc con người ta làm được, nhưng nói ra với mọi người thì lại “không dễ”. Tuy nhiên, năm qua là năm Quang Bình được tỉnh đánh giá rất cao trong việc tìm “lối ra” trong suy thoái kinh tế và mang lại “lòng tin” cả sự “kỳ vọng” cho quần chúng nhân dân trong huyện Quang Bình sau gần 8 năm thành lập. Thành quả đó trước hết phải kể đến là sự ủng hộ của các đồng chí trong Ban Thường vụ huyện, sự tin tưởng của nhân dân các dân tộc huyện Quang Bình đã dám tin, dám làm và làm quyết liệt theo đúng đường lối, pháp luật của Đảng, Nhà nước quy định.


Nhưng để làm được điều đó, cá nhân tôi đã mất gần 2 tháng, đi đến từng nhà, từng hộ trong xã Yên Bình và xung quanh khu vực để tìm lời giải đáp cho các vấn đề: Bồi thường, công tác đền bù, cấp đất tái định cư và cấp đất cho cán bộ CCVC nhà nước đang làm việc sống tại Quang Bình. Và cuối cùng phải nói “thật” với nhà báo là “lỗi” phần nhiều ở người thay mặt chính quyền trực tiếp làm việc với dân. Có 2 nguyên nhân yếu kém của cán bộ thực thi công việc đó là: Yếu về trình độ cũng như nhận thức vấn đề. Trong đó có phần ít, hoặc chưa thực sự hiểu biết pháp luật để thực thi công việc được giao. Thứ nữa là đạo đức còn yếu. Và đây chính là vấn đề “gốc rễ” cần tháo bỏ theo đúng tinh thần Nghị quyết TƯ 4 của Đảng mới đây đề cập tới. Theo tôi, vấn đề Nghị quyết T.Ư4 của Đảng cũng là vấn đề tới đây Quang Bình cần làm kỹ, làm quyết liệt để đem lại lòng tin cho nhân dân như đã làm ở công tác: Bồi thường, cấp đất tái định cư, giải phóng mặt bằng trong 6 tháng cuối năm 2011 vừa qua. Nói thêm với nhà báo: Gần Tết vừa rồi Chủ tịch UBND huyện phải trực tiếp ra Bắc Quang “vay tiền” trả tiền đền bù cho nhân dân trước Tết Nguyên đán Nhâm Thìn. Chủ tịch huyện thì vay đâu chả được, tôi đùa. (cười).


Lúc vui chuyện anh Phong kể, Tết này tôi trực Tết. Sáng Mồng một Tết vừa dậy bỗng hoảng vì thấy nhân dân khu vực thị trấn Quang Bình kéo đến phòng của Chủ tịch huyện rất đông. Anh em cùng trực Tết phát hoảng? Anh Phong trầm ngâm làm thời gian chờ đợi của tôi kéo dài, kéo theo sự tò mò sốt ruột. Và tôi thở hắt ra khi Chủ tịch Phong nói, đồng bào kéo đến mang cho Chủ tịch khá nhiều. Bánh chưng, cùng những lời chúc mừng chân tình nhất của người dân quê! Tình cảm chân thành đó có lẽ xếp vào tiền lệ “chưa tùng có” tại Quang Bình trong công tác tiếp dân sau 8 mùa xuân đã qua.


Ôn cũ, nhớ mới, anh Phong kể lại việc đã làm năm 2011 để có được “lòng dân, có tiền chi trả, đền bù, cấp đất..” đưa Quang Bình vượt qua bước đầu khó khăn sau nhiều năm ách tắc. Bài học quan trọng nhất vẫn là công tác Đảng, công tác cán bộ. Thực tế chỉ ra rằng:Khi người đứng đầu “Tự làm” trong sạch mình, thì nhất định làm trong sạch bộ máy quản lí nhà nước. Để từ đó bố trí con ngưới, sắp xếp công việc mới đúng, mới trúng. Và quan trọng hơn là làm cho con người được bố trí giao việc “khắc phải” tự nghiêm khắc với công việc được giao, làm tròn nhiệm vụ. Thứ nữa là phải “sâu sát” nhân dân. Với nhân dân, cán bộ làm gì, đúng, sai, nhân dân đều biết. Bởi vậy, sau gần 3 tháng trực tiếp khảo sát thực tế trong nhân dân, anh Phong đã xây dựng cụ thể kế hoạch giao việc cho từng cán bộ thành viên của UBND huyện. Trong đó, cán bộ được giao công việc phải tự làm, tự chịu trách nhiệm trước Thường trực mọi công việc mà mình phụ trách. Coi đó là một trong những giải pháp cụ thể nhằm “cải cách hành chính triệt để” đến từng con người, từng thành viên giúp việc trong bộ máy công quyền của UBND huyện Quang Bình. Sự thật đến nay, tại các bộ phận làm việc trong UBND huyện không có hiện tượng làm việc “chồng lấn” lẫn nhau. Mỗi người, mỗi bộ phận, mỗi việc là hiện thực tại Quang Bình, mà ở đó mỗi cán bộ, CCVC đều phát huy hết khả năng trong công việc được giao và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện việc mình làm. Và chính điểm nêu trên là kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận trong ngày đầu xuân đến Quang Bình. Đồng thời rất “đúng, trúng” mục tiêu của Đảng ta đề ra năm 2012 là năm “ chỉnh đốn Đảng và tái cấu trúc lại nền kinh tế” để đem lại lòng tin cho nhân dân mà Nghị quyết T.Ư 4, khoá XI đã đề ra.

Trở lại câu hỏi ban đầu đối với đất “chờ” cao su trên 700 ha, Chủ tịch UBND huyện Quang Bình Triệu Tài Phong cho rằng: Động viên toàn thể bà con tận dụng trồng cấy các loại cây ngắn ngày để tăng thu nhập. Đề nghị với Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đề xuất với Tập đoàn Cao su Việt Nam hỗ trợ bà con vượt qua khó khăn do thời tiết làm hư hỏng cây cao su đã trồng thời gian qua. Để từ đó cùng bà con nông dân vượt khó, chung sức với doanh nghiệp tìm hướng làm ăn bền vững cho tương lai mai sau.


NGUYỄN MẠNH HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang
Ngày 14-2, nhân dịp kỷ niệm 61 năm Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ II (2-1951), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác Trung ương đã thăm xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - nơi ghi dấu ấn lịch sử của Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ II, hiện được tỉnh Tuyên Quang chọn thí điểm xây dựng nông thôn mới.
15/02/2012
Các huyện tổ chức giao, nhận quân
HGĐT- Ngày 11.2, huyện Vị Xuyên long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2012.
14/02/2012
Các cơ quan, ban, ngành, Đảng bộ triển khai nhiệm vụ năm 2012
HGĐT- Ngày 13.2, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Dân vận và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012. Đến dự có các đồng chí: Vương Mí Vàng, phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND; Ly Mí Lử, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy...
14/02/2012
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vương Mí Vàng và các ban Đảng Trung ương làm việc với huyện Mèo Vạc
HGĐT- Vừa qua, đồng chí Vương Mí Vàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các ban Đảng T.Ư đã có buổi làm việc với HĐND, UBND và Huyện ủy Mèo Vạc để nắm tình hình hoạt động trên các lĩnh vực của huyện thời gian qua.
14/02/2012