Trích Bài phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh tại Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13.10
... Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, với sự quan tâm Đảng và Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã phát huy được vai trò quan trọng, tiên phong trong phát triển KT-XH, với những đóng góp quan trọng, tích cực cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Đối với các DN tỉnh Hà Giang, mặc dù trong điều kiện còn
nhiều khó khăn vốn có của tỉnh miền núi, biên giới, dân tộc; nhất là
trong năm 2010 – 2011, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu;
nhưng các DN tỉnh nhà đã có nhiều cố gắng vượt qua khó khăn
để duy trì sản xuất. Các DN Nhà nước, tư nhân,
Công ty cổ phần phát triển cả về số lượng, quy mô, từng bước nâng
cao về chất lượng, đa dạng về ngành, nghề kinh doanh, tạo nhiều chỗ làm
có thu nhập cho người lao động. Một số DN tích cực tham
gia các hoạt động xã hội, từ thiện, thực hiện an sinh xã hội, xóa đói
giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Một số doanh nhân tích cực ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, nhiều doanh nghiệp chuyển đổi ngành nghề kịp thời
đã tiếp cận và phát huy được những lợi thế của địa phuơng, tạo ra sản
phẩm có giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đưa
DN từng buớc thành công.
Công tác xây dựng Đảng, đoàn thể trong DN được quan tâm lãnh
đạo. Đến nay, toàn tỉnh đã có 54 DN có tổ chức Đảng. Sự ra
đời của Đảng bộ Khối DN tỉnh (tháng 7.2010) thể hiện
rõ hơn sự quan tâm và vai trò lãnh, chỉ đạo của Đảng đối với DN của tỉnh. Việc phối hợp của Đảng ủy Khối DN tỉnh và
Hội DN tỉnh trong tổ chức các hoạt động nhân Ngày Doanh
nhân Việt
của Đảng đối với các DN và là tín hiệu tốt cho sự phát triển
của các DN trong thời gian tới.
Thay mặt các đồng chí lãnh đạo tỉnh, tôi ghi nhận, biểu dương và đánh
giá cao những thành tích, đóng góp to lớn của cộng đồng DN
và đội ngũ doanh nhân cho sự phát triển của tỉnh nhà trong những
năm qua.
Bên cạnh thành tích đạt được, cộng đồng DN và giới doanh
nhân Hà Giang vẫn còn những hạn chế nhất định: Các DN chủ
yếu là vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu; trình độ của
doanh nhân hạn chế; hoạt động chủ yếu tập trung trong xây dựng cơ bản; chuyển đổi
ngành, nghề ít; trình độ quản trị doanh nghiệp kém; trình độ ứng dụng
công nghệ thông tin, trình độ hội nhập còn có khoảng cách xa so với các doanh nghiệp
tỉnh khác; tính liên kết lỏng lẻo và xây dựng thưong hiệu gần như chưa
có gì; trách nhiệm và sự bình đẳng truớc pháp luật chưa được đề cao. Đó
là hình ảnh tổng quát về DN, doanh nhân Hà Giang, mặt nào đó
còn là hình ảnh về trình độ kém phát triển của tỉnh hiện nay.
Trong thời gian tới, tôi đề nghị tỉnh Hà Giang phải khắc phục những
điểm yếu của DN ở các mặt công tác trên.
Tại Diễn đàn quan trọng này, tôi xin nêu một số quan điểm lãnh đạo của
Hội nghị lần thứ 3 BCH T.Ư khoá XI về tình hình kinh tế đất nuớc trong
năm tới và nhiệm kỳ như sau:
Hội nghị thảo luận và khẳng định quan điểm phát triển nhanh, bền
vững, đổi mới mô hình tăng trưỏng và cơ cấu lại nền kinh tế theo
huớng nâng cao chất luợng, hiệu quả và sức cạnh tranh gắn đảm bảo
phúc lợi xã hội.
- Về mô hình tăng truởng sẽ chuyển mạnh từ phát triển chiều ngang
sang tập trung ưu tiên phát triển chiều sâu, có chất luợng nền kinh tế đất nuớc.
Tái cơ cấu nền kinh tế trên 3 mặt:
+ Tái cơ cấu đầu tư công: Giảm đầu tư công, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Mở rộng huy động các nguồn vốn vào hạ tầng KT – XH có thể thu hồi vốn.
+ Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nuớc thông qua cơ chế, chính sách quản lý
DN, sắp xếp đổi mới DN, đổi mới cơ chế quản trị
DN. Tập trung cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng, giảm các ngân hàng
nhỏ.
+ Tái cơ cấu tài chính bằng cách giảm huy động vốn đầu tư từ ngân hàng
, mở rộng huy động vốn vào cơ sở hạ tầng KT-XH có khả năng huy thu hồi vốn và
nâng cao chất luợng dịch vụ ngân hàng. Sắp xếp lại hệ thống ngân hàng
quá nhỏ bé, ngân hàng thuơng mại...
Từ đo, có thể thấy năm 2011 là năm tiếp tục thực hiện Chỉ thị 02 của
Bộ Chính trị và Nghị quyết 11 của Chính phủ; thắt chặt thị truờng tài chính,
giảm đầu tư công, làm tốt an sinh xã hội. Chính vì vậy, các cơ quan
quản lý Nhà nuớc và các DN tỉnh Hà Giang cần suy nghĩ và
cùng triển khai quan điểm lãnh đạo nền kinh tế đất nuớc của Đảng ta là
sao cho kinh tế ổn định, anh sinh xã hội đảm bảo, an ninh chính trị đuợc
giữ vững. Do vậy, tôi đề nghị:
1. Thực hiện tiết kiệm trong DN; tăng cưòng ứng dụng khoa học – công nghệ trong quản lý; làm
tốt công tác quản trị doanh nghiệp; tiếp tục tìm tòi chuyển đổi nội
dung hoạt động trong các bước, các quy trình, các khâu trong sản xuất,
chế biến, kinh doanh và tiêu dùng. Quán triệt quan điểm đôi mới doanh
nghiệp, chuyển đổi hình thức hoạt động trên cơ sở bám sát tiềm năng
lợi thể của địa phương, như chế biến nông – lâm, khoáng sản, thuỷ sản;
tăng cưòng làm dịch vụ phục vụ du lịch trong nuớc và Quốc tế; đẩy mạnh
liện kết doanh nghịêp, liên kết vùng, liên kết với các nhà khoa học
tham mưu cho nhà quản lý để giúp nguời dân Hà Giang phát triển ổn định
hơn.
2. Tiếp tục có giải pháp cụ thể cơ cấu lại các doanh nghiệp, bắt đầu từ
quan điểm Hà Giang không cần có quá nhiều doanh nghiệp yếu để tỉnh yếu đi mà chúng ta cần có các doanh nghiệp mạnh, có thuơng hiệu
để Hà Giang mạnh trong những năm tới. Muốn làm đuợc điều đó, ngành
Kế hoạch – Đầu tư tỉnh phải chịu trách nhiệm trong việc để có quá nhiều
doanh nghiệp như hiện nay. Việc làm trên là để chúng ta nâng cao chất
lượng doanh nghiệp tỉnh Hà Giang; loại bỏ các doanh nghiệp hữu danh,
vô thực, hoạt động kém hiệu quả, tạo ra những thực thể bệnh tật làm cho xã hội yếu kém rồi dễ dẫn đến vi phạm pháp luật. Làm đuợc việc đó
có nghĩa là chúng ta sẽ tạo ra các giá trị đầu tư hiệu quả hơn, hiệu
quả đầu tư của xã hội cao hơn. Tiếp tục và tăng cuờng đẩy mạnh xây
dựng tổ chức hội, xây dựng cộng đồng các doanh nghiệp Hà Giang thực sự
có tâm, có tầm và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật (Theo
quan điểm của tỉnh, đã là doanh nghiệp thì phải là một thành viên của
tổ chức Hội).
3. Đánh giá lại môi trưòng đầu tư trên cơ sở các đề xuất của VCCI,
chúng ta (tỉnh Hà Giang) cần phải xây dựng chưong trình hành động và
đặt ra yêu cầu, kết quả cụ thể phải đặt đuợc trong những năm tới. Để
làm đựoc việc này phải bắt đầu tư hai phía: phía quản lý Nhà nuớc và
phía doanh nghiệp. Phía Nhà nuớc là UBND tỉnh và Giám đốc các sở; phía
doanh nghiệp là tổ chức Hội và các doanh nhân. Phía nhà quản lý phải
chấm dứt việc cửa quyền, vòi vĩnh, gây khó dễ về thủ tục, về thời gian
đối với doanh nhân, doanh nghiệp; phía doanh nhân, doanh nghiệp không
đuợc đốt cháy giai đoạn bằng mọi giá để làm tha hoá hệ thống quản lý
Nhà nuớc. Đã đến lúc chúng ta phải nói điều đó, phải để bản chất của
nó về đúng với giá trị.
Tiếp tục đánh giá, xoát xét lại và bổ sung hoạt động để khẳng định
hoạt động của Trung tâm Xúc tiến đầu tư của tỉnh. Lấy đây là điểm đầu cũng như điểm cuối
trong đầu tư của tỉnh ta. Để làm đuợc việc này, tôi đề nghị các doanh
nghiệp chỉ đuợc giao dịch giải quyết công việc qua Trung tâm. Đây là
mô hình mới đuợc thành lập, kỳ vọng đặt ra là rất lớn với mong muốn
cải thiện môi truờng đầu tư của tỉnh ta, xong cũng sẽ gặp không ít khó
khăn bởi chính chúng ta, chính nguời có quyền lợi sẽ phát sinh trong
giải quyết công việc. Tuy nhiên, tôi khẳng định với các đồng chí, các
quyền lợi chính đáng cần đuợc bảo vệ và làm tốt, song cũng cần phải
bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ con nguời của Đảng, chúng ta phải cuơng
quyết điều đó.
Để thực hiện tốt các việc trên, tôi đề nghị các ngành, các cấp tăng
cuờng đối thoại, cải cách hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp phát
triển và đồng thời cũng phải thực thi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư
tốt hơn để các doanh nghịêp phát triển.
4/ Yêu cầu Hội Doanh nghiệp thường xuyên tăng cường củng cố tổ chức,
phát triển hội viên gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung,
phương thức hoạt động để Hội Doanh nghiệp tỉnh thực sự là "ngôi nhà"
chung, một địa chỉ tin cậy, nhịp cầu nối giữa các hội viên và các cơ
quan Nhà nước, là nơi doanh nghiệp, doanh nhân gặp gỡ, trao đổi giúp
đỡ nhau phát triển doanh nghiệp, phát triển hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo hài hoà
lợi ích giữa doanh nghiệp với địa phương và nhân dân, tạo lòng tin, sự
đồng thuận của xã hội và ủng hộ của nhân dân; thực hiện tốt nghĩa vụ
thuế và các quy định của địa phuơng, tích cực tham gia thực hiện tốt
công tác xã hội, từ thiện, góp phần cùng với Nhà nước và địa phương
bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng hạ tầng, xây dựng
nông thôn mới,vv...
5. Đảng uỷ Khối doanh nghiệp tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện làm
tốt công tác Đảng trong doanh nghiệp với quan điểm tổ chức Đảng trong
doanh nghiệp phải thực sự là cơ quan lãnh đạo để doanh nghiệp
phát triển đúng nguyên tắc, đúng mục tiêu và môi truờng doanh nghiệp
dân chủ để giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện tốt hơn trong phát
triển sản xuất, kinh doanh theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.
Với tinh thần thẳng thắn, thực tế và cầu thị như trên, tôi mong chúng
ta sẽ có đuợc một không khí mới để ổn định và phát triển. Tôi xin chúc
các doanh nghiệp; các anh, chị em doanh nhân sức khỏe, hạnh phúc và
thành công!
Ý kiến bạn đọc