Phát huy truyền thống vẻ vang, ngành Tổ chức xây dựng Đảng xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ và quân, dân các dân tộc tỉnh nhà
HGĐT- Nhằm thực hiện thắng lợi những nội dung của “4 đổi mới; 8 đột phá; 15 chương trình trọng tâm; 19 chỉ tiêu chủ yếu” mà Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đề ra trên tất cả các lĩnh vực KT - XH, QP - AN; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; đặc biệt là nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, đội ngũ cấp uỷ viên và cán bộ, đảng viên trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị từ tỉnh đến cơ sở; ngành Tổ chức xây dựng Đảng và công tác cán bộ của tỉnh nhà trong năm đầu nhiệm kỳ Đại hội đã xác định là một trong những yếu tố quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra.
Điều đó được thể hiện trong việc cấp uỷ Đảng các cấp đã tập trung triển khai, thực hiện nghị quyết Đại hội cấp mình và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng cấp trên bằng chương trình hành động cụ thể; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng cấp dưới; lãnh đạo cấp ủy cơ sở đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đấu tranh tự phê bình và phê bình, phát huy dân chủ trong Đảng; tăng cường công tác phát triển đảng viên mới. 9 tháng đầu năm 2011, toàn Đảng bộ đã kết nạp được 2.306 đảng viên (đạt 104% mục tiêu nghị quyết đề ra hàng năm); chất lượng đội ngũ đảng viên mới kết nạp từng bước được nâng lên rõ rệt (trình độ đại học, cao đẳng chiếm 29%); đưa tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh lên 50.916 đồng chí (chiếm 6,6% dân số). Đội ngũ cấp uỷ viên các cấp thường xuyên được kiện toàn, bổ sung và được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng có sự chuyển biến tích cực (TCSSĐ đạt trong sạch, vững mạnh 87,16%); nội dung sinh hoạt của các tổ chức Đảng thường xuyên được đổi mới; củng cố, nâng cao chất lượng trong việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết, đảm bảo sát với thực tiễn của từng ngành, từng địa phương, đơn vị, từ đó đã phát huy được vai trò hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị ở cơ sở. Đến nay Đảng bộ tỉnh có 911 TCCSĐ và 3.3784 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở.
Công tác cán bộ được xác định là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả thực hiện nghị quyết của Đảng bộ, được gắn với nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh”- theo chủ đề năm 2011. Đội ngũ cán bộ các cấp từ tỉnh đến cơ sở từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã có sự chuyển biến cơ bản, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (trình độ chuyên môn đại học và trên đại học chiếm trên 55%; trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên chiếm trên 65%).
Việc điều động, luân chuyển cán bộ giữa tỉnh và huyện, giữa các ngành, giữa huyện và xã, luân chuyển giữa các xã được tiến hành thường xuyên và đi vào nền nếp; số đông cán bộ được luân chuyển đều là cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, đều nằm trong diện quy hoạch, có triển vọng phát triển tốt. Có thể khẳng định việc luân chuyển, thay đổi vị trí công tác đã giúp cho cán bộ tự học hỏi, bổ sung được nhiều kinh nghiệm, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Cấp uỷ các cấp đều xác định: Công tác điều động, luân chuyển, quy hoạch phải gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Để chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở cơ sở theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XV Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng luôn gắn với quy hoạch cán bộ của từng cơ sở và đào tạo theo địa chỉ; đồng thời với việc đào tạo bằng hình thức tập trung tại các trường ở Trung ương và các tỉnh bạn, tỉnh đã chủ động phối hợp mở các lớp đào tạo đại học chuyên ngành, các lớp Cao cấp Chính trị - hành chính hệ vừa học vừa làm tại tỉnh; đẩy mạnh việc đào tạo sau đại học bằng việc cử cán bộ đi đào tạo sau đại học chuyên môn tại các trường Đại học Thái Nguyên, Hà Nội và đi học các lớp Cao cấp Lý luận chính trị- hành chính hệ tập trung tại Hà Nội....
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được tiến hành thường xuyên, bảo đảm nguyên tắc tổ chức của Đảng; bảo vệ cán bộ, đảng viên, phục vụ cho việc bố trí, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ và giới thiệu cán bộ bầu cử vào các chức danh chủ chốt trong các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội, hội nghề nghiệp... Đặc biệt là công tác nắm tình hình, chuẩn bị nhân sự và tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016.
Được sự phân công của cấp ủy tỉnh, Ban tổ chức Tỉnh ủy đã phối hợp với Học viện Chính trị- hành chính Quốc gia Hồ Chính Minh triển khai thực hiện “điểm” Đề án “Nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của đảng uỷ cơ sở vùng nông thôn tỉnh Hà Giang” tại 4 xã của 2 huyện Quản Bạ và Bắc Quang; tổng kết thực tiễn, xây dựng và hoàn thiện Đề cương “Các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hà Giang” đã được Ban Thường vụ tỉnh ủy phê duyệt và triển khai trong toàn Đảng bộ tỉnh; Triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, giai đoạn 2011- 2015, mục tiêu đến 2020”; xây dựng Chỉ thị “Đổi mới về phong cách, lề lối làm việc của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị- xã hội, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tỉnh Hà Giang trong thi hành công vụ”...
... Nhìn lại một năm triển khai và thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, nghị quyết Đại hội lần thứ XV Đảng bộ tỉnh và nghị quyết XI của Đảng; với sự phấn đấu nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, cỏn bộ, đảng viên toàn Đảng bộ tỉnh; công tác Tổ chức XDĐ của các cấp uỷ đó đạt được những thành tựu nhất định, nhiều chỉ tiêu công tác lớn được triển khai và tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt, tạo sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên rõ rệt, góp phần nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở cú bước chuyển rõ rệt. Công tác cán bộ có nhiều chuyển biến cả nhận thức và cách làm, phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị; dân chủ cơ sở được mở rộng; đồng thời với việc chỉ đạo tiến hành các đợt kiểm tra, giỏm sát tình hình thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và thực hiện công tác tổ chức xây dựng Đảng tại cơ sở, đạt được kết quả tốt hơn trong những năm tiếp theo.
Để thực chiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ năm 2011 và những năm tiếp theo, công tác Tổ chức XDĐ từ tỉnh đến cơ sở cần tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là: Tập trung tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, tổ chức thực hiện thành công chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XV Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng; phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2011, tạo tiền đề vững chắc cho năm 2012 và cả nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Hai là: Tiếp tục xây dựng củng cố TCCSĐ trong sạch, vững mạnh; thường xuyên thực hiện tốt công tác kiện toàn cấp ủy viên các cấp. Triển khai thực hiện nghiêm túc Đề cương “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011- 2015” trong toàn Đảng bộ tỉnh; tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở; tổng kết rút kinh nghiệm bước đầu của Đề án “Nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển KT – XH của đảng uỷ cơ sở vùng nông thôn tỉnh Hà Giang” tại 4 xã của 2 huyện Quản Bạ và Bắc Quang, tiếp tục triển khai thực hiện bước Hai của Đề án; nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển KT - XH của tổ chức Đảng, bảo đảm vai trò lãnh đạo toàn diện của các tổ chức Đảng đối với hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Ba là: Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tiếp tục thực hiện tốt và thường xuyên việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với nội dung thiết thực, đó là: “Xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức chính trị trong sạch vững mạnh; rèn luyện nâng cao đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; hết lòng, hết sức, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Gắn với thực hiện khẩu hiệu hành động: “Quyết không cam chịu đói nghèo, biến khó khăn thành cơ hội phát triển; vì Hà Giang phát triển, hãy làm việc nhiều hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn”.
Bốn là: Triển khai đồng bộ các khâu của công tác tổ chức cán bộ, thực hiện tốt việc tạo nguồn, quy hoạch đào tạo cán bộ. Tiếp tục thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ; rà soát, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương còn trì trệ, yếu kém trong quản lý điều hành; tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở; triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, giai đoạn 2011- 2015, mục tiêu đến 2020”; từng bước chuẩn hoá và nâng cao trình độ, năng lực cán bộ về mọi mặt, xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Năm là: Tiếp tục đổi mới về phong cách, lề lối làm việc của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị- xã hội; của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thi hành công vụ theo hướng sâu sát, nhanh chóng, chính xác, kịp thời, chống quan liêu, hành chính, tiêu cực, phiền hà, tham nhũng, lãnh phí; Ban hành Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị “Đổi mới về phong cách, lề lối làm việc của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị- xã hội, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tỉnh Hà Giang trong thi hành công vụ” của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong toàn tỉnh.
Sáu là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về công tác Tổ chức xây dựng Đảng đối với cấp uỷ các cấp trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chấp hành Điều lệ Đảng, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp và của cấp mình. Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt đảng, nâng cao ý thức đấu tranh tự phê bình và phê bình trong đảng, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong đảng, xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Với truyền thống 81 ngành Tổ chức xây dựng Đảng (14.10.1930- 2011); để đảm bảo cho việc triển khai và thực hiện hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010- 2015 đã đề ra, Ban Tổ chức cấp uỷ các cấp và mỗi cán bộ, công chức làm công tác Tổ chức xây dựng Đảng cần tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm và tính chủ động, sáng tạo trong công tác, thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đã đề ra, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010- 2015.
Ý kiến bạn đọc