Phát huy truyền thống anh hùng, Hà Giang nguyện xứng đáng là “phên dậu” nơi cực Bắc Tổ quốc
HGĐT- Tháng Tám mùa thu lịch sử lại về trong không khí tưng bừng phấn khởi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nô nức hăng hái thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 66 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9.
Hoà chung niềm vui to lớn đó, hôm nay, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc Hà Giang hân hoan, long trọng tổ chức Kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh (20.8.1891 - 20.8 2011) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba do Nhà nước trao tặng.Đây là niềm vinh dự, tự hào của người Hà Giang xuyên suốt lịch sử truyền thống hào hùng, bất khuất, anh dũng chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ mảnh đất biên cương cực Bắc của Tổ quốc .
Hơn một thế kỷ qua, đặc biệt từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu chỉ lối, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ cách mạng, các dân tộc anh em trên mảnh đất Hà Giang luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng, cần cù lao động sáng tạo, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, từng bước vượt lên muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, đóng góp vào công cuộc xây dựng, quê hương , đất nước ngày càng ấm no, hạnh phúc, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêngcủa Tổ quốc.
Nhớ lại những năm nước tacòn dưới ách đô hộ của thực dân, phong kiến, cuộc sống của đồng bào các dân tộcHà Giang - vô cùng cực khổ, đói rách, bệnh tật, kiếp người mà như trâu ngựa...Với truyền thống yêu nước, yêu quê hương, không cam chịu làm nô lệ, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra như: Cuộc khởi nghĩa năm 1901 do hai thủ lĩnh người Dao là Triệu Tiến Kiên và Triệu Tài Lộc lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh Pháp. Đến cuộc khởi nghĩa của Giàng Quang Bảo, dân tộc Mông năm 1911, lãnh đạo nhân dân các vùng Mèo Vạc, Mường Hưu nổi dậy đánh Pháp. Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Sùng Mí Chảng, người con dân tộc Mông diễn ra từ năm 1911- 1917 ở Đồng Văn, đã liên kết với cả người Mông ở bên kia biên giới cùng đồng bào các dân tộc vùng cao đứng lên chống Pháp, đã gây cho Pháp rất nhiều thiệt hại. Các cuộc nổi dậy... trên địa bàn Hà Giang đã tô thắm thêm truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm, kiên cường, lòng căm thù quân xâm lược của đồng bào các dân tộc nơi cực Bắc.
Kể từ khi có Đảng, đồng bào các dân tộc Hà Giang nhưcó ánh “Mặt trời” soi sáng, đưa nhân dântừ nô lệ vươn lên làm người chủ đất nước. Ngay từ cuối những năm 30 của thế kỷ XX, trong bối cảnh bị thực dân Pháp đàn áp điên cuồng phong trào cách mạng, săn lùng các chiến sĩ cộng sản khắp nơi... nhưng ở Hà Giang đã có những đảng viên của Đảng Cộng sản đến xây dựng phong trào cách mạng như ở Bắc Mê, Hùng An, Bắc Quang, Vị Xuyên... Mặc dù Hà Giang giành chính quyền cách mạng có muộn so với cả nước (ngày 8.12.1945) nhưng đã góp phần quan trọng làm nên cách mạng tháng Tám thành công, từ đây đã mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, nhân dân ta đã thực sự làm chủ quê hương, đất nước và bước vào thời kỳ xây dựng CNXH.
Trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp, chống Mỹ, cứu nước, đồng bào các dân tộc Hà Giang một lòng một dạ đoàn kết, kiên trung, vừa cần cù lao động sáng tạo xây dựng quê hương, vừa nhận rõ trách nhiệm lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, đã cử hàng ngàn người con ưu tú, đưahàng chục vạn tấn lương thực, thực phẩm..., đóng góp hàng triệu ngày công... ra chiến trường, phục vụ chiến đấu... góp phần to lớn làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta. Đồng thời đóng góp quan trọng vào công cuộc bảo vệ toàn vẹn biên giới phía Bắc củaTổ quốc.
Bước vào thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước trong sự nghiệp CNH- HĐH, nhất là sau 20 năm Hà Giang chia tách từ tỉnh Hà Tuyên năm 1991, mặc dù vẫn là một tỉnh nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước, nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương, cùng với ý chí tự lực tự cường, phát huy truyền thống đoàn kết, lao động sáng tạo, vượt lên mọi khó khăn gian khổ của 22 dân tộc anh em, hôm nay bộ mặt Hà Giang đã thay da đổi thịt. Đến năm 2011 tỉnh đã phát triển có 10 huyện và một thành phố Hà Giang trực thuộc tỉnh, với 195 xã, phường, thị trấn. 100% các xã có đường ô tô trải nhựa đến trụ sở xã. Về kinh tế nhiều năm qua liên tục tăng trưởng bình quân trên 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trong nông nghiệp. Sản xuất lương thực ngày một tăng cao, bình quân đạt trên 460kg/người/năm; thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách trên địa bàn tăng nhanh, năm 2010 đạt trên 600 tỷ đồng... Hàng năm số hộ nghèo giảm 5 % trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,8%.Hiện nay 65% số thôn bản đã có điện; giải quyết cơ bản nước ăn cho 25 vạn đồng bào 4 huyện vùng cao phía Bắc. Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, 100% các xã có trường học, trạm y tế xây dựng kiên cố; tỉnh được công nhận đạt chuẩn Quốc gia phổ cập GDTHCS... Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 19%...Văn hoá -thể thao- thông tin , báo chí được phát triển mạnh, tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 98%, tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 92%. Báo Hà Giang đến nay được phát hành xuống tận thôn, bản, tổ dân phố, các đầu chốt ở xã, trường học... Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và tổ chức đoàn thể ngày càng được củng cố, phát huy. Hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. an ninh - quốc phòng được củng cố vững chắc, bảo đảm trật tự trị an và an ninh biên giới Quốc gia... Với những thành tựu xuất sắc đạt được trong những năm qua, Hà Giang đã được Nhà nước tuyên dương phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang và Anh hùng Lao động cho 17 tập thể và 4 cá nhân...
Những thành tựu đó là cả một quá trình suốt chiều dài 120 năm lịch sử phát triển của Hà Giang, dưới sựlãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ tích cực, có hiệu quả của các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh đã vận dụng sáng tạo nghị quyết Trung ương vào thực tế ở địa phương, sâu sát dân, thực hiện dân chủ, đoàn kết, cùng với sự lao động sáng tạo, ý thức không ngừng vươn lên, đề cao tinh thần tự lực tự cường, tính gương mẫu của cán bộ đảng viên, sự tin tưởng tuyệt đối của nhân dân các dân tộc vào Đảng và Nhà nước của mình.
120 năm - một chặng đường lịch sử phát triển với hơn một thế kỷ, tuy là dài với một địa phương, song tiến trình lịch sử thì đó mới chỉ là khởi đầu. Sự nghiệp CNH- HĐH đối với Hà Giang đang là con đường còn vô vàn thách thức khó khăn và quyết liệt... Hiện tại kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm... Công tác giáo dục, đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực... Thu nhập bình quân đầu người còn quá thấp so với bình quân chung cả nước. Xoá đói giảm nghèo chưa thật sự bền vững...Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý và điều hành chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ...,đang đòi hỏi sự quyết tâm cao, có những chủ trương, chính sách đúng, phù hợp với thực tế ở địa phương, nhưng với sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc Hà Giang, tính gương mẫu “hết lòng hết sức phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân”, thực hiện theo lời Bác Hồ dạy ”Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”,“cán bộ là công bộc của dân” của cán bộ đảng viên... chắc chắn Hà Giang sẽ thành công trong bước đường đi tới.
Đảng bộ và đồng bào các dân tộc Hà Giang hơn lúc nào hết càng tự hào với truyền thống lịch sử anh hùng của ông cha, chúng ta càng nhận rõ trách nhiệm và nghĩa vụ to lớn của mình trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, xứng đáng là mảnh đất “phên dậu” của Tổ quốc nơi biên cương cực Bắc.
Ý kiến bạn đọc