Đối ngoại nhân dân Một trong ba bộ phận cấu thành công tác đối ngoại chung của Đảng và nhà nước
HGĐT- Đối ngoại nhân dân (ĐNND) là một trong ba bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Đường lối đối ngoại của Đảng là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước, vì lợi quốc gia dân tộc, vì một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Trong những năm qua, ĐNND đã góp phần tích cực vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam XHCN, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế, xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế, đồng thờigóp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; ĐNND cùng với đối ngoại Đảng và ngoại giao nhà nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Đối với Hà Giang, một tỉnh có đường biên giới chung với nước CHNDTrung Hoa, có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai bên về mọi mặt. Nhân dân hai bên biên giới có nhiều qua hệ thân tộc, gần gũi, đối ngoại nhân dân đã góp phần phát huy truyền thống quan hệ hữu nghị giữa hai bên biên giới, bảo đảm giữ vững chủ quyền quốc gia, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; đồng thời là tỉnh có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, đặc biệt: Cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành thành viên của mạng lưới công viên địa chất toàn cầu, lượng du khách nước ngoài đến Hà Giang ngày càng tăng. ĐNND đã góp phần giới thiệu tiềm năng đa dạng, phong phú của tỉnh, nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc Hà Giang với bạn bè quốc tế... làm cho bạn bè quốc tế hiểu về đất nước, con người và nền văn hóa đa sắc tộc của ta hơn.
Tuy nhiên, trước tình hình mới, đòi hỏi công tác ĐNND phải được đẩy mạnh hơn nữa, ngày 6.7.2011, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số: 04-CT/TW “về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác ĐNND trong tình hình mới”. Để thực hiện tốt chỉ thị trên, các cấp, các ngành, mặt trận và các tổ chức đoàn thể, mọi cán bộ, Đảng viên và mọi người dân cần phải hiểu và nắm vững một số vấn đề sau đây:
Một là: Đối ngoại là quan hệ đối sử giữa một bên là Việt
Hai là: ĐNND có vị trí rất quan trọng trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Nếu đối ngoại Đảng là khẳng định với các nước về chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta; ngoại giao nhà nướcthực hiện nội dung cụ thể đường lối đối ngoại của Đảng trong quan hệ giữa nhà nước ta với các nước khác trong cộng đồng quốc tế thì ĐNND thực hiện bằng các hình thức đối ngoại cụ thể, tức là diễn ra hàng ngày, hàng giờ khi có người hoặc tổ chức nước ngoài tiếp xúc với ta, như vậy, chính ĐNND là hình thức cụ thể của đối ngoại Đảng và ngoại giao nhà nước, có thể nói tóm tắt là: Đối ngoại Đảng là đối ngoại đường lối, ngoại giao nhà nước là đối ngoại mang tính pháp lý, ĐNND là thực hiện nội dung và tạo nên sức mạnh của dân tộc ta trong quan hệ quốc tế.
Ba là: Nội dung ĐNND rất phong phú, đa dạng...nhưng có thể tập trung vào một số việc cụ thể là: Giới thiệu cho nhân dân các nước ngày càng hiểu đúng, hiểu rõ hơn về quê hương, đất nước, về truyền thống của dân tộc Việt Nam, về chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, những thành tựu của công cuộc đổi mới, những bản sắc văn hóa, đạo đức, lối sống, các phong tục, tập quán tốt đẹp của người Việt Nam, xây dựng tình cảm, tăng cường tình hữu nghị với nhân dân các nước, vận động sự ủng hộ, giúp đỡ rộng rãi của bạn bè quốc tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Bốn là: Chủ thể của ĐNND bao gồm toàn bộ hệ thống chính trị và toàn dân, Tuy nhiên, mỗi chủ thể có những hình thức thực hiện khác nhau, rất phong phú và linh hoạt, phù hợp với từng loại đối tượng nhưng có thể thực hiện một số hình thức chủ yếu sau:
Trong đối ngoại Đảng: Ngoài những hình thức hội đàm, tham vấn chính thức đoàn với đoàn để thể hiện quan điểm chủ trương, đường lối đối ngoại, giải quyết những vấn đề quan hệ giữa Đảng với Đảng và những vấn đề khác mà hai phía cùng qua tâm thì hình thức ĐNND trong đối ngoại Đảng là thăm hỏi lẫn nhau giữa các thành viên giữa các đoàn, trao đổi không chính thức ngoài nội dung hội đàm, giới thiệu với bạn bè nền văn hóa...
Trong ngoại giao nhà nước: Ngoài việc thực hiện các cuộc hội đàm, tham vấn giữa hai đoàn về những nội dung trong chương trình nghị sự đã được chuẩn bị sẵn và thực hiện theo một trình tự nhất định, thì ĐNND trong ngoại giao nhà nước là giữa các thành viên của hai phía có thể trao đổi, thăm hỏi, thăm thân, trao đổi về văn hóa, giới thiệu cho nhau về phong tục, tập quán, quan niệm về đạo đức, lối sống ... Có thể nói, ĐNND với nội dung và hình thức rất phong phú, ngay trong đối ngoại Đảng và ngoại giao nhà nước cũng chứa đựng nội dung và hình thức của ĐNND.
Chủ thể nòng cốt của ĐNND là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân, nội dung và hình thức rất phong phú, bao gồm từ tổ chức thành các đoàn thăm viếng lẫn nhau, thực hiện một số nghi thức ngoại giao trong khi đón, tiễn đoàn, hội đàm giữa các đoàn cho đến việc hỏi thăm, trả lời, giao tiếp cá nhân giữa các cá nhân của người Việt Nam với người nước ngoài, cả trong cách cư sử giữa người Việt Nam với nhau trước mặt người nước ngoài.
Năm là: Đối tượng của ĐNND là công dân người nước ngoài và cả cộng đồng người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, phạm vị đối ngoại nhân dân rất phong phú, có thể diễn ra ở trong nước và cả ở nước ngoài - nghĩa là khi có sự giao tiếp giữa một bên là người Việt Nam, một bên là người nước ngoài hoặc người Việt nam định cư ở nước ngoài.
Sáu là: Phương châm ĐNND là: “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”.
Để thực hiện thắng lợi, có hiệu quả công tác ĐNND trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của cả nước, các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mình, phải “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và thực hiện có hiệu quả công tác ĐNND với 9 nội dung sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền, công tác vận động của mặt trận và các đoàn thể nhân dân đối với các hoạt động ĐNND, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể và nhân dân thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại nhân dân.
2. Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức về đối ngoại nói chung và ĐNND nói riêng cho cán bộ, Đảng viên vànhân dân.
3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể nhân dân với cơ quan chuyên trách đối ngoại và các cơ quan hữu quan để đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại với nội dung phong phú và phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, từng nội dung thông tin.
4. Các tổ chức đoàn thể nhân dân và các xã khu vực biên giới tăng cường công tác ĐNND, tăng cường giao lưu và hợp tác, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hợp tác, cùng phát triển.
5. Tăng cường công tác vận động viện trợ phi chính phủ, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức và cá nhânkhác tài trợ cho các chương trình xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
6. Xây dựng các tổ chức hữu nghị của Việt Nam với các nước ở các cấp, trươc tiên là hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc; đẩy mạnh hoạt động của hội hữu nghị làm nòng cốt cho thực hiện công tác ĐNND.
7. Thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu tiên, ưu đãi đối với người Việt Nam ở nước ngoài... tiếp tục có sự đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
8. Đổi mới công tác lãnh đạo hoạt động ĐNND theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, xã hội hóa... phục vụ cho đường lối đối ngoại của Đảng và chính sách ngoại giao của Nhà nước ta.
9.Tăng cường giao lưu, mở rộng tìm hiểu văn hóa của các nước, tổ chức học tiếng nước ngoài, trong đó, chú ý nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh và Tiếng Trung Quốc phổ thông.
Ý kiến bạn đọc