Đoàn công tác Bộ NN&PTNT làm việc với tỉnh ta về chương trình phát triển cây cao su
HGĐT- Trong 2 ngày 11 - 12.7, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do đồng chí Nguyễn Văn Chinh, Viện trưởng Viện Quy hoạch thiết kế Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh ta về chương trình phát triển cây cao su. Đón tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng; lãnh đạo 3 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình; lãnh đạo Công ty CP Cao su Hà Giang...
Làm việc với tỉnh và đi thăm thực tế tại các khu vực trồng cao su, Đoàn của Bộ NN&PTNT được nghe BQL Chương trình phát triển cây cao su của tỉnh thông tin về Chương trình phát triển cây cao su từ năm 2008 đến nay và mục tiêu, giải pháp của chương trình trong thời gian tới. Theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2015 sẽ phát triển 10.000ha cao su tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Qua hơn 3 năm phát triển cây cao su có thể nhận thấy những thuận lợi, khó khăn đó là chương trình được chỉ đạo sát sao của tỉnh, sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương... Song, cây cao su là cây trồng mới, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kỹ thuật canh tác cao, thời gian kiến thiết kéo dài khoảng 6 năm. Do đó, khâu tổ chức thực hiện, phối hợp giữa các đơn vị còn nhiều lúng túng; diện tích chuyển đổi đất nhiều nơi chưa liền vùng liền khoảnh; công tác tuyên truyền chưa được sâu rộng nên người dân có nơi còn chưa hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa của chương trình này. Vụ đông - xuân 2011 vừa qua, do rét đậm lịch sử đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cây cao su đã trồng cũng như tư tưởng của người dân góp đất... Tuy nhiên, qua đó đã rút ra những bài học tích cực trong phát triển cây cao su. Địa bàn Hà Giang đã xác định được các giống chịu rét tốt trong đợt rét vừa qua là IAN873, RRIM712. Từ kết quả triển khai thời gian qua, theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT và định hướng của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trồng giống cao su chịu lạnh là IAN873, VN772, VN774, để đảm bảo phát triển cây cao su bền vững. Do đó, diện tích đã trồng 2009 - 2010, Công ty Cao su sẽ tiến hành trồng lại 100% bằng các giống trên. Hiện nay, Công ty Cao su đã nhập về 23,7 vạn cây giống VN774 và tích cực trồng tái canh các diện tích bị thiệt hại do rét. Phương án hưởng lợi nhuận của người góp cổ phần bằng đất và Công ty cao su đang được xây dựng.
Tại buổi làm việc với tỉnh, nhiều ý kiến trao đổi xung quanh vấn đề thời tiết tại địa phương tác động đến sự phát triển của cây cao su cũng như việc phải thận trọng tìm giải pháp thích hợp phát triển một cách bền vững. Các địa phương cũng khẳng định việc đưa giống cây mới vào sản xuất hướng tới thay đổi cơ cấu cây trồng, tư duy của người nông dân và mục tiêu cải thiện đời sống nhân dân là rất cần thiết. Mong muốn Bộ NN&PTNT đề xuất với Chính phủ để sớm quy hoạch, đưa Hà Giang vào vùng quy hoạch phát triển cây cao su. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến cũng nhấn mạnh, đối với Hà Giang cây cao su được xác định là cây trọng điểm, được đưa vào mục tiêu Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh. Do vậy, tỉnh đề nghị Bộ NN&PTNT tiếp tục trình Chính phủ cho phép Hà Giang phát triển cây cao su. Tỉnh đề nghị Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp tiến hành rà soát quy hoạch lại trên cơ sở quy hoạch của tỉnh về phát triển cao su, phát triển theo từng giai đoạn từ nay đến 2015...
Thông qua chuyến công tác, nắm bắt tình hình của Đoàn Bộ NN&PTNT tại Hà Giang, Đoàn đã tiếp thu ý kiến của tỉnh và hứa sẽ sớm nghiên cứu, trình với Bộ và Chính phủ xem xét về hướng phát triển cây cao su ở Hà Giang như đề xuất của địa phương.
Ý kiến bạn đọc