Hội nghị trực tuyến tổng kết Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, giai đoạn 1998 - 2010

17:22, 27/04/2011

HGĐT- Ngày 27.4, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Chính phủ đã chức Hội nghị trực tuyến nhằm tổng kết, đánh giá dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn cả nước. Tham dự hội nghị trực tuyến có lãnh đạo các Bộ, ngành T.Ư, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Về phía tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện một số sở, ban, ngành liên quan.


Qua 13 năm triển khai thực hiện dự án, trên địa bàn cả nước đã trồng mới được hơn 2,4 triệu ha rừng, nếu tính cả diện tích rừng đã và đang được khoanh nuôi thì tổng diện tích được gây trồng mới trong cả giai đoạn 1998 - 2010 là hơn 3,7 triệu ha. Qua quá trình thực hiện dự án, nhận thức về bảo vệ rừng và trách nhiệm phát triển rừng ở các địa phương và người dân được nâng lên rõ rệt. Nhờ vậy, rừng được bảo vệ tốt hơn, độ che phủ rừng cũng tăng lên qua các năm. Năm 1998, độ che phủ là 32%, năm 2005 tăng lên 37% và đến năm 2010, độ che phủ rừng trên toàn quốc tăng gần 40%. Từ đó, không chỉ môi trường sinh thái, nguồn sinh thủy được cải thiện mà còn tạo công ăn việc làm và thu nhập cho trên 4 triệu người chủ yếu là đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, nhất là các địa phương trung du, miền núi. Đồng thời, dự án cũng tạo được vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ và các sản phẩm lâm sản khác, đưa kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng nhanh.


Tại tỉnh ta, tính đến 2010 đã trồng mới được trên 66 nghìn ha với tổng số vốn thực hiện dự án là trên 370 tỷ đồng đạt 142,6% chỉ tiêu Trung ương giao, nâng độ che phủ rừng từ 36% năm 1999 lên 53% năm 2010. Có thể nói, sau 13 năm thực hiện dự án, diện tích rừng trên địa bàn tỉnh ta đã được tăng cả về số lượng và chất lượng. Hàng vạn ha rừng trồng mới và rừng tự nhiên được phục hồi. Năm 1999, toàn tỉnh cógần 300 nghìn ha đất có rừng thì đến cuối năm 2009 diện tích này tăng lên hơn 400 nghìn ha. Nhiều loại cây quý hiếm, cây bản địa và các cây công nghiệp, cây đặc sản cũng đã được đưa vào trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm, từ công tác trồng và phát triển rừng đã có trên 50.000 lao động được tạo việc làm với mức thu nhập 1 triệu đồng/người, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho trên 2.000 hộ nghèo. Sự lồng ghép của dự án với các chương trình khác như Dự án 135, Dự án đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao núi đá đã góp phần phục hồi và bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu trong vùng và toàn quốc, nâng cao tính đa dạng sinh học, tạo cảnh quan ở vùng núi, duy trì và bảo tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm.


Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương trong công tác trồng và phát triển rừng. Qua đó, đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao độ che phủ của rừng, bảo vệ môi trường và tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng đã chỉ ra một số tồn tại hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới đó là: Độ che phủ của rừng vẫn còn thấp so với diện tích tự nhiên, chưa tương xứng với tiềm năng của các địa phương; cơ cấu cây trồng còn nghèo, khoa học kỹ thuật còn hạn chế dẫn tới tỷ lệ sống cũng như chất lượng rừng chưa cao, trong khi đó hạ tầng lâm nghiệp như: Đường lâm sinh, cơ sở chế biến còn nhiều yếu kém; công tác quản lý Nhà nước về rừng từ quy hoạch đến kiểm tra, giám sát thực hiện các mô hình trong trồng và bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, chưa huy động, khuyến khích được nguồn lực đảm bảo cho phát triển rừng. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, các địa phương cần chủ động xây dựng chiến lược cụ thể về trồng và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2015 gắn với thực hiện các chương trình như: Biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, phát triển kinh tế- xã hội và nhất là gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tập trung nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế của rừng; quy hoạch hạ tầng phát triển lâm nghiệp, vùng nguyên liệu, cây đặc sản; đưa kinh tế rừng thật sự trở thành ngành kinh tế thế mạnh của địa phương cũng như của đất nước; chú trọng công tác bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng xung yếu; tiếp tục triển khai việc giao đất, giao rừng tự nhiên cho nhân dân, nhất là đồng bào vùng cao, đẩy mạnh công tác phòng, chống cháy rừng, tạo cơ sở cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi địa phương thêm bền vững.


AN DƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới làm việc tại tỉnh ta
HGĐT- Chiều 26.4, đoàn công tác của Ban chỉ đạo (BCĐ) T.Ư Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (XDNTM) do đồng chí Nguyễn Đăng Khoa, Phó trưởng BCĐ chuyên trách có buổi làm việc với BCĐ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh ta. Dự buổi làm việc phía tỉnh ta có đồng chí: Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó
27/04/2011
Các địa phương tập trung cho Ngày bầu cử
HGĐT- Trong những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5 lịch sử, nhân dân các dân tộc huyện Xín Mần đang tập trung cao độ trong phong trào thi đua hướng tới Ngày bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp. Khắp nơi, từ xã, huyện xuống đến cơ sở xóm bản, khẩu hiệu thi đua, cổ vũ cho Ngày bầu cử được trang trọng treo lên; cờ, pa nô, áp phích cùng hòa với không khí lao động sản xuất với
27/04/2011
Nâng cao năng lực tổ chức Đảng ở cơ sở trên địa bàn Hoàng Su Phì
HGĐT- VỚI MỤC TIÊU NHÂN RỘNG NHỮNG CÁCH LÀM HAY, NHÂN TỐ MỚI TRONG XÂY DỰNG, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG Ở CƠ SỞ, HUYÊN HOÀNG SU PHÌ VỪA TỔ CHỨC HỘI THẢO TRAO ĐỔI, HỌC TẬP KINH NGHIÊM CÔNG TÁC ĐẢNG. QUA HỘI THẢO, ĐÃ CÓ NHIỀU CÁCH LÀM MANG TÍNH SÁNG TẠO, KINH NGHIÊM HAY ĐƯỢC TRAO ĐỔI VÀ VẬN DỤNG VÀO ĐIỀU KIÊN THỰC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYÊN.
27/04/2011
Nâng cao năng lực tổ chức Đảng ở cơ sở trên địa bàn Hoàng Su Phì
HGĐT- VỚI MỤC TIÊU NHÂN RỘNG NHỮNG CÁCH LÀM HAY, NHÂN TỐ MỚI TRONG XÂY DỰNG, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG Ở CƠ SỞ, HUYÊN HOÀNG SU PHÌ VỪA TỔ CHỨC HỘI THẢO TRAO ĐỔI, HỌC TẬP KINH NGHIÊM CÔNG TÁC ĐẢNG. QUA HỘI THẢO, ĐÃ CÓ NHIỀU CÁCH LÀM MANG TÍNH SÁNG TẠO, KINH NGHIÊM HAY ĐƯỢC TRAO ĐỔI VÀ VẬN DỤNG VÀO ĐIỀU KIÊN THỰC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYÊN.
27/04/2011