Quy hoạch, đào tạo cán bộ - hướng ưu tiên của huyện Quản Bạ
HGĐT- Thực hiên Nghị quyết của Đảng về "Chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiêp hoá, hiên đại hoá đất nước" và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyên lần thứ XVI, nhiêm kỳ 2005- 2010, những năm qua công tác cán bộ nói chung và quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng được Đảng bộ huyên Quản Bạ hết sức coi trọng.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, cấp ủy huyên tập trung xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ cấp huyên quản lý; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn cấp cơ sở quy hoạch cán bộ với các chức danh đã được phân cấp. công tác này từng bước được đổi mới về nội dung, phương pháp theo hướng thiết thực, phù hợp với các chức danh cán bộ theo quy hoạch.
Bước vào thời kỳ đổi mới, đội ngũ cán bộ nói chung, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý của huyện và cán bộ chủ chốt cơ sở nói riêng còn bộc lộ những yếu kém nhất định. Số cán bộ lãnh đạo được đào tạo cơ bản và đúng chuyên ngành chiếm tỷ lệ thấp; việc bố trí cán bộ còn chấp vá và phần lớn không đúng chuyên ngành. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ từ huyện xuống cơ sở còn bất cập về trình độ, độ tuổi, cơ cấu dân tộc...Theo số liệu thống kê cho thấy, số cán bộ chủ chốt cấp huyện có trình độ chuyên môn Cao đẳng, đại học chiếm 100%; cán bộ có trình độ chính trị cao cấp, cử nhân chiếm 45,71% tăng 10,2% so với năm 2005; cán bộ công chức, viên chức cấp huyện có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên chiếm 75%; cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ văn hoácấp III trở lên là 93,67%, trình độ chính trị từ trung cấp trở lên 78,75%. Nhìn chung về mặt bằng trình độ, đội ngũ cán bộ của huyện còn thấp so với yêu cầu đặt ra, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó nguyên nhân cơ bản là nhận thức của cấp ủy các cấp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong công tác đào tạo, quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ chưa đầy đủ, chưa sâu sát. Cơ quan tham mưu cho cấp ủy về công tác cán bộ chưa chuyên sâu, còn lúng túng khi thực hiện, đặc biệt là trong công tác quy hoạch. Người đứng đầu cấp ủy một số xã, thị trấn chưa coi trọng công tác cán bộ, còn tư tưởng thụ động, chắp vá trong việc bố trí cán bộ. Ngoài ra công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa bám sát yêu cầu thực tế đối với từng loại, từng chức danh cán bộ, chưa gắn với quy hoạch, sử dụng bố trí cán bộ đã xây dựng; một số cán bộ được cử đi đào tạo chưa đúng đối tượng, nội dung đào tạo chưa phù hợp với công tác chuyên môn đang đảm nhiệm. Trên thực tế, việc cử cán bộ đi đào tạo của huyện trong mấy năm qua chủ yếu là thông qua kênh đào tạo tại chức một cách đại trà, dẫn đến chất lượng chưa cao, chưa thực sự phát huy tốt nhất hiệu quả trong công việc.
Trước thực trạng trên, mục tiêu, quan điểm và giải pháp cơ bản về công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ của Đảng bộ huyện Quản Bạ giai đoạn 2010- 2015, có tính đến 2020 là nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực công tác, bản lĩnh chính trị, trình độ nghiệp vụ một cách toàn diện, vững vàng và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ. Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ, chuẩn bị và tạo nguồn cán bộ đủ cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, thành phần hợp lý, đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ cán bộ. Mục tiêuphấn đấu đến hết năm 2015 có 90% cán bộ, công chức cấp huyện có trình độ chuyên môn đại học; 80% có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 100% lãnh đạo từ Trưởng, Phó ngành trở lên có trình độ đại học, cao đẳng và có trình độ cao cấp hoặc cử nhân chính trị; 100% cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng và trình độ trung cấp chính trị trở lên; cán bộ các chốt còn lại có trình độ học vấn 12/12, trong đó có 80% có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, 100% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 5% cán bộ cấp huyện (không bao gồm các đơn vị sự nghiệp: Giáo dục, y tế, các đơn vị thuộc khối kinh tế kinh doanh) có trình độ chuyên môn sau đại học, còn lại có trình độ đại học; 100% cán bộ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 100% cán bộ Trưởng, Phó ban, ngành có trình độ lý luận từ cao cấp trở lên; 100% cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trong đó 70% có trình độ từ cao cấp chính trị trở lên.
Quan điểm, nguyên tắc trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là phải căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của từng ngành, xã, thị trấn và yêu cầu thực tế từng thời kỳ; quan tâm đào tạo cán bộ trẻ có thành tích công tác, cán bộ là con em dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, cán bộ nữ; tăng cường phát hiện và tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng học sinh, sinh viên xuất sắc từ các trường phổ thông, đại học là người địa phương; thực hiện tốt phương châm không chỉ giới hạn ở một số ngành, địa phương, cơ sở hoặc trong đội ngũ cán bộ hiện nay mà cần chú ý đến nguồn cán bộ bổ sung từ học sinh, sinh viên tại các trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện, các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề, lực lượng vũ trang, người lao động ưu tú; nguồn cán bộ trong diện quy hoạch phải được bổ sung thay thế thường xuyên thông qua việc rà soát, đánh giá cán bộ hàng năm; tiếp tục quan tâm đến chính sách đãi ngộ hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương...
Ý kiến bạn đọc