Hiệp thương lần I bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI (nhiệm kỳ 2011 - 2016)
HGĐT- Ngày 26.2, tại Ủy ban MTTQ tỉnh, dưới sự chủ trì của đồng chí Bàn Đức Vinh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội nghị hiệp thương lần I bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội nghị hiệp thương lần I bầu cử Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI (nhiệm kỳ 2011 - 2016) được tổ chức.
Các đồng chí: Đàm Văn Bông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh - Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh; Nguyễn Trung Tài, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ 11 huyện, thành phố trong tỉnh tham dự hai hội nghị.
Tại hội nghị hiệp thương lần I bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII, sau ý kiến phát biểu khai mạc của đồng chí Bàn Đức Vinh, Chủ tịch ủy ban MTTQ tỉnh, các đạibiểuđãnghe Đoàn chủ tọa hội nghị giới thiệu và thông qua một số văn bản của Trung ương, của tỉnh; giới thiệu một số nội dung mới trong Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND đã thông qua văn bản giới thiệu dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu thành phần và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu tại tỉnh Hà Giang, dự kiến của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh về số lượng người của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Hội nghị cùng đã dành phân lớn thời gian tập trung thảo luận và nhất trí ấn định về số lượng người được giới thiệu ứng cửđại biểu Quốc hội khóa XIII. Trong đó, có tổng số 06 đại biểu Quốc hội khóa XIII được bầu trên địa bàn tỉnh, bao gồm 02 đại biểu do Trung ương giới thiệu ứng cử và 04 đại biểu cư trú và làm việc tại địa bàn tỉnh và là con em của 4 dân tộc Dao, Mông, Tày, La Chí. Đại biểu chủ chốt của tỉnh thành phần dân tộc Dao; đại biểu chuyên trách và là đại biểu Quốc hội khóa XII tái cử thành phần dân tộc Mông; đại biểu cấp huyện là cán bộ lãnh đạo từ cấp trưởng phòng trở lên thành phần dân tộc Tày và đại biểu trẻ tuổi công tác tại cơ sở có tiêu chí kết hợp là nữ, thành phần dân tộc La Chí... Các đại biểu cũng đã nhất trí biểu quyết hiệp thương vòng I lựa chọn mỗi đại biểu người địa phương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII có số dư là 02 đại biểu, tương đương với 12 đại biểu địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII tại vòng hiệp thương lần này.
Ngay sau khi hội nghị hiệp thương lần thứ I bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII kết thúc, các đại biểu tham dự hội nghị nêu trên đã tiếp tục tham dựHội nghị hiệp thương lần thứ I bầu cử Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI (nhiệm kỳ 2011 - 2016). Tại hội nghị các đại biểu tham dự cũng đã căn cứ vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu HĐND năm 2010; hướng dẫn của Ban tổ chức Trung ương về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016; Quyết định của của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn về số lượng, cơ cấu nhân sự đại biểu HĐND các cấp cùng công văn của BTV Tỉnh ủy Hà Giang trích Kết luận số 22-KL/TU về công tác cán bộ đã tập trung thảo luận và nhất trí hiệp thương dự kiến số lượng, cơ cấu nhân sự đại biểu HĐND tỉnh Hà Gang khóa XVI nhiệm kỳ 2011 - 2016 như sau: Tổng số đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI là 58 đại biểu, là con em của 12 dân tộc Tày, Mông, Dao, Nùng, Lô Lô, La Chí, Phù Lá, Bố Y, Hoa Hán, Pà Thẻn, Giấy và Kinh. Được phân bổ ởcấp tỉnh 32 đại biểu, các huyện và thành phố 22 đại biểu còn lại 4 đại biểu cấp cơ sở xã và trường học. Các đại biểu tham dự hội nghị hiệp thương vòng I bầu cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI (nhiệm kỳ 2011 - 2016) cũng đã nhất trí biểu quyết lựa chọn số dư của 58 đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI là 81 đại biểu ứng cử, nâng tổng số đại biểu ứng cử HĐND tỉnh khóa XVI nhiệm kỳ lên con số 139 đại biểu để tiến hành hiệp thương các vòng tiếp theo.
Ý kiến bạn đọc