LƯỢC TRÍCH THAM LUẬN TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2010 – 2015
* Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
Thực tiễn lãnh đạo của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay luôn khẳng định: Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng; “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo”. Đồng thời, Đảng ta yêu cầu: “Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng và trong cả hệ thống chính trị. Kiểm tra về nhận thức, năng lực lãnh đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; kiểm tra phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên”...
LÊ QUANG TRIỀU, Ủy viên BTV , Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ.
|
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và kết quả nêu trên, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng cũng còn có những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục, đó là: Nhận thức của một số cấp uỷ và đảng viên về vị trí, vai trò quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng chưa đầy đủ; chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện đúng mức công tác này, do đó đã làm ảnh hưởng đến kết quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật nói riêng và công tác xây dựng Đảng nói chung...
Để khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ tỉnh, đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, trong thời gian tới cấp uỷ các cấp tích cực, chủ động và trực tiếp tiến hành kiểm tra toàn diện các mặt công tác, tập trung đi sâu kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nuớc; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, củng cố đoàn kết nội bộ, giáo dục rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và về trách nhiệm cá nhân của cán bộ chủ chốt và nguời đứng đầu; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc, đơn, thư tồn đọng, phức tạp; kiểm tra kết luận rõ, kịp thời các vụ việc mới phát sinh; xử lý nghiêm minh theo pháp luật và theo Điều lệ Đảng, những cán bộ, đảng viên có vi phạm ở bất cứ cấp nào. Trong tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát, phải xây dựng đuợc chương trình, kế hoạch kiểm tra; xác định rõ các nội dung cần tham mưu với các cấp uỷ đảng về công tác kiểm tra trọng tâm, trọng điểm, chú trọng giải quyết một số vấn đề bức xúc, nổi cộm của ngành, địa phuơng, đơn vị. Truớc hết, tập trung kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính, ngân hàng, thuế, xuất nhập khẩu, kiểm tra đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đuợc giao, buông lỏng công tác quản lý, lãnh đạo...; Cần thường xuyên sơ kết, tổng kết các hoạt động kiểm tra, đồng thời quan tâm đổi mới việc sơ kết, tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm về chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
ĐỨC DŨNG (Lược ghi)
* Phát triển thị trường dịch vụ và hạ tầng cơ sở cho du lịch
TRẦN MẠNH LỢI, đoàn đại biểu Thành phố Hà Giang
|
Tuy nhiên, các loại hình du lịch của tỉnh chưa phát triển mạnh, quy mô các doanh nghiệp du lịch, lữ hành còn nhỏ, năng lực quản lý, vận hành còn bất cập, công nghệ lạc hậu, tính cạnh tranh thấp, chưa có các loại hình dịch vụ cao cấp. Hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch tuy được Nhà nước và các doanh nghiệp đầu tư nhưng chưa mạnh, các điểm du lịch phần lớn đầu tư chưa bài bản, các làng văn hóa du lịch cộng đồng chưa chủ động trong hoạt động, các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng chất lượng phục vụ còn rất khiêm tốn... Để có bước đột phá trong phát triển thị trường dịch vụ và hạ tầng cơ sở cho du lịch, trong thời gian tới cần từng bước hiện đại hóa, mở rộng các loại hình dịch vụ có tiềm năng, giá trị gia tăng cao như viễn thông, công nghệ thông tin, y tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các ngành, các cấp, tạo sự đồng bộ và thông thoáng, từng bước triển khai thực hiện “một cửa điện tử” hiện đại. Phải đổi mới tư duy về phát triển du lịch, có như vậy mới phát huy được tiềm năng trong các thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh; nghiên cứu, bổ sung chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt về lĩnh vực đất đai, bảo đảm cho nhà đầu tư có diện tích, mặt bằng, vị trí hợp lý theo chuyên ngành, lĩnh vực của nhà đầu tư; có thể bán hoặc cho thuê đất lâu dài đối với các dự án đầu tư xây dựng trung tâm giao dịch, điều hành, trung tâm thương mại, siêu thị, văn phòng cho thuê, các điểm, khu du lịch, khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên. Chủ động xây dựng các đề án khôi phục, bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống gắn với không gian, địa điểm phù hợp, liên kết các tua, tuyến để thu hút du khách cũng như các nhà đầu tư vào địa bàn. Đối với các sản phẩm du lịch, phải xác định trọng tâm, trọng điểm, tập trung đầu tư có quy mô tại một số điểm nhằm tạo điểm nhấn làm “đầu tàu” kéo dần các khu vực khác; cần đặc biệt quan tâm, có cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch về ngoại ngữ, kiến thức quản lý du lịch. Đối với các làng văn hóa du lịch cộng đồng, cần nghiên cứu phát triển nhưng phải mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc...
TIẾN CHIẾN (Lược ghi)
* Nâng cao chất lượng công tácGDCTTT, đạo đức lối sống cho CBĐV và nhân dân, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới
HOÀNG TRUNG LUYẾN, Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ. |
Tôi xin tham luận, làm rõ thêm nội dung của nhóm giải pháp chủ yếu (nhóm giải pháp thứ 7, phần IV) trong báo cáo chính trị “về tăng cường và đổi mới một cách căn bản phương pháp, hình thức GDCTTT, tuyên truyền vận động, tập hợp quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị nhằm nâng cao chất lượng công tác GDCTTT, đạo đức, lối sống cho CBĐV và nhân dân, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, đồng thời nêu ra những giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất: Tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp uỷ từ tỉnh đến cơ sở, nắm vững và chấp hành tốt Nghị quyết TW5 khoá X:Đảng ta xác định rõ công tác tư tưởng chính trị là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ; đóng vai trò quan trọng bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Công tác GDCTTT, xây dựng đạo đức, lối sống văn hoá là nhiệm vụ của toàn Đảng, của tất cả đảng viên, trước hết là của cấp uỷ và đồng chí Bí thư cấp uỷ, của cả hệ thống chính trị với sự tham gia đóng góp của nhân dân, trong đó lực lượng nòng cốt là đội ngũ chuyên trách làm công tác tư tưởng, lý luận, báo chí của Đảng.
Thứ hai: Đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, giáo dục lý tưởng CNXH, đạo đức cách mạng cho CBĐV, thông qua hệ thống các trường chính trị, kết hợp với cấp uỷ các cấp mở lớp học tập Nghị quyết của Đảng, chính quyền mở lớp giáo dục pháp luật; đổi mới và đẩy mạnh việc mở các lớp học tập nghị quyết Đại hội, Nghị quyết chuyên đề của các cấp bộ Đảng, chính sách pháp luật, để học tập nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ CBĐV đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.
Thứ ba: Đối mới nội dung và hình thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền của đội ngũ chuyên trách kết hợp với cả hệ thống chính trị làm công tác tư tưởng, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền của Ban Tuyên giáo, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, văn hoá thông tin cổ động, hoạt động nghệ thuật. Thông qua hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện chế độ Hội nghị, sinh hoạt Đảng, sinh hoạt tổ chức đoàn thể, hội họp cơ quan, đơn vị, hội họp với nhân dân ở thôn bản, tổ dân phố, để tuyên truyền Nghị quyết, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực, nhằm thống nhất nhận thức tư tưởng và hành động trong Đảng, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
Thứ tư: Đẩy mạnh thực hiện CVĐ “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với các phong trào thi đua yêu nước.
Người đứng đầu và cán bộ chủ chốt của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, phải là người gương mẫu, đi đầu xây dựng các tiêu chí học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Lấy đó làm tấm gương cho đảng viên học tập và làm theo; gắn với đẩy mạnh thực hiện mục tiêu, nội dung các phong trào thi đua yêu nước, kịp thời phát hiện gương “người tốt, việc tốt”, những điển hình tiên tiến, những nhân tố mới để tuyên truyền, nhân ra diện rộng, tạo ra động lực mới trong công tác GDCTTT, đạo đức lối sống, ý thức sống và làm việc hết mình phục vụ Tổ quốc và nhân dân.
Thứ năm: Tăng cường giáo dục kiến thức QP – AN, triển khai có hiệu quả các đề án đấu tranh phòng chống âm mưu diễn biến hoà bình trên các lĩnh vực tư tưởng – văn hoá: Phải tiến hành giáo dục QP - AN cho các đối tượng và nhân dân theo pháp luật quy định. Giáo dục cho đảng viên, nhân dân hiểu rõ âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch nhằm xoá bỏ ĐCS và chế độ XHCN ở nước ta. Kết hợp tuyên truyền về những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, thực hiện CNH, HĐH, chủ động hội nhập quốc tế của nước ta. Trước hết là làm cho đảng viên và nhân dân có ý thức đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong Đảng, trong xã hội, đấu tranh chống sự thoái hoá về tư tưởng, đạo đức, lối sống, đấu tranh phòng chống nguy cơ “tự diễn biến” trong nội bộ của Đảng, trong hệ thống chính trị của ta.
Thứ sáu: Giải pháp duy trì sinh hoạt tư tưởng trong đảng theo Điều lệ Đảng quy định: Thực hiện quyền của đảng viên và chế độ được thông tin, kỷ luật phát ngôn và cung cấp thông tin, dân chủ thảo luận, sinh hoạt tư tưởng trong Đảng, thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng; tiến hành giáo dục đạo đức lối sống từ trong Chi bộ Đảng, do Chi bộ tiến hành và giám sát, thông qua kiểm nghiệm từ thực tiễn, từ các mối liên hệ với quần chúng, với đảng viên ở nơi công tác và nơi cư trú. Nhằm để CBĐV làm được chức năng lãnh đạo bằng sự gương mẫu, bằng uy tín đối với quần chúng.
HUY TOÁN (Lược ghi)
* Một số giải pháp chủ yếu trong công tác cán bộ và phương pháp công tác, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở cấp cơ sở
NGUYỄN VĂN ĐỈNH, Bí thư Đảng uỷ xã Du Già |
Thứ nhất: Tiếp tục làm tốt các khâu trong công tác cán bộ, từ phát hiện, đánh giá đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí sử dụng và cơ cấu hợp lí đội ngũ CBCS. Cần liên kết với các trung tâm đào tạo, mở các lớp đại học tại chức, hệ vừa học, vừa làm tại trung tâm cụm các huyện, tạo điều kiện cho CBCS đi học, giảm bớt khó khăn. Từng bước thành lập các trường THPT tại các cụm xã; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị tại trung tâm cụm xã, sử dụng đội ngũ giảng viên là báo cáo viên của huyện và xã đã tốt nghiệp cao cấp lí luận chính trị để giảm bớt kinh phí và thuận lợi cho CBCS.
Thứ hai: Duy trì và thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển đối với cán bộ chủ chốt cấp xã để tạo ra những nét mới, sự đột phá trong phát triển của cơ sở. Qua đó, cũng rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ qua thực tiễn. Tiếp tục duy trì việc cử cán bộ xã lên huyện học việc. Tổng kết, rút kinh nghiệm mô hình đưa cán bộ thôn lên xã học việc để nhân rộng ra toàn tỉnh. Lựa chọn đúng nội dung và hình thức học việc phù hợp cho cán bộ thôn, bản.
Thứ ba: Đảm bảo đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với CBCS. Có chính sách thu hút, đặc thù cho cán bộ công tác lâu năm ở các xã vùng sâu, vùng xa.
Thứ tư: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ chính trị tại cơ sở. Chú trọng đầu tư những lĩnh vực như viễn thông, công nghệ thông tin, nhất là mạng thông tin điện tử của cấp uỷ, chính quyền cơ sở, đảm bảo thông tin kịp thời, phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp, góp phần cải cách hành chính.
Thứ năm: Nhân tố giữ vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp công tác của đội ngũ CBCS trước hết là vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt. Người đứng đầu phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, sáng tạo, quyết đoán, có năng lực tổ chức… Cần làm tốt việc xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp, kế hoạch công tác của từng bộ phận, phân công nhiệm vụ cho tập thể, cá nhân một cách phù hợp với năng lực, trình độ, chức năng, gắn với kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả. Tạo được sự phối hợp đồng bộ, thống nhất trong cán bộ vì mục tiêu chung. Trong chỉ đạo công việc, thực hiện theo 5 bước có thể nói là phương pháp tốt trong lãnh đạo, điều hành ở cấp cơ sở hiện nay là: Bước 1 giao việc; bước 2 hướng dẫn; bước 3 kiểm tra, đôn đốc; bước 4 ấn định thời gian hoàn thành; bước 5 nghe báo cáo kết quả.
PHÙNG NGUYÊN (Lược ghi)
Ý kiến bạn đọc