Kết hợp các mô hình “dân vận khéo” để phát triển kinh tế - chìa khóa để Quang Bình giảm nghèo bền vững

17:12, 30/08/2010

HGĐT- Kết hợp các mô hình “dân vận khéo” để phát triển kinh tế được huyện Quang Bình coi là chìa khóa giảm nghèo bền vững, xây dựng huyện trở thành động lực về phát triển kinh tế của tỉnh nhà.


 
 Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phong trào làm đ]ường giao thông nông thôn ở Quang Bình được nhân dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng.

Quang Bình là địa phương trẻ nhất của tỉnh được thành lập năm 2003, trên cơ sở chia tách 12 xã của huyện Bắc Quang, 2 xã của huyện Hoàng Su Phì và 1 xã của huyện Xín Mần. Là một huyện vùng thấp, Quang Bình có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển KT-XH toàn diện. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép huyện phát triển nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Với 5.160 ha diện tích lúa hàng năm, trong đó diện tích thâm canh đạt trên 90%, huyện đã quy hoạch và thực hiện vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại các xã vùng thấp và đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất lúa giống trên địa bàn, năng suất lúa bình quân (vụ Đông - xuân năm 2010) đạt 56,14 tạ/ha.


Cây chè được xác định là cây thế mạnh của huyện. Những năm qua, huyện đã tập trung chỉ đạo quy hoạch vùng sản xuất chè hàng hóa, tích cực quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT, thâm canh, đưa giống mới vào sản xuất. Đến nay tổng diện tích chè của huyện đạt 2.143,5 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 1.691,9 ha. Trong 6 tháng đầu năm 2010, sản lượng chè búp tươi của huyện đạt trên 4.200 tấn, giá bán bình quân 4.500 đồng/1kg búp tươi, tổng giá trị thu nhập từ chè ước đạt 19 tỷ đồng.


Là huyện có diện tích quy hoạch đất trồng cây cao su lớn so với các huyện trong tỉnh. Thực hiện Nghị quyết 12 của BCH Đảng bộ tỉnh, Quang Bình đã tích cực triển khai trồng cây cao su và được nhân dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng. Đến nay huyện đã tuyên truyền và vận động nhân dân góp được 1.119,58 ha đất cho Công ty Cổ phần Cao Su Hà Giang, đạt 126,07% kế hoạch tỉnh giao. Qua kiểm tra đánh giá số diện tích cao su trồng năm 2009 hiện đang sinh trưởng và phát triển tốt. Đây là điều kiện thuận lợi để Quang Bình tập trung phát triển đạt từ 4.500 - 5.000 ha cao su vào năm 2015, đảm bảo quy mô, diện tích, vùng nguyên liệu để Tổng Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn theo kế hoạch.


Mặc dù có diện tích khiêm tốn hơn so với cây lúa và cây chè, nhưng cây cam, quýt lại được Đảng bộ huyện Quang Bình xác định là cây thế mạnh, có khả năng làm giàu của huyện. Thực tế là trong những năm qua, hai loại cây ăn quả cam, quýt không được bà con quan tâm đầu tư do thu nhập không cao, dịch bệnh ảnh hưởng nhiều, một số diện tích bị thoái hóa, năng suất, chất lượng sản phẩm giảm. Song những ngày đầu năm 2010 này, huyện đã tiến hành thí điểm mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học để phục hồi cây cam. Qua theo dõi bước đầu cho thấy cây phục hồi nhanh, sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện nay Quang Bình đang chỉ đạo nhân dân tích cực phục hồi, thâm canh số diện tích hiện có, đưa một số giống mới, giống sạch bệnh vào gieo trồng thay thế. Đây là một tín hiệu vui chứng tỏ huyện nhà đang đi đúng hướng.


Dù xác định được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhất là thế mạnh về nông nghiệp, bởi đây chính là phương thức giúp bà con nông dân sớm thoát nghèo, cải thiện đời sống nhưng quá trình triển khai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thấy được điều này, 52 mô hình “dân vận khéo” đã được huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ, từ đó đã tạo được sự đồng thuận trong xã hội, củng cố thêm lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước. Đó là mô hình “cánh đồng mẫu” trồng lúa chất lượng cao ở 14/15 xã; mô hình dùng chế phẩm sinh học để phục hồi diện tích cam, rồi mô hình nuôi ruộng tại 4 xã (Xuân Giang, Vỹ Thượng, Bằng Lang, Yên Hà) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không phải chờ đến lúc lúa trổ bông, cam trĩu quả... những mô hình mới được đưa vào áp dụng đại trà bắt đầu tư khi huyện có chủ trương, đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận đã xuống từng nhà, vận động, giải thích cho bà còn thấy được cái hay của phương thức sản xuất mới. Áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, tạo bước chuyển rõ rệt trong thu nhập của nhân dân, góp phần thúc đầy nền kinh tế của Quang Bình luôn có tốc độ tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm bình quân đạt 18,4%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Sản xuất hàng hóa đã dần hình thành và phát huy có hiệu quả. Tổng sản phẩm xã hội năm 2010 của Quang Bình ước đạt 776 tỷ đồng, tăng 546 tỷ đồng so với năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người đạt 10 triệu đồng/người/năm, tăng 2 triệu đồng. Bình quân lương thực đầu người đạt 570 kg/người/năm, tăng 70 kg so với năm 2005...


Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Tuệ, Bí thư Huyện ủy Quang Bình cho biết: Với 12 dân tộc anh em sinh sống ở 130 thôn của 15 xã trong huyện. Trình độ dân trí chưa đồng đều, việc đối thoại với dân, giải thích cặn kẽ cho dân hiểu là điều hết sức cần thiết để huy động sức dân. Điều đó cũng lý giải tại sao từ chỗ là điểm nóng của tỉnh về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xảy ra hiện tượng khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp thì đến nay nhân dân đã đồng tình, ủng hộ. Tình trạng khiếu kiện đã được giải quyết triệt để - đây chính là động lực để Quang Bình phát huy tiềm năng, thế mạnh về khoáng sản và thủy điện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng xây dựng - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ.


Sau 5 năm tỷ lệ hộ nghèo ở Quang Bình chỉ còn 9%. Khi cái đói, cái nghèo chỉ còn là quá khứ. Đồng bào các dân tộc Quang Bình hôm nay đang đoàn kết, nỗ lực thi đua phát triển kinh tế, giúp nhau XĐGN, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, xây dựng mô hình nông thôn mới đang ngày một hoàn thiện ở 3 xã Xuân Giang, Bằng Lang, Vỹ Thượng. Đưa Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả ở 15/15 xã trong toàn huyện.


Có thể khẳng định rằng, việc xây dựng mô hình “dân vận khéo” đã tăng cường sự gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, đã đưa được các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn thông qua các phong trào thi đua “dân vận khéo”. Đây chính là chìa khóa để Quang Bình phát huy được tinh thần năng động, sáng tạo, huy động nội lực nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH nhanh và bền vững, xây dựng Quang Bình phát triển toàn diện, vững chắc và ngày càng giàu đẹp, văn minh.


MINH TÂM

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đoàn cán bộ tỉnh ta thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng
HGĐT - Ngày 25.8, Đoàn cán bộ tỉnh ta do đồng chí Hoàng Minh Nhất, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XII đơn vị tỉnh Hà Giang dẫn đầu đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng.
30/08/2010
Phó Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh làm việc tại xã Thái An và Sơn Vĩ
HGĐT - Trong 2 ngày 25-26.8, đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm việc tại xã Thái An (Quản Bạ) và Sơn Vĩ (Mèo Vạc). Cùng đi có các đồng chí lãnh đạo Sở Công thương, GT-VT, lãnh đạo huyện Quản Bạ và Mèo Vạc.
27/08/2010
Sở Lao động-TBXH kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập ngành (28.8.1945 - 2010) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
HGĐT - Sở Lao động-TBXH tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập ngành Lao động-TBXH và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
27/08/2010
Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Viết Xuân làm việc tại Đồng Văn
HGĐT - Trong 2 ngày 24-25.8, đồng chí Nguyễn Viết Xuân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện một số chương trình, dự án trọng điểm trên địa bàn xã Lũng Thầu; thị trấn Phố Bảng và xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Cùng đi có lãnh đạo Sở Xây dựng; Sở Công thương và lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đồng Văn.
27/08/2010