Sơ kết 2 năm thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước trong lĩnh vực KHCN và chương trình trồng cải dầu

17:30, 23/07/2010

HGĐT- Ngày 23.7, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KHCN) cho cấp huyện, thị xã trong tỉnh, nhằm đánh giá khách quan những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế sau 2 năm thực hiện Quyết định 1930 của UBND tỉnh.


Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BCH Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và lãnh đạo 11 huyện, thị xã.


Theo đánh giá của Sở KHCN (cơ quan quản lý chuyên môn), việc phân cấp quản lý Nhà nước về hoạt động KHCN cho các huyện, thị là một chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Thông qua việc phân cấp, đã tạo cho các huyện, thị tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác quản lý và triển khai các hoạt động KHCN, chủ động đưa các tiến bộ KHCN đã thành công, phù hợp vào thực tiễn sản xuất tại các địa phương. Sau 2 năm thực hiện phân cấp cho thấy, tổ chức bộ máy về quản lý KHCN tuyến huyện, thị cơ bản được hình thành; tiềm lực KHCN được củng cố; công tác quản lý Nhà nước về KHCN đã từng bước được tăng cường và phát huy hiệu quả nhất định; các huyện, thị đã tiếp nhận và chủ động thực hiện quy trình quản lý KHCN từ khâu xét chọn nhiệm vụ KHCN, thẩm định, phê duyệt triển khai, giám sát tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả. Một số huyện đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên ngành trong việc thanh, kiểm tra thực hiện pháp luật về KHCN trên các lĩnh vực: KHCN, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn bức xạ hạt nhân... một số dự án phân cấp bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt, tạo cơ sở cho nhân dân tiếp thu và mở rộng vào sản xuất và đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân. Trong 2 năm (2008-2009), các huyện, thịđã tổ chức tuyển chọn, thẩm định, phê duyệt triển khai 34 dự án với tổng kinh phí hơn 3 tỷ 300 triệu đồng, tập trung chủ yếu ứng dụng các tiến bộ đã thành công vào thực tiễn sản xuất và đời sống trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT như: Mô hình đưa các giống cây lương thực, cây ăn quả có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế; mô hình chăn nuôi; mô hình thâm canh tăng năng suất; mô hình giải quyết chất đốt, bảo vệ môi trường...


Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế như: Hội đồng khoa học các huyện, thị tuy đã được hình thành, ban hành được quy chế hoạt động, song đến cuối năm 2009, vẫn có hơn 50% số huyện vẫn chưa kiện toàn được Hội đồng khoa học và bộ máy quản lý Nhà nước; công tác quản lý Nhà nước về KHCN tại các huyện, thị chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ đã được phân cấp; thiếu sự kiểm tra, giám sát các nhiệm vụ phân cấp; công tác thông tin về KHCN còn hạn chế; đa số các dự án triển khai đều chậm tiến độ so với thuyết minh được duyệt, chất lượng thẩm định thấp, thiếu tính khoa học, mô hình nhỏ lẻ; công tác giải ngân ở hầu hết các huyện, thị còn lúng túng; việc phân bổ kinh phí kế hoạch cho triển khai dự án phân cấp còn chưa đạt yêu cầu, có 7/11 huyện, thị không sử dụng hết kinh phí so với kế hoạch giao; công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí hầu như chưa được thực hiện...


Hội nghị đã tập trung thảo luận, làm rõ những nguyên nhân tồn tại và những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện quyết định của UBND tỉnh 2 năm vừa qua, đồng thời bổ sung nhiều giải pháp vào phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn 2011-2015.


Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Sơn yêu cầu cơ quan chuyên môn tiếp thu các ý kiến tham gia thảo luận, bổ sung hoàn thiện vào báo cáo đánh giá; các huyện cần kiện toàn lại HĐKH để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ 2010-2011; Sở Nội vụ và sở KHCN tiếp tục hoàn chỉnh công tác tổ chức cán bộ trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt; lãnh đạo cơ quan chuyên môn cần có sự phân công cán bộ, giúp đỡ các huyện trong lĩnh vực KHCN; thực hiện đúng, đủ công tác quản lý tài chính. Đề nghị lãnh đạo các huyện, thị cần quan tâm hơn nữa đến công tác KHCN, để đem lại hiệu quả thiết thực từ việc ứng dụng KHCN ở địa phương; tiếp tục thực hiện tốt Quyết định của UBND tỉnh trong việc phân cấp quản lý Nhà nước trong lĩnh vực KHCN cho cấp huyện, thị.

                                                                                      HỮU THỤY

* Chiều 22.7, tại huyện Quản Bạ, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình trồng cây cải dầu trên địa bàn 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc nhằm đánh giá kết quả thực hiện, rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai thực hiện trong năm 2010 và những năm tiếp theo. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và đại diện một số xã tham gia trồng cây cải dầu.


Ngay sau khi có chủ trương, kế hoạch trồng cây cải dầu của tỉnh, các ngành, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình trồng cây cải dầu, đồng thời phân công nhiệm cụ cụ thể tới từng cá nhân phụ trách địa bàn để thực hiện. UBND các xã có diện tích trồng cải dầu đã tích cực xuống các thôn bản, hộ gia đình tuyên truyền về cơ chế, chính sách, hiệu quả kinh tế của việc đưa cây cải dầu vào gieo trồng. Giống cải dầu được trồng thử nghiệm chủ yếu là giống cải thuần, cải miên 15, 16, Hyola 61; tổng lượng giống cung ứng là 1.050kg. Trong năm 2008- 2009, các huyện đã chỉ đạo việc gieo trồng được tổng số 223 ha; tổng diện tích cho thu hoạch là 64 ha; năng suất đạt bình quân là 500kg/ha; sản lượng ước đạt 64,44 tấn, trong đó giống Cải Miên 15, 16 là 20,54 tấn, giống Hyola 61 là 29,9 tấn, còn lại là các giống khác. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT hợp đồng với Viện Công nghệ thực phẩm chế biến toàn bộ số hạt cải để tiêu thụ cho nhân dân, đồng thời tiến hành phân tích các chỉ số của các giống cải làm cơ sở cho việc bảo quản, chế biến thành dầu thực phẩm. Hiện tại, Công ty TNHH Đông Thành đã có phương án bao tiêu toàn bộ sản phẩm cải dầu cho nhân dân với giá 7.500 đồng/kg; tỉnh có chính sách hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho người dân với giá 2.500 đồng/kg... Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện trồng thử nghiệm cây cải dầu tại 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc đã gặp không ít những khó khăn, gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng, năng suất, chất lượng cải dầu như, thời tiết khô, hạn kéo dài; việc cung ứng giống, tổ chức gieo trồng còn chậm so với thời vụ; trong chỉ đạo kỹ thuật trồng cải dầu còn lúng túng, chưa lựa chọn được thời gian, địa điểm tối ưu trồng thử nghiệm cải dầu; công tác dự báo, biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại chưa kịp thời, triệt để; cấp ủy, chính quyền một số xã còn lúng túng, chưa quyết liệt trong triển khai.


Hội nghị đã dành nhiều thời gian thảo luận, chỉ ra những nguyên nhân, rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện trồng cây cải dầu trong vụ Đông - xuân năm 2010- 2011.


Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Sơn ghi nhận sự nỗ lực của các cấp, ngành trong triển khai thực hiện chương trình trồng cây cải dầu trên địa bàn tỉnh; đồng chí nhấn mạnh: Để thực hiện thành công kế hoạch trồng 1.000 ha cây cải dầu trong vụ Đông - xuân 2010- 2011, các cấp, ngành cần thực hiện tốt một số giải pháp: Kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp, có kế hoạch phân công trách nhiệm cụ thể tới từng thành viên, phân cử cán bộ xuống địa bàn cùng người dân triển khai thực hiện; các huyện cần xác định rõ diện tích, vùng trồng, hộ trồng, gắn với việc làm tốt công tác chuẩn bị giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; cần sự liên kết hơn nữa giữa 4 nhà trong chương trình phát triển cây cải dầu; có chính sách hỗ trợ bao tiêu sản phẩm để người dân yên tâm gieo trồng, mở rộng diện tích.
                                                                                    HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kỳ họp thứ 16, HĐND huyện Vị Xuyên
HGĐT- Ngày 20.7, HĐND huyện Vị Xuyên khóa XVII, nhiệm kỳ 2004-2011, đã tổ chức kỳ họp thứ 16. Dự kỳ họp có ông Bàn Đức Vinh, đại biểu Quốc hội khóa XII tỉnh Hà Giang, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các ngành của tỉnh phụ trách xã; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các xã, thị trấn.
23/07/2010
Các cơ quan sơ kết công tác 6 tháng đầu năm
HGĐT- Sáng 22.7, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức Hội nghị BCH lần thứ 12. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ, BCH Bộ đội biên phòng, BCH Quân sự, các đồng chí Ủy viên BCH Hội LHPN tỉnh khóa XIV và Chủ tịch Hội LHPN các huyện, thị xã.
23/07/2010
Hội nghị BCH Hội NNCĐDC/ điôxin tỉnh
HGĐT- Ngày 23.7, BCH Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin (NNCĐDC/đi ôxin) tỉnh tiến hành Hội nghị lần thứ 2, nhiệm kỳ 2010 – 2013 và tập huấn công tác Hội.
23/07/2010
Đồn Biên phòng Tùng Vài: Kinh nghiệm tham mưu, giúp cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng cơ sở chính trị, phát triển KT- XH
HGĐT- Đồn Biên phòng Tùng Vài (Quản Bạ) được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài trên 30 km; địa bàn quản lý gồm 3 xã là: Tùng Vài, Cao Mã Pờ, Tả Ván với 1.619 hộ, 7.894 nhân khẩu; có 8 dân tộc, trong đó dân tộc Mông chiếm 63% dân số. Quán triệt đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, trong những năm qua, Đồn Biên phòng Tùng Vài luôn là đơn vị dẫn đầu trong
23/07/2010