Hội đàm giữa đoàn đại biểu Sở Công thương tỉnh Hà Giang - Việt Nam với đoàn đại biểu Cục Thương vụ châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc
HGĐT- Sáng ngày 12.7, Đoàn đại biểu Sở Công Thương tỉnh Hà Giang do đồng chí Nguyễn Đình Bảy, Giám đốc Sở Công Thương làm trưởng đoàn đã tổ chức buổi Hội đàm với đoàn đại biểu Cục Thương vụ Châu Văn Sơn, Vân Nam (Trung Quốc) do đồng chí Vương Quang Hải, Cục trưởng Cục Thương vụ Châu Văn Sơn, Vân Nam (Trung Quốc) làm Trưởng đoàn.
Giám đốc Sở Công thương tỉnh và Cục trưởng Cục Thương vụ châu Văn Sơn (Trung Quốc) ký biên bản Hội đàm.
|
Dự buổi hội đàm còn có các đồng chí lãnh đạo phòng chức năng các huyện Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, lãnh đạo các Công ty của tỉnh có mối quan hệ hợp tác đầu tư với doanh nghiệp tỉnh bạn Vân Nam (Trung Quốc).
Tại buổi hội đàm hai bên đã thông báo cho nhau một số kết quả đạt được trong lĩnh vực thương mại của mỗi địa phương trong 6 tháng đầu năm 2010. Trong đó nhấn mạnh trên cơ sở quan hệ hợp tác hữu nghị và phát triển kinh tế giữa tỉnh Hà Giang và Châu Văn Sơn nói riêng và tỉnh Vân Nam nói trong thời gian qua đã không ngừng được củng cố và phát triển, thông qua các chuyến thăm hữu nghị của lãnh đạo cấp cao của hai địa phương. Qua đó, lãnh đạo cấp cao hai địa phương đã chỉ đạo các ngành của tỉnh, các huyện giáp biên giới hợp tác thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, giao lưu văn hóa, trao đổi, tăng cường quan hệ hợp tác láng giềng, hữu nghị giữa các ngành của hai địa phương. Đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 11 dự án có vốn đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc (Trong đó, có 07 dự án của 06 doanh nghiệp tỉnh Vân Nam). Trong 11 dự án, có 07 dự án đầu tư trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản; 02 dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vu; 01 dự án công nghiệp chế biến; 01 dự án lắp giáp ôtô. Với tổng số vốn đầu tư đã đăng ký là 137 tỷ đồng (VNĐ). 05 Công ty của Trung Quốc đăng ký mở Văn phòng đại diện. Các thương nhân Trung Quốc kinh doanh, buôn bán và hoạt động thương mại tại hệ thống cặp chợ cửa khẩu, chợ biên giới có quy mô kinh doanh khiêm tốn, chủ yếu là bán lẻ hàng hóa tiêu dùng. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu và trao đổi hàng hóa cư dân biên giới trong 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 75,079 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, kim ngạch xuất, nhập khẩu địa phương trong 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 6,247 triệu USD. Mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu chè các loại, quặng các loại, hoa quả tươi và linh kiện ô tô các loại, năng lượng điện, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng...
Hai bên cũng chỉ rõ, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, kinh doanh thương mại, dịch vụ còn những hạn chế như các đối tác của hai bên hợp tác đầu tư vào lĩnh vực công thương chưa tương xứng với tiềm năng của hai địa phương. Quy mô các dự án tham gia còn nhỏ chủ yếu trong lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản. Công nghệ - kỹ thuật đưa vào hợp tác đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản của một số doanh nghiệp Trung Quốc còn nhiều hạn chế dẫn tới kết quả sản xuất, đạt hiệu quả thấp. Công tác phối hợp phát triển kinh tế biên mậu giữa các huyện biên giới của hai địa phương chưa có tính chủ động, thiếu chặt chẽ và chưa đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống chợ biên giới. Kết quả hợp tác, trao đổi thương mại mậu dịch của cư dân thông qua hệ thống chợ biên giới còn thấp. Thời gian giải quyết, phúc đáp các kiến nghị của các bên còn chậm, chưa kịp thời. Cơ chế trao đổi thông tin về, chính sách thu hút đầu tư và xuất nhập khẩu hàng hóa chưa được thường xuyên, liên tục dẫn tới kết quả trao đổi hợp tác thương mại còn hạn chế... Trên cơ sở đó lãnh đạo hai đoàn đại biểu đã cùng thống nhất tại biên bản hội đàm là cần tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trao đổi thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hóa và trao đổi mậu dịch cư dân cư dân biên giới. Trong đó tăng cường xúc tiến trao đổi mậu dịch biên giới giữa các huyện biên giới của hai địa phương. Thúc đẩy, xây dựng mối quan hệ để đi đến ký kết hữu nghị giữa các huyện với nhau có điều kiện; Tăng cường hợp tác trong công tác trao đổi thông tin, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư giữa hai địa phương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp của mỗi bên tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và nhanh chóng trển khai các Quyết định của nhà nước hai nước đã ký để tập trung phát triển mạnh khu vực kinh tế biên mậu giữa hai địa phương...
Ý kiến bạn đọc