Thiêng liêng Ngày Quốc giỗ: Về với cội nguồn của dân tộc

07:21, 22/04/2010

HGĐT- Ai cũng hiểu, mỗi khi đặt chân lên đất Tổ là mỗi lần được về với cội nguồn thấm đẫm hồn thiêng sông núi, để nghe tiếng vọng từ ngàn xưa thổi lại và để như thấy được hình ảnh tổ tiên Lạc Hồng đâu đây vẫn còn hiển hiện… Đôi câu nhắn nhủ ở Đền Hùng còn lưu dấu đã nói nên tâm khảm và niềm mong ước của lớp lớp các thế hệ con cháu đối với ngôi nhà thờ tổ của chính mình: “ Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản, sông Đà, non nước quay về đất Tổ/ Văn minh đương buổi mới, con Hồng, cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mộ ông”.


Đi theo tình cảm thiêng liêng, năm nay tôi lại tìm về miền trung du “đẹp tựa trong mơ”. Vùng đất thiêng , cội nguồn của dân tộc ngự trị ở ngay thôn Cổ Tích, xã Hy Cương , huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ! Một quần thể núi đồi nằm lọt giữa “vòng tay ôm” của sông Thao (một khúc của sông Hồng) và sông Lô (phụ lưuđổ vào sông Hồng tại Việt Trì). Phong cảnh ở đây khác hẳn với vẻ kỳ vĩ hiểm trở của Ba Vì, Yên Tử hoặc vẻ hùng tráng của Kiếp Bạc, Bạch Đằng. Điều đó khẳng định rằng, cha ông chúng ta đã tỏ ra tinh tường biết bao khi chọn vùng đồi núi hiền hòagiàu chất thơ này làm nơi thờ cúngthủy tổ của mình!


Mỗi dấu tích xưa ở Đền Hùng là một chứng cứ hùng hồn, là mạch nguồn định hình cho bản sắc dân tộc. Bản sắc ấy có thể ít nhiều biến hóa theo thời đại nhưng nó lại tồn tại vĩnh cửu để cho chúng ta mỗi khi thắpnén hương kính Tổ là mỗi lần như thấy quá khứ xa xăm hiện về…vô cùng sống động với thanh âm của tiếng trống đồng ngân vang trong các lễ hội, hát xướng mà thêu dệt lên những truyện ly kỳ hấp dẫn. Thời đại Hùng Vương chính là cái nôi của nền văn hóa Gò Mun- Đông Sơn nức tiếng. Một thời đại cổ xưa nhưng tuyệt vời đã sản sinh ra một nền văn minh nông nghiệp rực rỡ, một Tổ quốc thiêng liêng với hình tượng các Vua Hùng và tất cả những đấng anh hùnghào kiệt ở mọi thời đại, đều trở thành bất tử trong lòng con dân đất Việt.


Cùng đồng hiện với cảm thức đó là quang cảnh một kinh đô cổ kính chợt ùa về với tiếng hô - xướng của triều thần văn võ, với phấp phới cờ phướng xiêm y rực rỡ khắp cả một vùng núi kỳ vĩ. Linh tích ngàn năm luôn hiển lộ đã làm cho tâm cảm của một bậc tài thế như Vua Lê Hiển Tông, thuở xưa khi đến Đền Hùng đã phải vung bút đề thơ: “ Quốc tích Văn Lang cổ/ Vương thư Việt sử tiền/ Hiển thừa thập bát đái/ Hình thắng nhất tam xuyên/ Cựu trung cao phong bán/ Sùng từ tuẫn lĩng biên/ Phương dân ngưng trắc giang / Hương hỏa đáo kim tuyền” ( dịch là : Nước mở Văn Lang xưa/ Dòng vua đầu sử Việt/ 18 đời nối nhau/ Ba sông đẹp như vẽ/ Mộ cũ ở lưng đồi/ Đền thờ trên sườn núi/ Muôn dân đến phụng thờ/ Khói hương còn mãi mãi”.


Lịch sử dân tộc ta đã trải qua mấy nghìn năm văn hiến, đã từng tồn tại một thời đại Vua Hùng đầy khát khao dựng nghiệp, định rõ cương thổ, chủ quyền với một nhà nước Văn Lang cơ bản hành chính và hoàn thiện vì mục đích ấm no, an lạc của muôn dân. Cả một chuỗi thời gian dài dằng dặc, nhờ một bệ phóng văn hóa vững chắc của tổ tiên mà cha ông ta đã làm thất bại ý đồ đồng hóa nham hiểm của giặc phương bắc. Và ngay cả khi đất nước mới giành được độc lập từ ách thực dân- phong kiến cũng như khai sinh ra một nước Việt Nam DCCH năm 1945, liền sau đó là ngày giỗ Tổ 10.3.1946, cụ Huỳnh Thúc Kháng đến Đền Hùng làm lễ dâng tấm bản đồ Việt Nam cùng thanh kiếm, như một lời kính báo trước các Vua Hùngrằng: Thực dân Pháp đã trở thành cái họa xâm lăng và hứa sẽ quyết tâm kháng chiến tới ngày thắng lợi cuối cùng của toàn dân tộc. Rồi Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đến thăm Đền Hùng vào ngày 19-9-1954 và nói với Đại đoàn Quân Tiên phong: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.


Nhớ về dòng máu Lạc Hồng, mới thấy giá trị tài sản của thời đại “Văn minh đương buổi mới” mà chúng ta giành được thật là quý báu.


Về lễ hội năm nay,du khách qua cổng chính Đền Hùng leo qua 539 bậc thềm để thăm, thắp hương Đền Hạ, Đền Trung và cuối cùng là Đền Thượng. Đền Giếng, nơi thờ hai nàng công chúa đã đi vào huyền thoại: Công chúa Ngọc Hoa, Tiên Dung. Đền Hạ, tương truyền là “tổ ấm” của tổ Phụ Lạc Long Quân và tổ mẫu Âu Cơ. Đền Trung - nơi còn lại dấu tích mấy ghế đá màcác Vua Hùng thuở xa xưa ngồi ngắm cảnh giang sơn và bàn “quốc sự” với tất cả Lạc hầu, Lạc tướng. Đồng thời, Đền Trung cũng là nơi thái tử Lang Liêu dâng vua cha hai sản vật quý là bánh chưng, bánh dày.


Đứng trên Đền Thượng cao chót vót, tôi thả tầm mắt ngắm nhìn ra các vùng lân cận mới thấy nhịp sống công nghiệp đang hối hả làm sao, những công trình,những cây cầu… luôn nối liền những bờ vui và đem về sự phát triển, sinh sôi mạnh mẽ cho vùng Đất Tổ.


Dân tộc ta có được sức mạnh tiềm tàng nội sinh để vượt qua mọi giặc giãthiên tai là bởi nhờ vào khí thiêng của cha Rồng mẹ Tiên, của núi sông hun đúc mà tạo nên tinh thần sức mạnh vô biên. Nhất là mỗi khi Tổ quốc có lâm nguy thì tinh thần ấylại kết thành làn sóng mạnh mẽ để nhấn chìm quân cướp nước và lũ bán nước hay mọi bão tố gian lao. Dòng máu “Lạc Hồng” và lòng yêu nước đã trở thành cội nguồn của sức mạnh dân tộc và là ngọn đuốc soi suốt tiến trình lịch sử mấy ngàn năm, nó chẳng khác nào một mạch ngầm chảy mãi trong huyết quản của mỗi con dân đất Việt. “Uống nước nhớ nguồn” - Thông điệp bất hủ linh thiêng dẫn đường cho tôi đến hẹn lại về với miền lễ hội Đền Hùng.


Tô Văn Binh (HT: 3NB-20, Đền Hùng - Phú Thọ)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng bào Chí Cà gửi trọn niềm tin cho Đảng
HGĐT- Bước vào kỳ Đại hội Đảng bộ cơ sở, tôi về Xín Mần rồi ngược dốc 13 khoanh, đi từ xóm mới lên Chí Cà Hạ, Chí Cà Thượng về xã Chí Cà - nơi có 4 dân tộc anh em sinh sống, trong đó trên 75% là đồng bào Mông. Trước khi đi tôi được các anh lãnh đạo huyện Xín Mần bật mí: Chí Cà là xã được huyện chọn làm Đại hội điểm để rút kinh nghiệm, có gì nhà báo cứ…?
22/04/2010
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương làm việc tại tỉnh ta
HGĐT- Vừa qua, Trung tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cùng đoàn công tác đã đến thăm, làm việc với tỉnh ta.
22/04/2010
Kỳ họp bất thường HĐND tỉnh khóa XV
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất phát biểu tại kỳ họp.HGĐT- Ngày 20.4, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2004 - 2011 tổ chức kỳ họp bất thường.
22/04/2010
Hội nghị BCH Đảng bộ huyện Đồng Văn lần thứ 25 (mở rộng)
HGĐT- Đảng bộ huyện Đồng Văn vừa tổ chức Hội nghị BCH lần thứ 25 (mở rộng) nhằm đánh giá kết quả lãnh, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quý I và đề ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ quý II năm 2010, nghe báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia đóng góp của các đồng chí Ủy viên BCH khóa XVIII vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội khóa XIX nhiệm kỳ 2010 – 2015 và phương án
21/04/2010