Chính sách tăng cường cán bộ - Động lực thúc đẩy các xã nghèo của tỉnh phát triển

09:00, 20/03/2010

HGĐT- Là tỉnh vùng cao biên giới có nhiều dân tộc cùng chung sống, Hà Giang có tới 6 huyện gồm 105 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Nếu tính về số lượng huyện nghèo thì Hà Giang xếp thứ 2 sau tỉnh Thanh Hóa có 7 huyện được xếp huyện đặc biệt khó khăn, nhưng nếu xếp loại theo tỷ lệ % thì Hà giang đứng thứ nhất trong toàn quốc vì có tỷ lệ 6/11 còn tỉnh Thanh Hóa là 7/27.


Trong những năm qua, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư thông qua nhiều chính sách ưu tiên để phát triển bền vững, nhưng thực tế trên địa bàn tỉnh vẫn còn những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50% tổng số hộ trong xã, khoảng cách nghèo còn xa so với các xã trung bình của tỉnh và trong cả nước. Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu các huyện nghèo đều là huyện vùng núi cao, địa hình chia cắt, diện tích đất canh tác ít, điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi, thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất; dân cư phân tán, hầu hết là đồng bào các dân tộc thiểu số. Đời sống người dân vùng cao còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp thuần túy. Trình độ dân trí thấp, đội ngũ cán bộ xã vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về trình độ chuyên môn và năng lực công tác; tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước của một bộ phận cán bộ xã và nhân dân vẫn còn nặng nề, chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo…


Theo số liệu thống kê của Sở Nội vụ tỉnh, tổng số cán bộ chuyên trách và công chức xã của 105 xã nghèo là 1.942 người, trong đó: Nam 1.683 người chiếm tỷ lệ 86,67%, nữ 259 người chiếm tỷ lệ 13,33%; 25 cán bộ có trình độ văn hóa cấp I, 729 cán bộ có trình độ văn hóa cấp II và 1.188 cán bộ có trình độ văn hóa cấp III; 1.555 cán bộ là người dân tộc thiểu số… Tính đến thời điểm cuối năm 2009, trên địa bàn 105 xã nghèo, tỉnh ta đã tăng cường 83 cán bộ trí thức trẻ đến công tác tại xã, bao gồmcác phòng, ban của huyện tăng cường xuống xã giữ các chức vụ chủ chốt là 14 cán bộ, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng hợp đồng tại xã là 69 cán bộ. Năm 2010, với mục tiêu đảm bảo 80% số xã nghèo của tỉnh có cán bộ công chức tăng cường xuống xã giữ các cương vị chủ chốt và 100% xã nghèo có 01 tri thức trẻ để đến năm 2020 đảm bảo 100% số xã khó khăn của 6 huyện nghèo đều có cán bộ xã đạt yêu cầu về trình dộ chuyên môn theo quy định của Nhà nước, cải thiện một cách đáng kể lề lối, tác phong làm việc, nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ cấp xã. Kế hoạch thực hiện chính sách tăng cường cán bộ chủ chốt cho xã nghèo, chính sách khuyến khích thu hút tri thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia công tác tại các xã nghèo của tỉnh, xây dựng phương án tăng cường 83 cán bộ cho các xã nghèo, trước mắt bố trí cho các xã biên giới và các xã vùng sâu, vùng xa nhiều khó khăn, trên cơ sở giữ nguyên 14 cán bộ thuộc 6 huyện nghèo hiện đang tăng cường tại các xã nghèo, bổ sung thêm 69 cán bộ cho số xã nghèo còn lại; bố trí đủ tại 105 xã nghèo mỗi xã 01 sinh viên tăng cường, trên cơ sở giữ nguyên 69 tri thức trẻ hiện đang được tăng cường tại các xã nghèo, tuyển mới 36 sinh viên đã tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng có chuyên ngành phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các xã (có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với người trong tỉnh và trình độ đại học trở lên đối với người ngoài tỉnh), để thực hiện tốt công tác cải cách hành chính ở địa phương, cũng như việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức cấp xã bao gồm chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa; tổ chức thực hiện phát triển sản xuất, khai thác thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân, làm chuyển biến tích cực kinh tế - xã hội của địa phương; củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phù hợp với phong tục, tập quán văn hóa của các dân tộc... Sau 3 năm thực hiện chính sách tăng cường cán bộ chủ chốt và tri thức trẻ cho các xã nghèo, Ban chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh tỉnh sẽ tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm sau đó xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ cho đợt tiếp theo.


Cán bộ luân chuyên tăng cường sẽ được giữ nguyên lương, phụ câp chức vụ, các quyền lợi khác (nếu có) và biên chế ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi. Trường hợp địa bàn công tác có phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực phụ cấp đặc biệt cao hơn thì được hưởng mức phụ cấp cao hơn, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp ngay sau khi hết thời hạn luân chuyển, tăng cường. Trong thời hạn luân chuyển, tăng cường mà hoàn thành nhiệm vụ thì được xét dự thi nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng; được hỗ trợ ban đầu 10 tháng lương tối thiểu, trợ cấp thêm hàng tháng 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được thanh toán tiền tàu xe về thăm gia đình khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày Lễ, ngày Tết và được hưởng lương theo quy định… Đối với tri thức trẻ tình nguyện, được tỉnh ký hợp đồng lao động và phân công công tác về xã đặc biệt khó khăn, mức tiền công hàng tháng tương đương với mức lượng cán bộ, công chức xã có cùng trình độ và thâm niên công tác; được hưởng chế độ phụ cấp như công chức xã và được hưởng thêm chính sách thu hút của địa phương do UBND tỉnh quy định, được hỗ trợ ban đầu 10 tháng lương tối thiểu, được bố trí chỗ ở và nơi làm việc, được thanh toán tiến tàu xe và về thăm gia đình khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày Lễ, ngày Tết và được hưởng lưong theo quy định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại xã, được Trung ương Đoàn cấp Giấy chứng nhận “Đã hoàn thành nhiệm vụ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn miền núi”, xét tăng Huy hiệu “Thanh niên tình nguyện”, được trợ cấp 1 lần bằng 3 tháng tiền công trong thời gian công tác tại xã, được cộng điểm ưu tiên khi thi tuyển vào công chức viên chức theo quy định, khi được tuyển dụng vào công chức viên chức Nhà nước không phải thực hiện chế độ tập sự, thử việc và được bổ nhiệm ngay vào ngạch được tuyển dụng…


Với kế hoạch đã đề ra, cùng với chính sách ưu đãi tỉnh ta đã cơ bản giải quyết được vấn đề thiếu cán bộ cơ sở, tạo động lực căn bản trong phát triển kinh tế – xã hội tại 105 xã nghèo của 6 huyện nghèo trên địa bàn tỉnh.


Đức Cường

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô tiếp xúc cử tri xã Bạch Ngọc (Vị Xuyên)
HGĐT- Ngày 16.3, đồng chí Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh - đại biểu HĐND tỉnh khóa XV đã có buổi tiếp xúc với đại biểu cử tri xã Bạch Ngọc.
18/03/2010
Đại sứ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thăm và làm việc tại tỉnh ta
HGĐT- Từ ngày 14 - 16.3, Bà Soonthorn Xayachac, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam, dẫn đầu đoàn công tác đã lên thăm và làm việc tại tỉnh ta.
18/03/2010
Đảng bộ xã Việt Lâm: Chuẩn bị tốt Đại hội điểm
HGĐT- Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Việt Lâm (Vị Xuyên) lần thứ XX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) dự kiến tiến hành vào đầu tháng 4. Đây là Đảng bộ được Tỉnh ủy chọn làm Đại hội điểm cấp Đảng bộ cơ sở trong toàn tỉnh, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho các Đại hội tiếp theo. Tính đến 15.3, cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ Đại hội điểm đã cơ bản hoàn thiện theo đúng kế
17/03/2010
Xây dựng mới Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, Đồng Văn (Hà Giang)
HGĐT- Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liênquan cho xây dựng công trình Cột cờ Quốc gia Lũng Cú (Đồng Văn), UBND tỉnh Hà Giang đã phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình trên, giao cho huyện Đồng Văn làm chủ đầu tư; Văn phòng Tư vấn và Chuyển giao công nghệ xây dựng - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thiết kế kỹ thuật; đơn vị thi công là
17/03/2010