Tuyên ngôn độc lập - một văn kiện lịch sử vô giá, một kiệt tác chính luận

16:50, 31/08/2009

Hồ Chí Minh với cương vị Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại căn nhà số 48 Hàng Ngang - Hà Nội, trong một thời gian ngắn, Người đã hoàn thành việc soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập để sáng 2-9-1945, Người thay mặt Chính phủ trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta. Từ đó Tuyên ngôn Độc lập đã trở thành bất tử trong hàng chục triệu trái tim của mấy thế hệ người Việt Nam yêu nước.


Trong lịch sử dân tộc ta đây là Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên xây dựng nhà nước mới: Nhà nước Dân chủ Cộng hòa. Trong lịch sử văn học đây làbản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba sau bài: “Nam Quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt (Thế kỷ XI ) và bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV)


1. Tuyên ngôn Độc lậplà một văn kiện lịch sử vô giá

Bởi vì Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện quan trọng được công bố ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại thành công trong cả nước. Văn kiện này có giá trị lịch sử, giá trị tinh thần, giá trị pháp lý thật to lớn.


Một là, Tuyên ngôn Độc lập đã thẳng thắn tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.


Lời Tuyên ngôn Độc lập như sấm dậy vang khắp non sông truyền đi khắp thế giới: “Pháp chạy, Nhật hàng, Vua bảo Đại thoái vị. Nhân dânta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đã đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.


Hai là, Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng khái bác bỏ dứt khoát những luận điệu sai trái của bọn thực dân Pháp và tuyên bố về mối quan hệ với Pháp.


Tuyên ngôn Độc lập đã nêu lên những vẫn đề có tính ch t pháp lý, lý lẽ rõ ràng đanh thép. Tố cáo những tội ác dã man, vô nhân đạo, sự phản bội, sự hèn nhát của bọn thực dâp Pháp, với những chứng cứ minh bạch để phủ quyết vai trò “bảo hộ” của chúng. Từ mùa thu năm 1940 Phát xit Nhật xâm lược Đông Dương thì bọn Thực dân Pháp đã quỳ gối đầu hàng, “Mở cửa nước ta rước Nhật”, ngày chính biến 9-3-1945 bọn chúng “ hoặc đã bỏ chạy, hoặc đã đầu hàng” thế là “Trong 5 năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”.


Tuyên ngôn Độc lập còn nêu rõ sự thật để làm căn cứ tuyên bố về mối quan hệ Việt Nam - Pháp: “Sự thật từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải là thuộc địa của Pháp” và “ sự thật là dân ta đã lấy lại Nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”


Bởi những lẽ trên Tuyên ngôn Độc lậptuyên bố: “Thoát ly hẳn quan hệ với thực dân pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”


Ba là, Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện rõ lập trường sắt đá thái độ kiên quyết của Chính phủ lâm thời và của nhân dân Việt Nam về quyền tự do độc lập.

Tuyên ngôn Độc lập còn tuyên bố với thế giới về quyền hưởng tự do độc lập và tinh thần giữ vững quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam. Lời văn vang lên như lời hịch non sông: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”


2. Tuyên ngôn Độc lập một kiệt tác chính luận

Người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập là Chủ tịch Hồ chí Minh lãnh tụ tối cao của dân tộc, nhà văn hóa lớn của nhân loại. Từ khi ra đời 2-9-1945 Tuyên ngôn Độc lập đã trở thành một kiệt tác chính luận, có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam.


Thứ nhất, Tuyên ngôn Độc lập là văn bản chính luận mẫu mực có kết cấu chặt chẽ, chiến lược trình bày vấn đề rõ ràng, lời văn vừa giản dị trong sáng vừa hùng hồn cảm xúc, thể hiện ở đỉnh cao nghệ thuật ngôn từ.


Đấy là lời bất hủ về quyền con người, dựa vào đó Chủ tịch Hồ Chí Minh suy rộng ra làm luận điểm chính: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Đó là luận điểm của Người về quyền tự do độc lập của các dân tộc trên toàn thế giới. Sau đó Người lại trích một câu trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1971: “Người ta sinh ra tự do bình đẳng và quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”, nó đồng quan điểm với lời Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ. Việc trích dẫn trực tiếp như thế có tác dụng như một lá chắn thép bảo vệ luận điểm của mình, vừa như một điểm tựa bẩy luận điểm của mình lên cao, đồng thời để chứng minh làm sáng tỏ luận điểm ấy. Sau đó người đi đến khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”…


Thứ hai, Tuyên ngôn Độc lập có giá trị bền vững về lịch sử, nhân bản và thẩm mỹ.


Về giá trị lịch sử: Tuyên ngôn Độc lập là trung tâm sự kiện của Cách mạng tháng Tám, mốc son lịch sử chói ngời của dân tộc Việt Nam trên chặng đường dài lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, chống chế độ phong kiến. Tuyên ngôn Độc lập đã tố cáo những tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân, phát xít, phong kiến trong lịch sử để đời đời khắc cốt ghi xương. Ghi lại những thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam đánh bại chủ nghĩa phát xít, đánh đổ xiềng xích thực dân, đánh đổ chế độ phong kiến đã lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Đưa ra được những tuyên bố lịch sử: “Thoát ly hẳn quan hệ thực dân Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ hết mọi đặc quyền của Pháp trên đ t nước Việt Nam”. Tuyên bố với toàn thể nhân dân ta và nhân dân thế giới: Nước Việt Nam “đã thành một nước tự do, độc lập” có quyền hưởng và quyền giữ vững độc lập, tự do của mình.


Về giá trị nhân bản: Tuyên ngôn Độc lập nên lên “quyền bình đằng” “quyền được sống”, “quyền tự do” và “ quyền mưu cầu hạnh phúc” của con người. Đó là chân lý nhân bản đã được nêu trong hai bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ vàcủa cách mạng Pháp. Rộng hơn, cao hơn quyền con người là quyền độc lập tự do của các dân tộc, đó là quyền “sinh ra bình đẳng” dân tộc nào cũng có quyền “quyền sống”, “quyền sung sướng” và “ quyền tự do”. Nó phản ánh thống nhất giữa quyền dân tộc và quyền con người. Mỗi con người muốn có độc lập tự do thì phải đấu tranh cho dân tộc được tự do độc lập. Đó là sứ mệnh thiêng liêng của mỗi con người củatất cả cộng đồng dân tộc có mục đích chung là tự do độc lập và muốn giải phóng con người thì trước tiên phải giành tự do độc lập cho dân tộc.


Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố kết quả Cách mạng tháng Tám vĩ đại là đã chặt đứt “các xiềng xích thực dân gần 100 năm”, đã đánh đổ chế độ phong kiến đen tối” “chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ”, vinh quang đời đời là đã khai sinh ra “chế độ Dân chủ Cộng hòa”.


Giá trị nhân bản còn ở thái độ kiên quyết, quyết tâm sắt đá, ở phương diện đoàn kết “trên dưới một lòng” ở tinh thần thà hy sinh tất cả “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lậpấy”


Tuyên ngôn Độc lậpmãi mãi là thông điệp thẩm mỹ, dấy lên trong mỗi chúng ta những hình ảnh cao đẹp về đất nước về con người về dân tộc Việt Nam. Tác động thẩm mỹấy sẽ là mạnh mẽ và lâu dài đến nhiều thế hệ những người yêu nước Việt Nam.


Như vậy, Tuyên ngôn Độc lập là một kiệt tác về chính luận, chiếm một đỉnh cao của nền văn học Việt Nam; có sức sống mãnh liệt trong thời đại Hồ Chí Minh và mãi mãi bất tử trong lịch sử vinh quang của dân tộc ta.

9/2001

Hồ Chí Minh: Tuyên ngôn Độc lập, SGK Văn 12,NXB Giáo dục, HN, 2000, tập 1, tr 56 - 60..


Cao Văn Thịnh (Trường Đại học Hùng Vương – Phú Thọ)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thường trực HĐND tỉnh giám sát tại Vị Xuyên
Ngày 26.8, đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Viết Xuân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn, tiến hành giám sát kết quả, tiến độ thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học, nhà công vụ giáo viên, công tác chuẩn bị năm học mới tại huyện Vị Xuyên.
28/08/2009
Đại hội Hội Làm vườn tỉnh lần thứ II (nhiệm kỳ 2009 - 2014)
HGĐT- Ngày 28.8, tại Hội trường các Ban xây dựng Đảng Tỉnh uỷ, Hội Làm vườn (HLV) tỉnh đã tổ chức Đại hội đại biểu HLV tỉnh lần thứ II (nhiệm kỳ 2009 – 2014).
28/08/2009
Sở Lao động - TBXH tọa đàm kỷ niệm 64 năm Ngày thành lập ngành (28.8.1945 - 2009)
HGĐT- Sáng 28.8, Sở Lao động - TBXH tỉnh long trọng tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 64 năm Ngày thành lập ngành (28.8.1945-2009).
28/08/2009
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông làm việc tại huyện Xín Mần, Quang Bình, Bắc Quang
HGĐT- Ngày 26 - 27.8, đồng chí Đàm Văn Bông, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng các hạng mục Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình; thống nhất việc cải tạo, sửa chữa các hạng mục của Bệnh viện Đa khoa Nà Chì trong khi chờ đầu tư xây dựng mới; kiểm tra việc thực hiện chương trình kiên cố hoá trường, lớp học; công tác chuẩn bị khai giảng
28/08/2009