Không ngừng nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử

08:22, 28/05/2009
HGĐT- Kỳ họp thứ 5, QH khóa XII vừa được khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp lần này đưa ra rất nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là công tác nâng cao trách nhiệm, chất lượng kỳ họp Quốc hội và HĐND các cấp.

 
 
Tại tỉnh ta, những năm qua HĐND tỉnh khóa XV đã triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND”, trong đó chú trọng đến hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT) của đại biểu dân cử. Để hiểu rõ hơn công tác này. Phóng viên Báo Hà Giang đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Viết Xuân, ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:


Phóng viên: Chất lượng hoạt động HĐND được nâng cao bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng công tác giám sát, TXCT, tổ chức kỳ họp… Xin đồng chí Chủ tịch cho biết, công tác TXCT ở tỉnh ta được cải tiến như thế nào để đem lại hiệu quả như mong muốn?


Đồng chí Nguyễn Viết Xuân: TXCT là một trong những hoạt động chủ yếu, thường xuyên của đại biểu dân cử trước và sau mỗi kỳ họp, nó thể hiện tính dân chủ đại diện, là cầu nối để cử tri gửi gắm tâm tư, nguyện vọng, tham gia xây dựng chính quyền thông qua người đại biểu của mình, đây cũng là một trong những kênh thông tin quan trọng phục vụ cho hoạt động giám sát của HĐND tỉnh. Trước đây, hoạt động TXCT chủ yếu tập trung ở các xã cho nên không tiếp xúc được với quảng đại cử tri, mà chủ yếu là đại biểu cử tri, nên dẫn đến việc phản ánh các kiến nghị chưa toàn diện, chưa thật sự khách quan; việc tổ chức tiếpxúc ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ít được thực hiện, nên việc TXCT theo chuyên đề lĩnh vực ngành còn hạn chế. Hiện nay hoạt động TXCT của đại biểu chủ yếu được tổ chức tại các thôn, bản trong đó ưu tiên các thôn bản vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn để đại biểu thấy được tường tận cuộc sống và sản xuất của đồng bào và được tiếp xúc với nhiều cử tri hơn, mắt thấy tai nghe được nhiều vấn đề hơn, gần dân hơn. Ngoài ra, các đại biểu tổ chức tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, để nghe sâu về một vấn đề, một lĩnh vực, đây là một trong những cơ sở để xây dựng các nghị quyết chuyên đề sát với thực tế hơn. Về phương pháp TXCT trước đây, thường diễn ra độc lập ở đại biểu HĐND 3 cấp, đại biểu HĐND chưa phối hợp với đại biểu Quốc hội ở địa phương trong hoạt động TXCT cho nên khó khăn cho ủy ban MTTQ các cấp và chính quyền cơ sở trong việc tổ chức các hội nghị TXCT, mất thời gian của của cử tri. Hiện nay việc thực hiện tiếpxúc cử tri có sự phối hợp chặt chẽ giữa đại biểu HĐND các cấp với đại biểu Quốc hội nên không chồng chéo, giảm phiền hà cho cơ sở. Mặt khác, tại hội nghị TXCT có đại diện chính quyền cấp huyện, xã để trực tiếp tiếp thu các kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết, nên một số việc được giải quyết nhanh hơn…


Phóng viên: Thưa đồng chí Chủ tịch, sau TXCT các ý kiến, kiến nghị được HĐND tỉnh xử lý như thế nào?


Đồng chí Nguyễn Viết Xuân:
Sau TXCT, các kiến nghị thuộc cấp tỉnh được tổng hợp phân loại, thường có hai loại kiến nghị: Một là kiến nghị điều chỉnh chế độ, chính sách cho phù hợp hoặc ban hành chính sách mới, những kiến nghị này sẽ được đưa ra thảo luận và quyết định tại kỳ họp thông qua việc ban hành nghị quyết; hai là kiến nghịchấn chỉnh việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền, loại kiến nghị này chuyển cho UBND các cấp giải quyết theo thẩm quyền. Nhữngvụviệc nổi cộm sẽ được đại biểu lựa chọn chất vấn tại kỳ họp HĐND. Năm 2008, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh tổ chức giám sát và tái giám sát nên các vấn đề bức xúc cơ bản đã giải quyết xong như vấn đề ô nhiễm môi trườngdo rác, nước thải bệnh viện, chất thải của các nhà máy sản xuất giấy, nhà máy xi măng; đất đai, công tác qui hoạch, giải phóng mặt bằng…được nhân dân đồng tình ủng hộ.


P.V: Như vậy ở tỉnh ta giám sát là hình thức hỗ trợtích cực cho việc thu hút cử tri tham dự các cuộc TXCT của đại biểu?


Đồng chí Nguyễn Viết Xuân: Đúng như vậy, tại các cuộc tiếp xúc cử tri không chỉ đơnthuần là thông báo nội dung kỳ họp, hoặc báo cáo kết quả kỳ họp, tiếp thu các ý kiến cử tri, mà đại biểu thông báo kết quả giải quyết các kiến nghị cử tri ở hội nghị tiếp xúc lần trước. Đồng thời thông báo với cử tri về kết quả các cuộc giám sát, tái giám sát trên địa bàn để cử tri biết, nội dung tiếp xúc không đơn điệu, thụ động, cử tri cởi mở hơn, đóng góp nhiều ý kiến xây dựng với các cấp chính quyền, nhân dân tin tưởng vào vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử. Thông qua hoạt động TXCT thì trách nhiệm và trình độ của đại biểu được nâng lên vì để trả lời được các câu hỏi của cử tri yêu cầu các đại biểu phải nắm vững các chính sách, pháp luật, chế độ hiện hành các lĩnh vực, mặt khác mức độ tín nhiệm của cử tri vừa là thước đo vừa là động lực để đại biểu phấn đấu.


Phóng viên: Hiện nay khó khăn, trở ngại làm hạn chế công tác TXCT của đại biểu HĐND tỉnh ta là gì, thưa đồng chí?


Đồng chí Nguyễn Viết Xuân: Khó khăn thì nhiều, nhưng khó khăn lớn nhất phải nói thẳng là trình độ một số đại biểu còn hạn chế nhiều mặt. Do phải đáp ứng yêu cầu cơ cấu đại biểu, theo cá nhân tôi nên phải xem xét cân nhắc giữa hai vấn đề cơ cấu và trình độ đại biểu dân cử. Về mặt lý luận, đại biểu dân cử là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân nói chung, chứ không đại diện cho riêng một sắc tộc nào. Thực tiễn lại cho thấy chất lượng hoạt động HĐND do trình độ của đại biểu, chứ không phải do cơ cấu đại biểu quyết định. Khó khăn thứ 2 tỉnh ta là một tỉnh vùng cao biên giới có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, muốn đến TXCT ở một thôn, bản vùng sâu, vùng xa có khi phải đi bộ, leo dốc cả nửa ngày đường; do dân cư phân tán nên chỉ tổ chức tiếp xúc gặp gỡ được với đại cử tri, không tiếp xúc được với đại chúng. Khó khăn lớn nhất đối với cử tri trong TXCT là ngôn ngữ bất đồng, nhất là đối với đồng bào ở thôn bản vùng sâu, vùng xa, biên giới trong tỉnh.


Phóng viên: Xin đồng chí Chủ tịch cho biết hướng khắc phục khó khăn để TXCT để đem lại hiệu quả như mong muốn?


Đồng chí Nguyễn Viết Xuân: Vấn đề mấu chốt vẫn là trình độ và trách nhiệm của đại biểu dân cử, thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn và đại biểu tự nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp và điều quan trọng là phải “Gần dân, tôn trọng nhân dân, thực sự là người đại biểu của nhân dân”. Tại hội nghị TXCT đại biểu phải thực hiện được 3 việc đó là nói cho dân nghe: Đại biểu thông báo chương trình kỳ họp, hoặc kết quả kỳ họp, phổ biến những nội dung cơ bản của các nghị quyết kỳ họp, tùy theo đối tượng tiếp xúc để lựa chọn nội dung cho phù hợp; xem dân làm: Thông qua việc nghe chính quyền sở tại báo cáo kết quả phát triển KT-XH của địa phương kết hợp với đi thực tế các mô hình hay, nhân tố điển hình để động viên khích lệ, nhân diện rộng; nghe dân nói: Đại biểu lắng nghe những ý kiến, kiến nghị của cử tri, phải phân loại nhanh, chính xác những kiến nghị thuộc chính sách hiện hành thì giải thích cho dân rõ, những vướng mắc có liên quan đến các nghị quyết HĐND cần điều chỉnh, bổ sung thì tiếp thu phản ánh Thường trực HĐND, những kiến nghị thuộc lĩnh vực quản lý điều hành, tổ chức thực hiện thì giao cho UBND các cấp xem xét giải quyết. Nói tóm lại, chất lượng TXCT phụ thuộc vào năng lực của đại biểu dân cử, còn hiệu quả TXCT có cao hay không phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm của các cơ quan công quyền, nơi có trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri.


Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh.


Minh Tâm (Thực hiện)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đề nghị Quốc hội, Chính phủ có chính sách phù hợp cho vùng đặc biệt khó khăn, biên giới (*)
Trong phiên họp buổi chiều ngày 26.5 của QH, ông Thào Hồng Sơn, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XII của tỉnh đã có ý kiến thảo luận ở hội trường về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ KT – XH và ngân sách nhà nước năm 2008; tình hình thực hiện kế hoạch KT – XH và ngân sách nhà nước năm 2009 trong những tháng đầu năm.Nội dung như sau:
27/05/2009
Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn Già làng, Trưởng bản tỉnh ta
HGĐT- Như tin đã đưa, ngay sau khi Tỉnh ủy - HĐND - UBND - ủy ban MTTQ tỉnh gặp mặt thân mật đoàn tại Hội trường UBND tỉnh, trong các ngày từ 18 - 23.5, đoàn già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc của tỉnh ta đã về thăm Thủ đô Hà Nội.
26/05/2009
Tổng kết công tác đào tạo tiếng Trung Quốc cho cán bộ, công chức tỉnh, khóa 1
HGĐT- Sáng 25.5, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị báo cáo tổng kết công tác đào tạo tiếng Trung Quốc cho cán bộ, công chức tỉnh Hà Giang (khoá 1) tại trường Cao đẳng Sư phạm châu Văn Sơn, Trung Quốc.
26/05/2009
Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ; sơ kết Chỉ thị 36/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
HGĐT- Ngày 22.5, tại thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, với sự tham dự của trên 200 đại biểu, Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương; gắn với sơ kết Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục chỉ đạo xây dựng cơ sở vững mạnh
25/05/2009