Hội đồng Nhân dân tỉnh: Giám sát kết quả thực hiện Dự án Phân cấp giảm nghèo

20:12, 27/04/2009

HGĐT- Ngày 24.4, tại Hội trường HĐND - UBND tỉnh, Thường trực HĐND và các Ban HĐND tỉnh có buổi giám sát kết quả thực hiện Dự án Phân cấp giảm nghèo (DPPR) từ năm 2005-2008 trên địa bàn tỉnh.


 

 Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Viết Xuân phát biểu tại buổi giám sát.


Đồng chí Nguyễn Viết Xuân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì buổi giám sát. Dự buổi làm việc có đồng chí Hoàng Đình Châm, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo ủy ban MTTQ tỉnh; Đoàn ĐBQH khoá XII của tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành liên quan…


Báo cáo của UBND tỉnh trình tại buổi giám sát, đánh giá: Dự án DPPR ở tỉnh ta chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8.2005 với mục tiêu cải thiện tình trạng KT-XH của các hộ nghèo, đặc biệt chú trọng tới việc sử dụng các phương pháp phát triển có sự phân cấp sâu rộng và có sự tham gia của cộng đồng. Đối tượng của dự án bao gồm các hộ đói, hộ nghèo, phụ nữ và hộ dân tộc thiểu số ở 352 thôn, bản của 45 xã đặc biệt khó khăn thuộc 5 huyện: Xín Mần, Quang Bình, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, với tổng số vốn phân bổ là 20,485 triệu USD. Dự án sẽ kết thúc các hoạt động trên hiện trường vào cuối tháng 9.2011.


Sau gần 4 năm triển khai trên địa bàn 45 xã, với tổng số vốn đã thực hiện trên 149 tỷ đồng, dự án thu được những kết quả tích cực, tác động nhiều mặt đến đời sống KT-XH ở các xã, tạo ra nhiều lợi ích về thu nhập và an ninh lương thực, cải thiện được thu nhập cho các hộ nghèo thông qua sự hỗ trợ đầu tư các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp cây, con, hạt giống các loại; đồng thời thông qua các lớp tập huấn, người dân đã từng bước làm thay đổi nhận thức về chủ trương, chính sách phát triển KT-XH của Đảng, Nhà nước, tiếp cận cách quản lý kinh tế hộ, tiếp cận và vận dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.


Qua đánh giá hàng năm từ 2006 đến 31.12.2008, hiệu quả kinh tế mà dự án tạo ra là: Có 24,80 % số hộ có an ninh lương thực được cải thiện (giảm thời gian thiếu đói), thời gian thiếu đói giảm trung bình 1,33 tháng/hộ; diện tích gieo trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả, diện tích nuôi cá… tăng thêm; số hộ nông dân áp dụng công nghệ do dự án giới thiệu về trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản tăng lên; năng suất, sản lượng tăng; 25,62% hộ có sản lượng cây nông nghiệp, tăng thêm 255 kg/hộ; 31,10% hộ có gia súc, tăng thêm 2,72 con/hộ; 9,2% hộ có sản lượng cá, tăng thêm 26,6 kg/hộ; có trên 70% số hộ nông dân tiếp cận bền vững với nguồn nước và trên 61% hộ có đủ nước cho sản xuất trong cả vụ. Dự án đã góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của tỉnh, nhất là trong vùng dự án. Theo số liệu thống kê của các Ban quản lý huyện, ngay trong năm 2006, dự án đã góp phần giảm được 7% số hộ nghèo, bằng 685 hộ thoát nghèo ở 219 thôn dự án của 30 xã; năm 2007 dự án giảm được 9,48% hộ nghèo so với năm 2006; năm 2008 dự án giảm được 19,69% số hộ nghèo so với năm 2006 và giảm 10,54% so với năm 2007. Cùng với việc cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ có an ninh lương thực và tăng thu nhập, dự án cũng đã đem lại lợi ích quan trọng về mặt xã hội thông qua các biện pháp khác nhau…


Thảo luận tại buổi giám sát, ý kiến của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các ngành đều khẳng định tính hiệu quả của dự án dành cho các đối tượng được hưởng lợi, đặc biệt dự án đã mang lại nguồn nhân lực là đội ngũ cán bộ xã có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu trong quá trình thực hiện dự án và cả sau khi dự án kết thúc… Tuy nhiên, các ý kiến cũng chỉ ra một số tồn tại, khó khăn trong quá trình triển khai và những kiến nghị đối với các Bộ, ngành Trung ương cùng với những giải pháp, nhằm thực hiện đạt 100% kế hoạch năm 2009.


Phát biểu kết luận tại buổi giám sát, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Viết Xuân khẳng định: Thông qua công tác kiểm tra, giám sát cùng với các dự án khác đang được triển khai trên địa bàn tỉnh cho thấy, Dự án DPPR được thực hiện đảm bảo theo đúng các quy trình, đúng đối tượng, địa bàn, góp phần đáng kể trong công cuộc XĐGN, đặc biệt 1.817 công trình được xây dựng ở thôn, xóm bản trong thời gian qua, đang là nền tảng giúp cho cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng được nâng lên. Dự án đã giúp cho 90% đội ngũ cán bộ xã có năng lực, trình độ thông qua các lớp đào tạo, tập huấn… Đồng chí nhấn mạnh: Trong thời gian tới, Ban quản lý các cấp cần có các giải pháp tích cực để đẩy nhanh tốc độ giải ngân; hoàn thành dứt điểm các công trình XDCB đang thi công dở dang; tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm các mô hình; thường xuyên kiểm tra và kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại; xây dựng Quy chế quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng các công trình. Đối với công tác cán bộ, cần có cam kết, chính sách để cán bộ yên tâm công tác lâu dài, đồng thời có chiến lược, định hướng bám sát thực tại về cơ cấu tổ chức hiện nay…


Hữu Thụy

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Duy Lượng làm việc tại tỉnh ta
HGĐT- Sáng 24.4, tại Hội Nông dân tỉnh, đồng chí Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân (HND) Việt Nam; lãnh đạo Ban kinh tế; Trung tâm Du lịch - Dịch vụ hỗ trợ nông dân T.Ư HND Việt Nam đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ (BTV) HND tỉnh.
27/04/2009
Vinh quang Việt Nam: Tôn vinh những con người bình dị
Nhằm tôn vinh những tập thể, cá nhân anh hùng lao động thời kỳ đổi mới và hội nhập, tối 26-4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu Nghị Việt Xô đã diễn ra chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ VII.
27/04/2009
Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Viết Xuân làm việc tại huyện vị xuyên
HGĐT- Ngày 23.4, đồng chí Nguyễn Viết Xuân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến thăm, kiểm tra tiến độ thi công xây dựng Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục Lao động Xã hội (GDLĐXH) tỉnh tại xã Linh Hồ và cầu Bình Vàng, Khu công nghiệp Bình Vàng (Vị Xuyên).
24/04/2009
Các đơn vị giao ban công tác quý I
HGĐT- Ngày 22.4, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban quý I giữa 3 lực lượng Công an, Biên phòng, Hải quan. Tới dự có các đồng chí: Vương Mí Vàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thiếu tướng Nguyễn Bình Vận, Giám đốc Công an tỉnh.
24/04/2009