Xứng đáng huyện Anh hùng trên vùng đất khó

17:29, 10/12/2008

HGĐT- Nhân dịp huyện Mèo Vạc kỷ niệm 46 năm Ngày thành lập (15.12.1962 - 2008) và khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao - Du lịch các dân tộc lần thứ IV; phóng viên Báo Hà Giang có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Tuệ, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc.


Phóng viên: Xin đồng chí giới thiệu với độc giả Báo Hà Giang về quá trình xây dựng và phát triển của huyện nhà - huyện Anh hùng Lao động trên vùng đất khó?


 
 
Đồng chí Nguyễn Văn Tuệ: Ngày 15.12.1962, Mèo Vạc được công nhận là một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hà Tuyên (nay là tỉnh Hà Giang), đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọngđối với nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc. Ngày mới thành lập, huyện gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn: Đội ngũ cán bộ cấp ủy, chính quyền huyện thiếu và yếu; sản lượng lương thực trên địa bàn không đủ tự cung tự cấp, tỉ lệ đói nghèo trong nhân dân khá cao; trình độ dân trí lạc hậu, tỉ lệ mù chữ chiếm trên 95%; trong những năm 1960 - 1965, nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc đã đóng góp hàng vạn ngày công làm đường Hạnh Phúc từHà Giang lên Mèo Vạc, đến ngày 12.3.1965 cán bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện tưng bừng mở hội chào đón con đường Hạnh Phúc thông xe đến huyện lỵ Mèo Vạc. Thực hiện công cuộc đổi mới, Mèo Vạc từng bước khắc phục khó khăn và phát huy mọi điều kiện thuận lợi để tạo ra sự chuyển biến trên nhiều lĩnh vực. Nền kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước (năm 2008 ước đạt 19,21%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại, dịch vụ. Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã chuyển dịch đúng hướng, năm 2000 toàn huyện chỉ có 420 ha cây đậu tương, đến năm 2008 đã có 3.030 ha, cho sản lượng 2.197 tấn; cỏ chăn nuôi năm 2000 mới có 4 ha mô hình tại xã Pả Vi, đến nay toàn huyện đã trồng trên 3.200 ha. Nhờ đó, chăn nuôi hàng hóa đã trở thành ngành sản xuất chính, thu nhập từ chăn nuôi trở thành nguồn thu chính của nhiều gia đình, góp phần tích cực trong công cuộc XĐGN. Từ năm 1998 trở về trước, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, toàn huyện chỉ 12 xã có đường ô-tô đến trung tâm xã nhưng đường xấu khó đi, 17% số thôn bản có đường dân sinh, trụ sở làm việc các cơ quan từ huyện xuống xã, trạm y tế, trường học chủ yếu là nhà gỗ, nhà tạm, huyện chưa có điện lưới Quốc gia, 70% dân số còn thiếu nước sinh hoạt, 95% hộ là nhà tạm. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, từ nhiều dự án đầu tư khác nhau, như: Dự án 135, HPM, 134, … huyện đã huy động nhân dân các xã, bằng sức lực và công cụ lao động thủ công, đóng góp hàng vạn ngày công, đào đắp hàng trăm nghìn m3 đất đá, mở mới 6 tuyến đường ô-tô đến trung tâm xã (trên 80 km), đưa 100% xã có đường ô-tô đến trung tâm xã; đường dân sinh liên xã, liên thôn bản đã được đầu tư mở mới và mở rộng hơn 600 km, đến nay 100% số thôn bản, tổ dân phố trong huyện có đường ô-tô, đường dân sinh đi qua; 12/18 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã; 18/18 xã, thị trấn có điện lưới Quốc gia, có trường học 2 tầng và 16/18 xã, thị trấn có trạm y tế 2 tầng…


Phóng viên: Xin đồng chí điểm lại kết quả phát triển của huyện sau 1 năm đầy biến động của nền kinh tế cả nước nói chung, huyện Mèo Vạc nói riêng?


Đồng chí Nguyễn Văn Tuệ:

Khác với một số huyện bạntrong tỉnh, phải chịu thiệt hại nặng về đàn gia súc do ảnh hưởng đợt rét đậm, rét hại kéo dài đầu năm, huyện Mèo Vạc ít bị ảnh hưởng, vì với phương thức phát triển chăn nuôi hàng hóa, người dân địa phương đã chủ động tốt công tác chống rét và tạo nguồn thức ăn cho đàn gia súc khi mùa đông đến. Nhưng nói thành tựu, vấn đề đáng quan tâm nhất của huyện trong năm 2008 này là đã hoàn thành thu ngân sách Nhà nước một cách xuất sắc, vượt thu gần 2 tỷ đồng so với kế hoạch trên giao. Huyện đã thành công trong xây dựng mô hình trồng 20 ha ngô nếp vụ hai tại 3 xã Lũng Pù, Sủng Máng, Pả Vi và thị trấn Mèo Vạc, làm thay đổi cơ bản nhận thức của bà con trong sản xuất nông - lâm nghiệp, tăng vòng quay của đất, tạo cơ sở để toàn huyện tiến tới thực hiện triệt để công tác đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Huyện cũng đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên thực địa, một công việc có ý nghĩa và giá trị lịch sử của đất nước, của tỉnh và của huyện. Vượt qua những khó khăn, biến động của nền kinh tế, trong năm hàng loạt các công trình xây dựng trọng điểm của huyện vẫn được khởi công và đảm bảo thi công đúng tiến độ, như 27 đầu điểm công trình cứng hóa trường lớp học, các công trình đường bê-tông nông thôn, các tuyến đường ô-tô dẫn vào các hồ treo. Đặc biệt, được sự quan tâm đầu tư của T.Ư, của tỉnh, huyện Mèo Vạc đã đưa vào sử dụng 3 hồ treo chứa nước và đang triển khai xây dựng 7 hồ treo, góp phần giải quyết một phần nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân trong mùa khô. Đến thời điểm trước năm 2007, công nghiệp của huyện hầu như chưa có gì, năm 2008 đã có 01 xưởng tuyển luyện quặng ăngtimon cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; 02 nhà máy thuỷ điện và 02 nhà máy khai thác, tuyển luyện quặng đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng, khi hoàn thành sẽ góp phần to lớn vào phát triển KT-XH huyện nhà.Trong tương lai, Mèo vạc sẽ là điểm sáng của tỉnh về phát triển ngành Công nghiệp điện và khai khoáng, góp phần giải quyết hàng ngàn lao động tại chỗ cho nhân dân…


Phóng viên: Phát huy tiềm năng, thế mạnh và những thành tựu đạt được, đồng chí cho biết những định hướng chính trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành của huyện thời gian tiếp theo?


Đồng chí Nguyễn Văn Tuệ:

Kế thừa và phát huy những thành tựu đạt được, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới mà Đảng, Nhà nước trao tặng, huyện Mèo Vạc quyết tâm nêu cao tinh thầnđoàn kết , ý chí tự lực, tự cường, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứXIV; trọng tâm là, tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở, đủ khả năng lãnh, chỉ đạo, quản lý điều hành, tập hợp, đoàn kết nhân dân; đảm bảo QP-AN, phát triển KT-XH; đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp; coi trọng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực, hình thành vùng sản xuất nguồn thực phẩm sạch, chất lượng, chủ động cung cấp cho thị trường; quan tâm hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn; có cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện để thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển; tiếp tục đầu tư và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào địa bàn, phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, mở rộng ngành nghề truyền thống, phát triển các mô hình HTX dịch vụ tổng hợp, từng bước tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đẩy mạnh XĐGN, giải quyết tốt chính sách xã hội, kết hợp hiệu quả các nguồn lực cho quá trình phát triển của huyện...

Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí!

 
Luyện tập màn đồng diễn chuẩn bị Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc và kỷ niệm 46 năm Ngày thành lập huyện.                 Ảnh: An Dương


Đức Dũng (Thực hiện)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thắt chặt tình quân dân
HGĐT- Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng chiến lược của công tác dân vận trong thời kỳ mới, những năm qua, lực lượng vũ trang (LLVT) Hà Giang đã thực hiện tốt nội dung chương trình, kế hoạch công tác dân vận trên địa bàn đóng quân, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các địa phương giữ vững ổn định chính trị.
28/11/2008
Đoàn đại biểu Châu ủy châu Văn Sơn (tỉnh Vân Nam - Trung Quốc) thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang
HGĐT- Nhận lời mời của lãnh đạo tỉnh Hà Giang, ngày 25.11, Đoàn đại biểu Châu uỷ châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, nước CHND Trung Hoa, do đồng chí Lý Tiểu Bình, Phó Bí thư Châu uỷ, làm Trưởng đoàn cùng các thành viên đã sang thăm và làm việc với tỉnh Hà Giang.
27/11/2008
Công an tỉnh gắn quân hàm cấp tá năm 2008
HGĐT- Vừa qua, Công an tỉnh tổ chức Lễ gắn quân hàm Sĩ quan cấp tá năm 2008, từ cấp Thượng tá lên Đại tá cho 7 đồng chí là trưởng, phó các phòng thuộc Công an tỉnh. Thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Bình Vận, ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, gắn quân hàm cho các đồng chí thăng cấp bậc hàm Đại tá.
27/11/2008
Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ XVI (vòng 2)
HGĐT- Ngày 22.11, tại TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương, diễn ra Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ XVI (vòng 2), do Báo Hải Dương đăng cai tổ chức. Dự Hội thảo có đại diện Ban Tuyên giáo T.Ư, Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Hải Dương, cùng lãnh đạo các báo: Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xây dựng Đảng và đại diện 28 cơ quan báo Đảng các tỉnh, thành
25/11/2008