Kỷ niệm 63 năm Cách mạng Tháng và Quốc khánh 2-9

Hà Giang đổi mới

17:40, 15/08/2008

(HGĐT)- Trải qua hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, con người Hà Giang với cốt cách nhân hậu, chân chất tình người, thủy chung cùng đứng lên đánh đuổi kẻ thù, góp phần làm nên chiến thắng của cả dân tộc.


 

 Góc phố thị xã Hà Giang.


Không ít người đã anh dũng hy sinh, vĩnh viễn nằm xuống cho mảnh đất yên bình hôm nay. Tiếp bước truyền thống ấy, nhiều năm qua Đảng bộ, nhân dân thị xã Hà Giang luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tập chung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và kiến tạo thị xã với một diện mạo, vóc dáng của một đô thị mới: Sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại.


...Ngày 2.9.1945, Chính phủ lâm thời của Nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tuyên bố Nước nhà độc lập trước quốc dân và thế giới... Sự kiện trọng đại ấy đã cổ vũ, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Hà Giang tiến nhanh vào giai đoạn đấu tranh giành chính quyền toàn tỉnh. Nhưng tháng 9.1945, Hoàng Quốc Chính, ủy viên T.Ư của “Việt Nam Quốc dân Đảng” cầm đầu một toán quân theo đường Thanh Thủy vào chiếm đóng thị xã Hà Giang, chúng lập ra Tỉnh Đảng bộ “Việt Nam Quốc dân Đảng” do Hoàng Quốc Chính làm chủ nhiệm, chúng dựng lên chính quyền phản động với khoảng 200 tên là tay sai Pháp - Nhật trước đây. Sau đó chúng tung quân đi chiếm đồn, bốt lẻ ở các châu ly, dựng chính quyền tại các địa phương do cường hào địa chủ, thổ ty nắm giữ. Như vậy: Trong bối cảnh chung của Đất nước sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, thị xã Hà Giang vẫn còn có những khó khăn phức tạp riêng, bởi chưa giành được chính quyền. Lực lượng cách mạng ở Hà Giang cùng một lúc phải đối phó với nhiều loại kẻ thù... Ngày 29.8.1945, phát xít Nhật rút khỏi Hà Giang, có thể nói đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc giành chính quyền ở thị xã Hà Giang. Nhưng đã không thực hiện được vì lúc đó thiếu phương tiện liên lạc, nên cán bộ và chiến sỹ hoạt động ở cả 2 vùng Bắc và Nam của tỉnh không liên lạc được với nhau, hơn nữa tại thị xã Hà Giang chưa có cơ sở cách mạng... Ngày 21.11.1945, lực lượng cách mạng tiếp tục giải phóng được đồn Quản Bạ và Bạch Đích. Cơ sở cách mạng của ta ở Quản Bạ, Yên Minh được củng cố thêm một bước, quần chúng hết sức phấn khởi và tin tưởng vào cách mạng. Cùng với cán bộ Việt Minh tích cực chuẩn bị lực lượng quân sự để tiến công địch ở thị xã, ngày 8.12.1945, theo kế hoạch đã định, khi binh lính Quốc dân Đảng vào nhà ăn ăn trưa, thì 2 đại đội lính khố đỏ đã bí mật ập vào bao vây Sở chỉ huy và doanh trại lính Quốc dân Đảng. Ngay sau lúc bắt giữ được Hoàng Đức Chính, các cán bộ Việt Minh có mặt ở thị xã đã hạ lá cờ của Quốc dân Đảng xuống và cờ đỏ sao vàng của cách mạng được kéo lên trên nóc đồn. Thị xã Hà Giang hoàn toàn được giải phóng, quần chúng hết sức vui mừng trước thắng lợi của cách mạng. Ngày 25.12.1945, đông đảo quần chúng nhân dân các dân tộc ở thị xã Hà Giang và đại biểu các địa phương trong tỉnh tưng bừng mít tinh chào mừng ủy ban Hành chính lâm thời của tỉnh do đồng chí Thanh Phong làm Chủ tịch và Tỉnh Đảng bộ Việt Minh do đồng chí Hồng Quân làm Bí thư, ra mắt trước toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Từ đây, dưới chính quyền dân chủ nhân dân, đồng bào các dân tộc thị xã nói riêng và đồng bào tỉnh Hà Giang nói chung đã trở thành người chủ quê hương Đất nước. Một thời kỳ mới đã mở ra, thời kỳ xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ cuộc sống tự do hạnh phúc của nhân dân.


Về thăm thị xã Hà Giang vào những ngày mùa thu tháng 8 này, sau 63 năm xây dựng và trưởng thành, khắp các phố phường của thị xã, ở đâu cũng thấy sự hiện diện của một đô thi trong tương lai. Những công trình kiến trúc mang kiểu dáng hiện đại và những ngôi nhà dân kiên cố, khang trang mọc lên san sát hai bên các dãy phố và dọc theo hai bờ dòng sông Lô hiền hoà. Đến với thị xã Hà Giang hôm nay, mọi người sẽ thấy một vẻ đẹp hùng vĩ cũng như sự đổi thay đến kỳ diệu ở vùng quê cách mạng này. Nằm ở vị trí tương đối thuận lợi, cách cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy 20 km, cách Thủ đô Hà Nội 318 km theo Quốc lộ 2, thị xã có diện tích tự nhiên 134,046 km2, gồm 8 xã, phường với 22 dân tộc anh em cùng chung sống. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành T.Ư, tỉnh, thị xã Hà Giang đã không ngừng phát huy nội lực xây dựng quê hương ngày càng giàu, đẹp, văn minh. Trong những năm qua, nền kinh tế của thị xã luôn đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trung bình hàng năm đạt trên 13,5%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, từng bước khai thác và phát huy được lợi thế của cả vùng nội và ngoại thị. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển nhanh và sâu rộng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, giá trị sản xuất hàng năm đạt trên 10 tỷ đồng. Thị xã Hà Giang luôn có những chính sách, hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Hàng năm, thị xã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như: Công viên cây xanh, hệ thống đường giao thông được mở rộng, nâng cấp; công sở, trụ sở làm việc của các xã, phường, trạm xá, trường học được xây dựng cao tầng, kiên cố, khang trang; hệ thống điện, nước sạch được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và các doanh nghiệp.

Thị xã giờ đây đang chuyển mình, mang vóc dáng của một đô thị mới: Sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại. Gắn với phát triển kinh tế, Đảng bộ thị xã luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống các gia đình chính sách, giải quyết việc làm, XĐGN cho nhân dân. Việc chỉnh trang thị xã, cấp ủy và chính quyền đã biết khơi dậy sức dân, huy động nhiều nguồn vốn cải tạo, nâng cấp hầu hết các tuyến đường nội thị, vận động nhân dân làm vỉa hè... từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04 của BTV Tỉnh ủy về xây dựng thị xã Hà Giang đến năm 2010 đạt đô thi loại III, Đảng bộ thị xã đã đề ra Chương trình hành động cụ thể về một số nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp như: Đảm bảo huy động GDP vào ngân sách hàng năm đạt 15%; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm trên 65%; công nghiệp - TTCN - xây dựng chiếm 25% và nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm dưới 6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 10,5 triệu đồng/ năm; tổng sản lượng lương thực (ngô, thóc) đạt trên 6.800 tấn; phấn đấu đưa 20% hộ trung bình lên khá, đưa tỷ lệ hộ khá và giàu đạt từ 55% trở lên và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5% (theo tiêu chí mới); thu ngân sách trên địa bàn đạt từ 90 tỷ đồng trở lên; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,1 và giảm tỷ lệ suy vdinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 9%....Tham gia xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm ổn định mỗi năm cho từ 700 - 1000 người. Cùng với phát triển kinh tế, Đảng bộ và nhân dân thị xã tiếp tục bắt tay vào xây dựng đời sống văn hoá mới ở từng thôn, bản, tổ dân phố, vận động nhân dân đóng góp tiền, của, công sức xây dựng nhà văn hoá, để bà con có nơi họp hành, bàn bạc việc nước, việc làng đang là việc làm được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Phong trào văn hoá, văn nghệ ở các thôn, xóm, tổ nhân dân ra đời góp phần xây dựng và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. Những việc làm hôm nay của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc đang tạo ra sức bật mới trên mảnh đất lịch sử này. Trong công cuộc đổi mới, dẫu còn bao công việc phải làm nhưng thị xã Hà Giang đang dồn sức khơi dậy nguồn lực cho phát triển KT - XH và để làm lên một thành phố trẻ trong lai ở vùng biên cương cực Bắc của Tổ quốc.


Phan Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Lào
Sáng 14-8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Lào Khammy Sayavong nhân dịp sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 10 đến 16-8 theo lời mời của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình.
15/08/2008
Sớm khắc phục thiệt hại trước mắt, đồng thời phải lo cho lâu dài
Tiếp tục đi kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão, khắc phục hậu quả thiên tai tại các tỉnh miền núi phía bắc, ngày 13-8, Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm hỏi, động viên đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái và làm việc với lãnh đạo tỉnh.
14/08/2008
Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Viết Xuân giám sát tại huyện Bắc Quang
(HGĐT)- Ngày 11 - 12.8, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Viết Xuân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, làm trưởng đoàn đã đi giám sát kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II và hoạt động của hệ thống trường PTDT Nội trú tại huyện Bắc Quang.
13/08/2008
Lào Cai cần sớm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất cho người dân vùng lũ
Trước những tổn thất nặng nề về người và tài sản do lũ, lụt gây ra tại một số tỉnh miền núi phía bắc, ngày 12-8, thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đã đi kiểm tra tình hình công tác phòng, chống lụt bão, khắc phục hậu quả thiên tai tại tỉnh Lào Cai.
13/08/2008