HĐND tỉnh giám sát UBND tỉnh về công tác VH-XH và Chương trình 135

17:40, 22/08/2008

(HGĐT)- Chiều 21.8, HĐND tỉnh tổ chức giám sát UBND tỉnh về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Chương trình 135/CP giai đoạn 2 (2006-2008); hoạt động của các trường PTDT Nội trú trên địa bàn tỉnh từ năm 2003-2008; việc thực hiện chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và khảo sát việc phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.


 

 Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Viết Xuân chủ trì buổi giám sát.


Đồng chí Nguyễn Viết Xuân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.


Báo cáo kết quả triển khai Chương trình 135 giai đoạn 2 của UBND tỉnh cho thấy: Hà Giang có 123 xã và 93 thôn bản đặc biệt khó khăn vùng II, thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn 2, với tổng nhu cầu vốn theo định mức là 403.866,2 triệu đồng. Từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh có 56.721 hộ nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ của dự án hỗ trợ sản xuất. Trong 3 năm có 1.021 công trình được đầu tư xây dựng từ dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay đã hoàn thành 542 công trình thuỷ lợi, điện sinh hoạt, trạm sá, chợ, công trình cấp nước sinh hoạt. Toàn tỉnh đã thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trên 61.000 lượt cán bộ xã. Các nội dung của dự án đã được cụ thể hóa theo từng hợp phần của dự án, tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận, ứng dụng KHKT vào sản xuất để XĐGN, trình độ quản lý, điều hành của cán bộ cơ sở được nâng lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 43,3% năm 2006 xuống còn 35,5% năm 2007.


Thực hiện chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong những năm qua, tỉnh ta đã triển khai thực hiện các biện pháp để phòng ngừa và ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Từ năm 2005-2007, có 1.041 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng trợ cấp thường xuyên. Trên 2.000 lượt trẻ em khuyết tật được khám, điều trị phục hồi chức năng; 143 trẻ tàn tật được theo học nghề. Ngoài ra, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đều được hưởng chính sách trợ giúp y tế, giáo dục.


Về hoạt động của các trường PTDT Nội trú trên địa bàn tỉnh từ năm 2003-2008: Các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường đã tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với công tác giáo dục dân tộc. Công tác tuyển sinh thực hiện chặt chẽ, đảm bảo cơ cấu dân tộc, cân đối tỷ lệ giữa các vùng, miền nên chất lượng giáo dục ngày một nâng cao. Công tác dạy nghề, định hướng nghề cho con em các dân tộc được tổ chức có hiệu quả. Thực tế cho thấy trường PTDT Nội trú đã trở thành hệ thống hoàn chỉnh từ cụm xã tới huyện và tỉnh.

Kết luận Hội nghị, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Viết Xuân đánh giá cao những nỗ lực của UBND tỉnh và các ngành, các cấp, các địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình 135 giai đoạn 2; hoạt động của các trường PTDT Nội trú trên địa bàn tỉnh và việc thực hiện chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. HĐND tỉnh cũng nhất trí với các kiến nghị của UBND tỉnh và sẽ đề nghị với Chính phủ, các bộ, ngành T.Ư xem xét giải quyết. Đồng chí nhấn mạnh: Để thực hiện hiệu quả các công tác trên trong thời gian tới, đề nghị các Ban của HĐND tỉnh tập trung giám sát chuyên sâu các dự án của Chương trình 135 giai đoạn 2 để thực hiện giải ngân có hiệu quả. Đối với hoạt động của các trường PTDT Nội trú, Chủ tịch HĐND tỉnh chỉ đạo Sở GD-ĐT là đơn vị chủ đầu tư phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình theo kế hoạch đã duyệt. Riêng 2 trường PTDT Nội trú miền của tỉnh là trường PTDT Nội trú huyện Yên Minh và huyện Bắc Quang, Sở GD-ĐT phải cùng với cấp ủy, chính quyền huyện thực hiện hoàn thành việc quy hoạch xây dựng 2 trường này trong tháng 9.2008 và báo cáo về Thường trực HĐND tỉnh. Đảm bảo đủ số phòng học, bếp ăn cho các em học sinh học ở các trường PTDT Nội trú trong năm học mới 2008-2009. Rà soát lại chất lượng đội ngũ của giáo viên, xem xét lại việc tuyển sinh đầu vào các trường Nội trú. Việc thực hiện chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, Chủ tịch HĐND tỉnh chỉ đạo: Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích; lồng ghép công tác này vào phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Cần có những chính sách hỗ trợ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở địa phương mình để giúp đỡ các cháu vươn lên trong cuộc sống...


Minh Tâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ðồng Tháp cần đi lên từ chính nông nghiệp
Ngày 21-8, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã về thăm và làm việc tại tỉnh Ðồng Tháp để kiểm tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và sáu tháng đầu năm 2008, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
22/08/2008
Quản Bạ, Mèo Vạc: Hội nghị điển hình tiên tiến 20 năm Ngày “Biên phòng toàn dân”
(HGĐT)- * Ngày 19.8, huyện Quản Bạ tổ chức Hội nghị sơ kết và điển hình tiên tiến 20 năm Ngày “Biên phòng toàn dân”. Đồng chí Vương Mí Vàng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Biên phòng tỉnh đến dự.
22/08/2008
Để xóa nghèo bền vững cần nâng cao nhận thức người dân về sản xuất hàng hóa
(HGĐT)- Phóng viên (P.V): Thưa đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô, xin đồng chí cho biết rõ hơn Nghị quyết Chuyên đề số 12 của Tỉnh ủy về XĐGN?
22/08/2008
Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Bắc Quang lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2005 - 2010)
Đồng chí Hoàng Minh Nhất, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.(HGĐT)- Sáng 20.8, tại hội trường trung tâm huyện Bắc Quang, BCH Đảng bộ huyện lần thứ XIX tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ 2005 - 2010.
21/08/2008