Người làm Báo Hà Giang với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Cuộc vận động sẽ tác động ở bề rộng và chiều sâu

16:44, 16/06/2008

(HGĐT)- LTS: Chúng ta đang sống trong không khí sôi động của Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua lao động và học tập theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.


 
 Đồng chí Lê Trọng Lập, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, Tổng Biên tập Báo Hà Giang.

Đóng vai trò chủ công góp phần làm nên thành công to lớn của cuộc vận động là đội ngũ báo chí, với nhiệm vụ tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. Nhân ngày 21.6 - Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - chúng tôi có cuộc trao đổi với đồng chí Lê Trọng Lập, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, Tổng Biên tập Báo Hà Giang về việc triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên địa bàn tỉnh ta.


+ PV: Thưa đồng chí, Hội Nhà báo đã triển khai các nội dung gì để thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”?


- Đ/c Lê Trọng Lập: Trong năm thứ nhất, Hội Nhà báo đã triển khai cuộc vận động bằng các tác phẩm báo chí và tuyên truyền cuộc thi Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Năm thứ hai, chú trọng nhấn mạnh việc “làm theo” với chủ đề chống quan liêu, tham ô, lãng phí. Hội đã yêu cầu các cơ quan báo chí mở chuyên mục về cuộc vận động. Các bài viết trong chuyên mục này đa dạng, phong phú và sinh động, với nhiều thể loại khác nhau để nhân dân dễ tiếp thu và học tập, để mỗi người tự giác làm theo. Trong đó nổi bật nhất là chuyên đề về gương người tốt, việc tốt làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bởi người thật, việc thật dễ tác động hơn nói suông rất nhiều. Trước khi có cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Báo Hà Giang đã gắn cuộc vận động với viết về xây dựng Đảng. Bởi xác định rõ xây dựng Đảng là đề tài khó của các loại hình báo chí. Nếu không gắn hai chủ đề lớn này với nhau sẽ có một khoảng trống trên báo chí. Làm được điều này tính thiết thực trong việc tuyên truyền sẽ nâng cao hơn, hiệu quả tác động rộng và sâu hơn.


Hội Nhà báo tỉnh đã có công văn chỉ đạo các chi hội vận động hội viên tích cực sáng tác các tác phẩm báo chí cho cuộc vận động. Yêu cầu hội viên nghiêm túc vận dụng vấn đề Học tập và làm theo tấm gương nhà báo Hồ Chí Minh trong hoạt động nghiệp vụ. Bác đã dạy mỗi khi viết đều phải xác định: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?.... Việc xác định đó không bao giờ thừa. Chính những điều này làm cho nhà báo viết đúng, viết trúng và bài báo sẽ có tác dụng cao.

+ PV: Để đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động, Trung ương Đảng đã phát động cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Hội Nhà báo đã triển khai cuộc thi ở địa phương như thế nào?


- Đ/c Lê Trọng Lập: Ngày 19.5.2008, Ban chỉ đạo và Ban tổ chức cuộc thi của tỉnh chính thức phát động cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hội chỉ đạo các cơ quan báo chí và hội viên tập trung 100% dự lễ phát động, đồng thời yêu cầu các cơ quan báo chí ngay sau đó chính thức tổ chức lễ phát động đến phóng viên, cán bộ công nhân viên, hội viên chi hội thực hiện.


Hội Nhà báo đã họp với các cơ quan báo chí rút kinh nghiệm sau một năm đối với các chuyên mục phục vụ cuộc vận động và tiếp tục yêu cầu các cơ quan báo chí làm sinh động, phong phú hơn các chuyên mục này, đồng thời làm phong phú cho nội dung cuộc vận động. Hội Nhà báo đã phát động cuộc thi Tiếng hát các nhà báo với chuyên đề ca ngợi Đảng, Bác và quê hương đất nước tới toàn thể những người làm báo và cán bộ các cơ quan báo chí trong tỉnh. Hai cuộc thi này được phát động cùng thời điểm, cuộc thi Tiếng hát các nhà báo năm nay sẽ được tổng kết vào ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6.


+ PV: Tham gia cuộc vận động này, lực lượng nhà báo là chủ công trong việc tuyên truyền, vậy làm thế nào để các nhà báo tham gia nhiệt tình hơn nhằm cổ vũ các thành phần xã hội khác tham gia thực hiện thành công cuộc vận động?


- Đ/c Lê Trọng Lập: Trọng tâm xác định cuộc vận động cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhưng với đặc thù báo chí, nhà báo là lực lượng tuyên truyền tư tưởng của Đảng và là lực lượng chủ công của cuộc vận động. Tuyên truyền bằng sự lan toả, cuốn hút của các tác phẩm. Các tác phẩm báo chí này phải đi thẳng vào vấn đề bức xúc của xã hội, biểu dương người tốt việc tốt, lên án, phê phán mặt trái của xã hội. Tức là đi thẳng vào các vấn đề của cuộc sống đang đặt ra. Nếu làm được điều này cộng với đặc thù của báo chí sẽ tạo nên sự tự giác, trách nhiệm của mọi tầng lớp xã hội trong việc tham gia vào cuộc vận động.


+ PV: Thưa đồng chí, việc “học” và “làm” theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được các nhà báo vận dụng trong hoạt động báo chí như thế nào?


- Đ/c Lê Trọng Lập: Học tập và làm theo là hai quá trình của nhận thức. Nếu chúng ta nhận thấy hiệu quả của việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống và xây dựng xã hội thì tất yếu việc “làm theo” sẽ có tính tự giác. Chúng ta xác định nghề báo là một nghề đặc thù cho nên việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thực chất là việc học tập phương thức làm báo của nhà báo Hồ Chí Minh. Bác dạy cách làm báo phải trung thực, có trách nhiệm, sự hiểu biết, lòng vị tha… Tất cả các yếu tố ấy sẽ giúp cho nhà báo có tác phẩm báo chí được xã hội thừa nhận thì chính đó là hiện thực, là hơi thở cuộc sống, là những gì xã hội đang trông chờ ở mỗi nhà báo. Nếu làm được như vậy xã hội mới thừa nhận vị thế của người làm báo và nhà báo sẽ được tôn vinh.


+ PV: Hội Nhà báo đã làm gì để gắn việc thực hiện cuộc vận động với nâng cao đạo đức nhà báo?


- Đ/c Lê Trọng Lập: Nói về đạo đức nhà báo, điều đầu tiên mà ai cũng nhìn nhận nhà báo cần có cái tâm trong sáng. Chính cái tâm gắn với tinh thần trách nhiệm, sự quả cảm, lòng vị tha và sức chiến đấu sẽ hình thành, đồng thời giữ vững đạo đức cho người làm báo mỗi nhà báo phải xác định: Không nói sai, viết sai và làm ngơ trước cái sai. Điều quan trọng nữa để có được đạo đức nhà báo thì phải có kiến thức xã hội và pháp luật để làm nền tảng xây dựng đạo đức. Nói cách khác, kiến thức là cái cần và phải có để nhà báo hành nghề và giữ vững đạo đức của nghề.


Để làm được điều đó thì lãnh đạo cơ quan, chi bộ, Tổng biên tập cần có cơ chế thông thoáng, có cách quản lý để tạo ra không khí dân chủ, cởi mở, tạo niềm tin cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên yên tâm, có chỗ dựa vững chắc để dấn thân với nghề. Nguồn sức mạnh giữ vững đạo đức nghề là phải thường xuyên quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cho phóng viên, hội viên để anh chị em không lạc hậu, có sự tự tin về kiến thức, tạo sức mạnh vững chắc về nghề để anh chị em vững vàng về nghiệp vụ cũng là một cách để tạo sự gắn bó giữa đức và tài, tránh được những khuyết điểm, sa ngã trong hoạt động nghiệp vụ.


Yếu tố rất quan trọng nữa là tổ chức Hội, chi bộ, cơ quan phải duy trì tốt hoạt động của các đoàn thể trong từng cơ quan. Bởi chính sinh hoạt của nhà báo trong từng đoàn thể này sẽ có kinh nghiệm, rèn rũa, tạo sức bật khi tác nghiệp, tạo môi trường cho anh chị em giải quyết các vấn đề khác nhau. Có hai yếu tố tác động đến nhau: Yếu tố tạo môi trường để rèn luyện và từng hội viên có quyết tâm để cống hiến. Hai yếu tố này quan hệ với nhau tạo cho người cầm bút vững tin hơn trong hoạt động nghiệp vụ.


Lãnh đạo đơn vị và cấp uỷ cơ quan cần sự hài hoà giữa tạo phong trào, thành tích của đơn vị và lợi ích của từng cá nhân. Không vì thành tích chung mà bỏ qua lợi ích của cá nhân mỗi phóng viên, biên tập viên. Bởi có giải quyết được hài hoà giữa yêu cầu nhiệm vụ với lợi ích cá nhân thì mới tạo cho anh chị em vững tin làm việc, thôi thúc các phóng viên, biên tập viên được làm và ham muốn làm chứ không phải bắt buộc làm.


Để giữ vững đạo đức người làm báo thì lãnh đạo các cơ quan báo chí phải làm được hai chức năng: Lãnh đạo, kiểm tra, đôn đốc theo chức trách nhiệm vụ và người trọng tài để giúp anh chị em biết dừng ở ngưỡng, biết chọn lối đi phù hợp nhất khi phải giải quyết các vấn đề phức tạp. Vai trò “bà đỡ” để cho anh chị em tự tin về nghiệp vụ và vững chắc đạo đức. Người lãnh đạo có tâm, có tầm sẽ có được đội ngũ phóng viên, biên tập viên có tâm, có tầm trong hoạt động báo chí.


+ PV: Việc phát hiện, biểu dương gương người tốt việc tốt là một phần của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, vậy điều đó quan trọng như thế nào trong cuộc thi và cuộc vận động?


- Đ/c Lê Trọng Lập: Việc phát hiện, biểu dương người tốt việc tốt là phải làm liên tục, vừa là chức năng của nghề báo vừa là yêu cầu, nhiệm vụ xuyên suốt quá trình làm báo. Báo chí phải phản ánh chân thật, chính xác về gương người tốt việc tốt.


Việc có nhiều người tốt, việc tốt cùng với nhu cầu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành việc làm bình dị, không xa lạ, cao sang. Đó là những việc nhỏ hàng ngày đóng góp cho xã hội. Trách nhiệm của người làm báo là biết phát hiện và tôn vinh người tốt, việc tốt đến cho mọi người. Tất cả các gương người tốt, việc tốt được các cơ quan báo chí đưa đều là những con người cụ thể được phóng viên tiếp xúc, tìm hiểu ở cơ sở. Trong cuộc vận động sáng tác về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một nội dung quan trọng được Ban tổ chức nhấn mạnh là phản ánh, giới thiệu người tốt, việc tốt trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chính là những công việc bình dị hàng ngày, gần gũi với mọi người. Bởi chính những điều đó sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của mỗi người, từ đó dẫn đến cả xã hội có những con người tốt, hành động tốt, đó là mục tiêu mà cuộc vận động và cuộc thi hướng tới.


+ PV: Đồng chí dự kiến kết quả và sự tác động chiều sâu của cuộc thi này như thế nào?


- Đ/c Lê Trọng Lập: Cuộc thi chính là nội dung của cuộc vận động. Cả xã hội đã chuyển động rộng rãi thì cuộc thi này sẽ có kết quả chiều sâu và dung lượng trên tất cả các mặt mà nó đề cập. Thành công của tác phẩm đi vào cuộc sống, kích thích cuộc sống để tạo thành một phong trào xã hội rộng khắp.


Hoạt động của các cơ quan báo chí đã được ghi nhận tác động đến bạn đọc và đời sống xã hội sâu sắc. Các tác phẩm hưởng ứng cuộc thi sẽ được đón nhận và tác động trực tiếp đến nhiều người. Từ đó dẫn đến thay đổi về nhận thức và hành động. Hai vấn đề học tập và làm theo trong cuộc sống sẽ có chất lượng và đi vào chiều sâu hoạt động. Hiện nay các cơ quan báo chí có chuyên mục giới thiệu các bài viết tham dự cuộc thi. Mỗi năm sẽ tổng kết tác phẩm đoạt giải in thành sách, tác phẩm phát thanh truyền hình sẽ in băng, đĩa để phổ biến rộng rãi hơn.
+ PV: Cảm ơn đồng chí!


Minh Huệ (Thực hiện)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nông dân Hà Giang đoàn kết, sáng tạo XĐGN, làm giàu hiệu quả
(HGĐT)- Nông dân Hà Giang chiếm 84% dân số toàn tỉnh với trên 265.000 lao động. Đây là lực lượng đông đảo nhất trực tiếp sản xuất, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn.
16/06/2008
Khẳng định vai trò trong phát triển KT - XH ở Hoàng Su Phì
(HGĐT)- Nông dân huyện Hoàng Su Phì chiếm 92% tổng dân số với 27 nghìn người trong độ tuổi lao động. Đây là một trong những lực lượng giữ vai trò nòng cốt, tạo ra giá trị của cải lớn cho xã hội.
16/06/2008
Xây dựng tổ chức Đảng ở xã Ngọc Đường
(HGĐT)- Đảng bộ xã Ngọc Đường (thị xã Hà Giang) có 12 chi bộ, gồm 9 chi bộ thôn bản, 2 chi bộ nhà trường và 1 chi bộ văn phòng với 172 đảng viên.
16/06/2008
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri
(HGĐT)- Trong các ngày từ 9 - 11.6, đồng chí Hoàng Minh Nhất, ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XII của tỉnh, có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Minh Sơn, Yên Phong và trung tâm huyện lỵ Bắc Mê. Cùng đi có lãnh đạo huyện Bắc Mê; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy và Đoàn ĐBQH tỉnh.
13/06/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.