Khẳng định vai trò trong phát triển KT - XH ở Hoàng Su Phì

16:25, 16/06/2008

(HGĐT)- Nông dân huyện Hoàng Su Phì chiếm 92% tổng dân số với 27 nghìn người trong độ tuổi lao động. Đây là một trong những lực lượng giữ vai trò nòng cốt, tạo ra giá trị của cải lớn cho xã hội.


Tuy nhiên, phần đông nông dân của huyện đời sống còn khó khăn, nhiều hộ chưa thoát khỏi “Nỗi lo cơm áo”. Điều này đặt ra cho huyện vấn đề làm thế nào phát huy tốt hơn nữa vai trò, sự đóng góp của nông dân đối với sự phát triển KT-XH.


Phải khẳng định: Hoàng Su Phì là mảnh đất đầy khó khăn; địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, thường xuyên xảy ra sạt, lở nghiêm trọng, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện có trên 63,2 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp trên 26 nghìn ha, chiếm 41% tổng diện tích; đất lâm nghiệp 11 nghìn ha, chiếm 17%, tính bình quân, mỗi khẩu có gần 0,5 ha đất canh tác. Tuy nhiên, đất sản xuất phân bố không đều, phần lớn diện tích không chủ động được nước, bên cạnh đó việc canh tác của đa phần nông dân vẫn theo hướng làm nhiều thành quen, chưa áp dụng mạnh KHKT trong sản xuất nông nghiệp nên giá trị sản xuất chưa cao…đây là những yếu tố tác động trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống nông dân. Vượt lên những khó khăn, nông dân Hoàng Su Phì đã có nhiều cách làm hay, tạo ra nhiều nông sản đặc sản, có giá trị kinh tế, mang lại nguồn thu cao. Nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT, canh tác trên đất dốc và sự kết hợp chặt chẽ giữa nông dân, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp đã tạo thành chu trình khép kín trong sản xuất, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.


Chuyện làm giàu của nông dân ở những vùng có điều kiện thuận lợi đã khó, còn nông dân vùng núi làm giàu trên đồng ruộng của mình thì càng khó hơn. Thế nhưng, ở Hoàng Su Phì đã có hàng nghìn hộ nông dân đang vươn lên, trở thành điểm sáng về ý chí, quyết tâm làm giàu trên vùng đất khó. Thông qua các chương trình, dự án đầu tư cùng sự giúp đỡ của Nhà nước về nguồn vốn, KHKT, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn mở rộng sản xuất, chăn nuôi, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác. ở xã Pố Lồ, cách làm giàu của nông dân Tải Chẩn Niện được coi là điểm sáng trong XĐGN. Gia đình ông có 7 khẩu, 2 lao động chính nhưng năm nào cũng đảm nhiệm tốt việc canh tác lúa, ngô, đậu tương và chăn nuôi hàng chục con gia súc, gia cầm, gồm: Trâu, dê, lợn, gà. Bên cạnh đó, ông còn trồng các loại rau trái vụ như su hào, cải bắp, su su, làm lưỡi cày phục vụ nhân dân… Mô hình phát triển kinh tế tổng hợp đã mang lại cho gia đình ông khoản thu nhập mỗi năm trên 50 triệu đồng. Gia đình ông Triệu Vằn Phín, xã Thông Nguyên; Lý Văn Minh, xã Tụ Nhân đều là những nông dân mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ mới vào sản xuất nên mức thu nhập hàng năm đạt từ 50-70 triệu đồng... Trong tổng số 24 xã, thị trấn của huyện, xã nào cũng có những mô hình kinh tế của nông dân. Các mô hình này đã gắn chặt với điều kiện thực tế của địa phương nên hiệu quả rất cao, mang lại nguồn thu ổn định cho các hộ nông dân.


Nông dân Hoàng Su Phì - lực lượng đông nhất và tích cực nhất trong việc tham gia các hoạt động của địa phương, đặc biệt 3 phong trào lớn là: Thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau XĐGN và làm giàu chính đáng; xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, gia đình, làng, xã văn hoá; đảm bảo QP-AN. Qua các phong trào đã xuất hiện hàng nghìn nông dân tiêu biểu trên các lĩnh vực. Nhiều mô hình thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng hàng hoá được hình thành. Nông dân các xã Pố Lồ, Tụ Nhân, Tân Tiến, Pờ Ly Ngài…biết tận dụng lợi thế để gieo cấy các giống lúa chất lượng cao; nông dân xã Chiến Phố, Sán Sả Hồ, Nàng Đôn, Ngàm Đăng Vài ngoài gieo trồng lúa, ngô còn đầu tư phát triển cây đậu tương; các xã Nậm Ty, Thông Nguyên, Hồ Thầu, Túng Sán, Nam Sơn, nông dân đã xây dựng được vùng chè hàng hoá.


Việc quy hoạch, định hướng phát triển các vùng kinh tế với những loại cây trồng, vật nuôi thế mạnh đã tạo động lực lớn, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, chăn nuôi. Vì vậy, diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện tăng từ 3-4%, trên 95% diện tích là các giống mới và được thâm canh cho năng suất cao. Phong trào thi đua sản xuất đã khơi dậy được tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau. Đến nay đã có trên 4,6 nghìn hộ nghèo được giúp đỡ với hơn 200 nghìn ngày công để phát triển sản xuất, xoá nhà tạm. Nông dân Hoàng Su Phì đã đóng góp hàng chục vạn ngày công vận chuyển xi-măng, gạch, cát, sỏi, tấm lợp xây dựng 45 điểm trường, xoá trên 1 nghìn nhà tạm, xây dựng gần 48 km kênh mương bê-tông, mở mới trên 400 km đường giao thông nông thôn liên thôn, bản, duy tu bảo dưỡng các tuyến đường ô tô từ huyện đến xã, đảm bảo thông suốt nhất là trong mùa mưa bão.


Tuy nhiên, trong số gần 11 nghìn hộ dân của huyện vẫn còn gần 6 nghìn hộ nghèo, chiếm khoảng 55%; trên 3,5 nghìn hộ trung bình, chiếm khoảng 33%; số hộ giàu chỉ chiếm gần 3%. Đây là một thách thức lớn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực vươn lên của mỗi người dân, đồng thời cần sự trợ giúp đắc lực của các ngành. Mặc dù qua các phong trào thi đua được phát động, đã có 175 tổ tín dụng và vay vốn giúp gần 4,9 nghìn hộ nông dân được vay vốn với tổng số tiền gần 11 tỷ đồng mua trên 2,5 nghìn con trâu, gần 900 con bò và nhiều gia súc khác đã tạo sự chuyển biến việc nâng cao đời sống, thu nhập của các gia đình hội viên. Nhưng con số này còn khiêm tốn so với nhu cầu thực tế, vẫn còn hàng nghìn nông dân đang cần sự giúp đỡ để họ có thể làm chủ cuộc sống.


Hoàng Su Phì đang phấn đấu đến năm 2012, số hộ nông dân giàu lên 6%, 15% hộ khá và hộ nghèo giảm xuống dưới 35% tổng số hộ. Vì vậy, mục tiêu trước mắt, huyện sẽ đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ KHKT tạo ra nông sản hàng hoá có chất lượng cao; xây dựng nhiều mô hình nông dân sản xuất, chăn nuôi giỏi với mức thu nhập bình quân 20-30 triệu đồng/ha.


Thiên Thanh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng tổ chức Đảng ở xã Ngọc Đường
(HGĐT)- Đảng bộ xã Ngọc Đường (thị xã Hà Giang) có 12 chi bộ, gồm 9 chi bộ thôn bản, 2 chi bộ nhà trường và 1 chi bộ văn phòng với 172 đảng viên.
16/06/2008
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri
(HGĐT)- Trong các ngày từ 9 - 11.6, đồng chí Hoàng Minh Nhất, ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XII của tỉnh, có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Minh Sơn, Yên Phong và trung tâm huyện lỵ Bắc Mê. Cùng đi có lãnh đạo huyện Bắc Mê; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy và Đoàn ĐBQH tỉnh.
13/06/2008
Hà Giang và Vân Nam thống nhất được nhiều nội dung hợp tác
(HGĐT)- Như tin đã đưa, nhận lời mời của Tỉnh trưởng Chính phủ Vân Nam - Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Tần Quang Vinh và được phép của Chính phủ,trong các ngày từ 4 đến 10/6/2008, Đoàn đại biểu tỉnh Hà Giang do đồng chí Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu, đã sang thăm, dự Hội nghị Xây dựng hành lang kinh tế các nước tiểu vùng sông Mê Kông,
13/06/2008
Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Viết Xuân giám sát Sở Công thương, Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Y tế
(HGĐT)- Chiều 12.6, đồng chí Nguyễn Viết Xuân, ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đã giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về nhiệm vụ của các Sở Công thương, Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Y tế. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo ủy ban MTTQ tỉnh; các Ban của HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội-HĐND tỉnh.
13/06/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.