Phân giới cắm mốc:
Nhiệm vụ thiêng liêng tạo môi trường ổn định để phát triển KT-XH
(HGĐT)- Công tác phân giới, cắm mốc (PGCM) được Đảng, Nhà nước và tỉnh ta xác định là một trong những công tác trọng tâm, có ý nghĩa to lớn cả về đối nội và đối ngoại, cả về an ninh - quốc phòng và KT-XH.
Lực lượng PGCM vừa cắm hoàn chỉnh cột mốc số 198 tại Cửa khẩu xã Xín Mần (Xín Mần). |
PGCM nhằm xác định rõ đường biên giới trên thực địa, góp phần tạo môi trường ổn định để phát triển KT-XH, tăng cường giao lưu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân vùng biên giới và phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng. Đặc biệt là tuyến biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc.
Kể từ khi ông cha ta giành được độc lập năm 939, giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã hình thành một đường biên giới. Tuy nhiên, đường biên giới đó vẫn mang nặng tính truyền thống, có tính chất tự nhiên và luôn thay đổi tùy theo mối tương quan về chính trị, ngoại giao, quân sự... của hai nước trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tình hình đó tồn tại cho đến cuối thế kỷ XIX, khi mà chính quyền Pháp (đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại) và Triều đình nhà Thanh của Trung Quốc tiến hành đàm phán, phân định biên giới giữa hai nước và đã ký kết hai Công ước hoạch định biên giới năm 1887 và 1895. Trên cơ sở đó, từ năm 1889 đến 1897, hai bên đã tổ chức phân giới và đã cắm được 341 mốc trên thực địa. Như vậy, hai Công ước nói trên, cùng với các văn bản, bản đồ ghi nhận kết quả PGCM, đã khẳng định về mặt pháp lý đường biên giới truyền thống không rõ ràng trước đây giữa hai nước, trở thành đường biên giới quốc tế đầu tiên của Việt Nam, được thể hiện trong các văn bản và bản đồ kèm theo, được ký kết và phê chuẩn theo đúng thủ tục pháp lý quốc tế. Ngày 30.12.1999, sau nhiều lần đàm phán, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền trên cơ sở phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, cam kết tôn trọng đường biên giới lịch sử theo các Công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895 để lại. Vì vậy, có thể nói: Hiệp ước 30.12.1999 là kết quả của quá trình đàm phán kiên trì trong rất nhiều năm giữa Việt
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, kể từ khi thực hiện cắm mốc giới đầu tiên tại cặp cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) cuối năm 2001, trải qua hơn 7 năm bền bỉ, phấn đấu, khắc phục những khó khăn trở ngại, đến nay lực lượng PGCM của hai nước Việt Nam -Trung Quốc đã hoàn thành hơn 85% khối lượng công việc trên thực địa, đồng thời đã khẩn trương tiến hành nghiệm thu thành quả PGCM, đăng ký mốc giới, hoàn chỉnh bản đồ đính kèm Nghị định thư PGCM. Lào Cai là tỉnh đầu tiên trong 7 tỉnh phía Bắc có tuyến biên giới giáp với Trung Quốc hoàn thành công tác PGCM. Sự kiện này đã trở thành nhân tố tích cực, có tính lan tỏa, cổ vũ, khích lệ công tác PGCM trên toàn tuyến biên giới đất liền giữa Việt Nam-Trung Quốc ngày càng đạt kết quả tốt.
Hiện nay, biên giới Việt
Cùng với công tác thực hiện PGCM trên thực địa, trong những năm qua, Ban chỉ đạo PGCM đã tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam -Trung Quốc cho đại diện các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể thuộc cấp huyện, xã biên giới và các trưởng thôn, bản, các hộ gia đình có ruộng, nương giáp biên giới với gần 2 nghìn lượt đại biểu tham gia. Thông qua công tác tuyên truyền Hiệp ước, các cấp ủy, chính quyền và bà con nhân dân các xã, thôn, bản biên giới đã có nhận thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, quốc giới và tầm quan trọng của công tác PGCM, nâng cao ý thức bảo vệ biên giới, bảo vệ thành quả PGCM, đồng thời tích cực giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng PGCM hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ trên giao.
Có thể khẳng định, kết quả về PGCM trong những năm qua của 7 tỉnh biên giới nói chung và của tỉnh ta nói riêng đã cho thấy cả hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã có những cố gắng rất lớn, với quyết tâm hoàn thành toàn bộ công tác PGCM và ký Nghị định thư biên giới trong năm 2008, góp phần xây dựng sự tin cậy giữa hai bên, tạo cơ sở cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác mọi mặt với Trung Quốc là “Láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” như lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định.
Ý kiến bạn đọc