Lùi thông qua nghị quyết mở rộng địa giới Hà Nội

08:08, 23/05/2008

Mở đầu ngày làm việc thứ 14, 22-5, kỳ họp thứ ba, QH khoá XII, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu thông báo, xét theo tình hình thực tế của kỳ họp và theo đề nghị của các cơ quan, để có thời gian cho các cơ quan hữu quan tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Nghị quyết về mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội, Ủy ban Thường vụ QH xin phép QH cho lùi thời gian xem xét thông qua Nghị quyết này vào cuối kỳ họp.


Trong ngày làm việc này, các đại biểu tiếp tục thảo luận tại Hội trường dự án Luật cán bộ, công chức với sự điều khiển của Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu. Thảo luận dự án Luật cán bộ, công chức, các ý kiến phát biểu đề cập nhiều nội dung cơ bản của dự án luật này, trong đó nổi lên hai vấn đề là: Tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật và cán bộ, công chức xã.
Về tên gọi, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật, một số ý kiến nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về tên gọi và phạm vi điều chỉnh trong dự thảo Luật bởi những lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, quy định như vậy là phù hợp đặc thù của tổ chức hệ thống chính trị nước ta hiện nay.
Loại ý kiến này quan niệm hoạt động công vụ quy định trong dự thảo cũng phù hợp, vì khái niệm công vụ cần được hiểu theo nghĩa rộng là những công việc chung của đất nước, được thực hiện bởi tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Nhiều ý kiến tán thành loại ý kiến thứ hai trong báo cáo thẩm tra của Uỷ ban pháp luật của QH và đề nghị cân nhắc kỹ về tên gọi, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật cán bộ, công chức.
Theo loại ý kiến này, không nên quy định tất cả cán bộ và công chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội trong Luật cán bộ, công chức, mà chỉ nên điều chỉnh đối tượng là cán bộ, công chức trong khu vực Nhà nước nhằm chuẩn hoá đội ngũ này, sau đó sẽ ban hành Luật về cán bộ công tác trong các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội. Vì vậy, đề nghị giao cho Chính phủ chuẩn bị dự thảo Luật công vụ.
Vấn đề cán bộ, công chức xã cũng có hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định trong dự thảo là đưa đội ngũ cán bộ, công chức xã vào phạm vi điều chỉnh của Luật. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu để quy định cụ thể hơn theo đúng nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành T.Ư khoá X, đó là: “Một số chức danh cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn cần và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ thì được xem xét chuyển thành công chức Nhà nước để tạo sự liên thông trong đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp; các chức danh cán bộ chuyên trách khác không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành công chức nhà nước thì thực hiện theo chế độ hiện hành, khi được giữ chức vụ do bầu cử thì hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm và thực hiện chế độ bảo hiểm, khi thôi đảm nhiệm chức vụ thì thôi hưởng phụ cấp và đóng bảo hiểm tự nguyện”.
Một số ý kiến đề nghị không nên quy định về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong Luật này. Bởi vì, các yêu cầu về trình độ, tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã hiện đang rất khác nhau ở từng địa bàn, thậm chí ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa không có đủ nhân lực bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện để tuyển dụng. Hơn nữa, theo quy định của pháp luật và điều lệ của các tổ chức hiện hành thì một số chức danh cán bộ, công chức cấp xã không được giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tục. Vì thế, khi hết thời hạn đã gặp rất nhiều khó khăn, bất cập, thậm chí có trường hợp không giải quyết được việc bố trí, sử dụng, cũng như thực hiện các chế độ, chính sách đối với họ.
Thực tế cho thấy, trong một thời gian dài trước khi đội ngũ này được quy định là cán bộ, công chức cấp xã (năm 2003) thì mọi công việc và hoạt động ở cấp xã vẫn bảo đảm theo đúng đường lối của Đảng và quy định của pháp luật.
* Buổi chiều với sự điều khiển của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên, chiều 22-5,các đại biểu QH thông qua Nghị quyết về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở  tạiViệt Nam.
Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của QH Hà Văn Hiền ,trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết  của Uỷ ban Thường vụ QH, nêu rõ : Hầu hết các ý kiến phát biểu  của các đại biểu QH ở họi trường và ở tổ ,đồng ý với tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế, đồng thời góp ý một số vấn đề cụ thể.
Về phạm vi điều chỉnh, một số ý kiến đề nghị không đưa  đối tượng người nước ngoài  là công dân danh dự của Việt Nam được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, vì hiện chưa  có quy định cụ thể nào về đối tượng này. Uỷ ban Thường vụ  tiếp thu và  không đưa quy định này vào trong nghị quyết.
Có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn về trình độ học vấn của người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở, Uỷ ban Thường vụ QH tiếp thu và bổ sung  như  sau: “cá nhân người nước ngoài có trình độ đại học và tương đương trở lên hoặc là người có trình độ, kiến thức, khả năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu..”.
Về thời hạn sở hữu nhà, có ý kiến đề nghị tối đa là 50 năm, có ý kiến đề nghị là 70 năm để phù hợp Luật đầu tư nước ngoài, Uỷ ban Thường vụ QH tiếp thu và chỉnh lý là: đối với cá nhân người nước ngoài, thời hạn sở hữu nhà ở  tối đa là 50 năm kể  từ ngày được cấp giấy chứng nhân sở hữu nhà ở. Đối với tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thời hạn sở hữu nhà  ở được tính theo  thời hạn của giấy phép đầu tư.
Về giải quyết các vi phạm, xử lý tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân người nước ngoài,  một số ý kiến đề nghị giải quyết theo Bộ luật dân sự, tố tụng dân sự, Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật Việt Nam, Uỷ ban Thường vụ QH tiếp thu ý kiến này.
Một số đại biểu  đề  nghị  trong nghị quyết quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về vấn đề này, Uỷ ban Thường vụ QH  tiếp thu và bổ sung một số quy định chi tiết về trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, Bộ Xây dựng, các bộ liên quan và trách nhiệm của UBND cấp tỉnh…
Uỷ viên Đoàn Thư ký Nguyễn Văn Phúc đọc toàn văn dự thảo Nghị quyết đã được tiếp thu, chỉnh lý. Các đại biểu QH tiến hành biểu quyết một số điều còn có ý kiến khác nhau.
Với đa số tán thành, QH lần lượt thông qua điều 1, điều 2, điều 3, điều 4, điều 5, điều 6 và điều 12.
Với 432 đại biểu tán thành trên tổng số 436 đại biểu có mặt, QH thông qua toàn văn Nghị quyết về việc thí điểm cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở có thời hạn tại Việt Nam.Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2009.

Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 35 năm thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam
(HGĐT)- Ngày 21.5, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức kỷ niệm 35 năm thành lập lực lượng kiểm lâm Việt Nam (21.5.1973-2008). Dự lễ kỷ niệm có đồng chí Trịnh Duy Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở NN-PTNT; đại diện các ngành khối nội chính; lãnh đạo ngành Kiểm lâm qua các thời kỳ…
21/05/2008
Đại hội XIV Công đoàn tỉnh Hà Giang (nhiệm kỳ 2008 - 2013)
(HGĐT)- Ngày 21.5, tại Hội trường lớn Tỉnh ủy, LĐLĐ tỉnh long trọng tổ chức Đại hội Công đoàn tỉnh Hà Giang lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2008-2013). Đồng chí Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh tới dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo.
21/05/2008
Ký kết Hữu nghị hợp tác giữa huyện Bắc Quang (Việt Nam) và Ma Ly Pho (Trung Quốc)
(HGĐT)- Ngày 19.5, Lễ ký kết Hữu nghị hợp tác giữa huyện Bắc Quang, Hà Giang (Việt Nam) và huyện Ma Ly Pho, Vân Nam (Trung Quốc) đã được hai đoàn đại biểu Hữu nghị các huyện Bắc Quang và Ma Ly Pho tổ chức. Đây là nội dung chính trong chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu Hữu nghị Chính phủ nhân dân huyện Ma Ly Pho tại huyện Bắc Quang trong hai ngày 19 và 20.5.
21/05/2008
Tiếp tục xây dựng đội ngũ CNVC-LĐ và tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước
(HGĐT)- Nhân dịp Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Hà Giang lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2008 - 2013), phóng viên Báo Hà Giang đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Hoàng Minh Nhất, ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XII tỉnh Hà Giang về vai trò, nhiệm vụ của CNVC - LĐ và tổ chức Công đoàn Hà Giang trong giai đoạn hiện nay
20/05/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.