Làm việc tại tỉnh Ninh Bình, ông Trương Tấn Sang: Phát triển nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn, chất lượng và hiệu quả cao

10:06, 21/03/2008

Ngày 20-3, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã về làm việc tại tỉnh Ninh Bình, nghiên cứu tình hình nông nghiệp, nông thôn và nông dân.


Cùng đi có các vị lãnh đạo Văn phòng T.Ư Ðảng, Văn phòng Chính phủ, Ban Dân vận T.Ư, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ông Trương Tấn Sang và Ðoàn công tác đã làm việc với ông Ðinh Văn Hùng, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy và tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình, Thị ủy Tam Ðiệp.

Theo báo cáo của các cấp ủy đảng tỉnh Ninh Bình, qua năm năm triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) về đẩy nhanh CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn; nhất là triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng, tình hình phát triển  nông nghiệp, nông thôn tỉnh Ninh Bình đạt được những thành tựu đáng mừng theo hướng CNH, HÐH. Cơ cấu nông nghiệp trong GDP giảm dần nhưng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng năm sau cao hơn năm trước, lương thực bình quân đạt 500 kg/người/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp và giá trị tạo ra trên 1 ha đạt 41,5 triệu/năm. Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất với nhiều loại cây lương thực, thực phẩm có giá trị cao. 5.000 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt giá trị kinh tế thấp được chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị cao hơn. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế) được tăng cường. Sự nghiệp giáo dục, y tế tăng khá. Diện mạo nông thôn; đời sống vật chất, tinh thần của bà con nông dân được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12%. Hàng năm tạo việc làm cho 16 nghìn lao động.

Tuy nhiên, tình hình nông nghiệp, nông thôn và nông dân tỉnh Ninh Bình còn có nhiều khó khăn, yếu kém: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chậm, không bền vững. Năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp kém  sức cạnh tranh. Ðời sống nông dân còn gặp nhiều khó khăn; thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và giá cả thị trường biến động. Hạ tầng kỹ thuật nông thôn, nông nghiệp yếu kém, nhất là hệ thống thủy lợi. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập  có xu hướng gia tăng. Tình trạng thiếu việc làm còn nhiều. Lao động được đào tạo nghề còn thấp...

Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy Ninh Bình đã báo cáo với đồng chí Trương Tấn Sang và Ðoàn công tác phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn trong và những năm tiếp theo.

Phát biểu ý kiến trên tinh thần trao đổi, đối thoại, ông Trương Tấn Sang mong muốn lãnh đạo tỉnh tập trung nghiên cứu, đề xuất với Trung ương những vấn đề: Trong thời kỳ đẩy nhanh CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn cần hướng tới mục tiêu: Xây dựng kinh tế nông nghiệp hàng hóa với quy mô ngày càng lớn, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao gắn với công nghiệp chế biến sâu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản. Nông dân có đời sống ấm no, hạnh phúc và làm chủ nông thôn mới XHCN giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam được bảo tồn và phát huy trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới.

Ðể đạt được mục tiêu đó, cần đặc biệt quan tâm công tác quy hoạch. Ðặc biệt là quy hoạch đất đai. Ðất nông nghiệp phải được sử dụng triệt để tiết kiệm để bảo đảm an ninh lương thực, hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng loại đất này. Ðất không có khả năng sản xuất nông nghiệp được quy hoạch chi tiết hơn để trồng rừng phòng hộ, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, đô thị, khu dân cư nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao trên một đơn vị diện tích đất các loại. Ðất đai còn là không gian sinh tồn. Ðây là vấn đề chiến lược lâu dài.

Ông Trương Tấn Sang nói, tỉnh Ninh Bình cần đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học tạo nên bước đột phá, cuộc cách mạng về giống cây trồng, vật nuôi, để không tụt hậu so với các nước trong khu vực. Chăm lo bảo vệ môi trường. Tăng cường đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống thủy lợi bảo đảm chủ động tưới tiêu. Ðầu tư nâng cấp hệ thống đê bao và các hạng mục công trình khác để không phải sử dụng đến vùng phân lũ và chuẩn bị phòng, tránh hậu quả của sự biến đổi khí hậu đã được dự báo. Huy động các nguồn lực phát triển đào tạo nghề cho nông dân, nhất là thanh niên. Chăm lo cải thiện và nâng cao mức hưởng thụ phúc lợi xã hội cho nông dân thuộc diện nghèo. Về quan hệ sản xuất, kinh tế hộ, chủ trang trại, kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác vẫn là chủ thể của nông nghiệp, nông thôn. Cần tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế hộ và kinh tế tập thể.

Tỉnh cần chủ động nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân phù hợp với địa phương, với cả nước và theo thông lệ quốc tế khi chúng ta đang hội nhập kinh tế quốc tế.


Nhân dân

Cùng chuyên mục

Lâm Đồng cần phát huy hơn nữa tiềm năng nông – lâm nghiệp và du lịch
Phát biểu trong chuyến làm việc tại Lâm Đồng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh, Lâm Đồng phải phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là trong ngành nông - lâm nghiệp và du lịch.
20/03/2008
Hội nghị tư vấn lựa chọn chủ đầu tư Nhà máy Luyện gang thép và chì, kẽm
(HGĐT)- Ngày 17 - 18.3, tại phòng họp 301, Hội trường UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tư vấn lựa chọn chủ đầu tư dự án Nhà máy Luyện gang thép và chì, kẽm tại khu công nghiệp Bình Vàng, huyện Vị Xuyên.
19/03/2008
Ðiện Biên phải chú trọng chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương
Trong hai ngày 17 và 18-3, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và đoàn công tác đã về thăm và làm việc với Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Ðiện Biên.
19/03/2008
Đoàn ĐBQH khóa XII tỉnh Hà Giang làm việc với UBND tỉnh
(HGĐT)- Sáng 17.3, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XII tỉnh Hà Giang có buổi làm việc với UBND tỉnh để đánh giá kết quả thực hiện chính sách pháp luật về xã hội hóa (XHH)công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân giai đoạn 2002 - 2007.
17/03/2008