Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW và sơ kết công tác tăng cường cán bộ, phụ trách xã khó khăn năm 2007
(HGĐT)- Ngày 26.11, tại Hội trường lớn Tỉnh ủy đã diễn ra Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW và sơ kết công tác tăng cường cán bộ, phụ trách xã khó khăn năm 2007.
Đồng chí Nguyễn Trần Bắc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; ủy ban MTTQ tỉnh; Ban chỉ đạo XDCSCT vững mạnh tỉnh; cácban Xây dựng Đảng Tỉnh ủy; Thường trực của 11/11 Huyện, Thị ủy; lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể phụ trách các xã khó khăn; lãnh đạo các trường chuyên nghiệp, trường Chính trị, trường Dạy nghề… và 34 cán bộ, sỹ quan Bộ đội Biên phòng được tăng cường tại các xãbiên giới khó khăn.
Sau lời khai mạc của đồng chí Nguyễn Trần Bắc, hội nghị đã nghe đồng chí Đàm Văn Bông, ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thông qua dự thảobáo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Tỉnh ta, sau 5 năm thực hiện công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảngbộ tỉnh và Đảng bộ các cấp đã có những kết quả bước đầu, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. ở cấp tỉnh, Tỉnh ủy đã tổ chức tập hợp tư liệu, nghiên cứu, biên soạn cuốn lịch sử Đảng bộ tập III, đến nay đã cơbản hoàn thành bản thảo. Cấp huyện, thị, Đảng ủy trực thuộc, từ năm 2002 đến nay đã biên soạn và xuất bản: Tập II Lịch sử Đảng bộ huyện Quản Bạ; Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Bắc Quang… Đến nay đã có 10/11 huyện, thị viết được lịch sử Đảng bộ qua các thời kỳ đến năm 2000. 5/195 xã biên soạn được truyền thống Đảng bộ của mình. Đối với các ban, ngành, đoàn thể đã có 10 đơn vị biên soạn, xuất bản lịch sử của ngành mình đến năm 2000. Các ẩn phẩm đã xuất bản có chất lượng tốt, phản ánh trung thực và chính xác các sự kiện lớn hoạt động của Đảng bộ địa phương và đơn vị. Quy trình biên soạn, xuất bản, phát hành đúng với quy định của pháp luật… Báo cáo cũng nêu ra phương hướng, nhiệm vụ trong những năm tiếp theo như: Tập trung kiện toàn, củng cố tổ chức và cán bộ làm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng ở cấp tỉnh, huyện, thị và Đảng ủy trực thuộc; phấn đấu đến 2010, mỗi huyện, thị hoàn thành biên soạn và xuất bản ít nhất được 5 cuốn lịch sử Đảng bộ xã, phường, thị trấn; bố trí cán bộ có năng lực chuyên môn làm công tác nghiên cứu; các cơ quan tuyên truyền phối hợp với các ngành phổ biến, tuyên truyền lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử Đảng bộ và truyền thống cách mạng của ngành…
Hội nghị tiến hành sơ kết công tác tăng cường cán bộ, phụ trách xã khó khăn năm 2007. Các đồng chí cán bộ tăng cường, trong đó có cán bộ của các cơ quan, ban, ngành của các huyện; cán bộ, sỹ quan Bộ đội Biên phòng tăng cường tại các xã biên giới; các tổ công tác của Công an tỉnh, BCH Quân sự tỉnh sau khi được phân công xuống cơ sở đãkịp thời nắm bắt địabàn, tìm hiểu thực trạng của xã, bànbạc, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xây dựngkế hoạch phát triển KT – XH, QP – AN, xây dựng Đảng, đoàn thể… Đến tháng 10.2007, toàn tỉnh có 83/95 cơ quan, đơn vị đã hỗ trợ 1.022,21 triệu đồng để xóa nhà tạm, làm đường dân sinh, thủy lợi, xây dựng điểm trường…; ủng hộ 22,65 tấn gạo, trên 10.000 bộ quần áo các loại, hàng ngàn bộ chăn màn, hàng vạn cuốn vở viết, bút, sách giáo khoa, bàn ghế học sinh… cho các hộ nghèo ở các xã khó khăn. Bên cạnh kết quả đạt được còn một số hạn chế cần khắc phục như: Một số đơn vịphụ trách xã chưa sâu sát, quan tâm đến xã được phân công phụ trách, thậm chí có cơ quan không nắm được tình hình chung của xã. Trình độ, năng lực của cán bộ xã còn yếu kém, có biểu hiện trông chờ, ỷ lại vào cán bộ tăng cường...
Tại hội nghị, đã có nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp vào 2 nội dung chính của hội nghị. Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, đồng chí Nguyễn Trần Bắc kết luận: Các cấp ủy đảng cần quan tâm hơn nữa đến việc thực hiện Chỉ thị 15 - CT/TW, đưa vào kế hoạch hàng năm; Ban Tuyên giáo các huyện, thị phải phân công 1 đồng chí thực hiện công tác này; Ban Tuyên giáo tỉnh phối hợp với Học viện Chính trị mở lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác nghiên cứu lịch sử Đảng; các huyện, xã phải chủ động sưu tầm tài liệu lịch sử và truyền thống cách mạng của địa phương; với ngành giáo dục cần tăng cường giáo dục lịch sử Đảng trong trường học; các ngành, đoàn thể cần chú trọng, nhận thức đầy đủ đến truyền thống, lịch sử Đảng bộ của ngành mình… Về việc tăng cường cán bộ, phụ trách các xã khó khăn, đồng chí đề nghị: Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chính quyền, đoàn thể, mặt trận các cấp cần đổi mới phương thức làm việc, tập trung vào những công việc trọng tâm nhất; đẩy mạnh phát triển KT – XH trên địa bàn được phân công phụ trách; 34 cánbộ, sỹ quan Biên phòng được phân công tăng cường tại các xã biên giới phải phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền xã để nắm bắt sát sao tình hình của xã; lãnh đạo xã cần tạo phong cách làm việc rõ ràng, rành mạch. Các ngành phụ trách xã phải cử cán bộ biết tiếng địa phương lên tăng cường tại xã được phân công phụ trách; quan tâm đến báo Đảng, học và làm theo báo Đảng…
Ý kiến bạn đọc